Sức mạnh Hạm đội Thái Bình Dương đang có mặt tại Việt Nam
Hạm đội Thái Bình Dương của Nga được coi là một trong những Hạm đội mạnh nhất thế giới hiện nay với lực lượng tàu chiến hùng hậu, hiện đại.
Theo Đài tiếng nói nước Nga, mới đây, người phát ngôn Hạm đội Thái Bình Dương của Nga Roman Martov cho biết, đội tàu thuộc Hạm đội trên đường thực hiện nhiệm vụ quân sự ở Ấn Độ Dương, đã ghé thăm không chính thức căn cứ hải quân Cam Ranh tại Việt Nam.
Trong thời gian chuyến thăm, các đại diện Tư lệnh Hải quân Việt Nam sẽ lên tàu Nguyên soái Shaposhnikov, thủy thủ hai nước sẽ đặt vòng hoa bên tượng đài liệt sỹ và tổ chức loạt sự kiện thể thao.
Chuyến thăm Cam Ranh là chặng dừng chân cuối cùng của đội tàu này trước khi trở về căn cứ Vladivostok vào đầu tháng 7. Cam Ranh được biết đến là căn cứ hậu cần lớn nhất ở nước ngoài của Hải quân Nga trong 23 năm, trước khi đóng cửa vào tháng 5/2002. Đội tàu Hạm đội Thái Bình Dương Nga sẽ có mặt ở Cam Ranh đến ngày 20/6.
Đội tàu của Hạm đội Thái Bình Dương của Nga đang có mặt ở Việt Nam gồm: Tàu chống ngầm cỡ lớn Nguyên soái Shaposhnikov, tàu chở dầu Irkut và tàu cứu hộ Alatau.
Ngoài những tàu trên, Hạm đội Thái Bình Dương của Nga còn sở hữu một lực lượng tàu chiến hùng hậu, hiện đại bậc nhất trên thế giới.
Dưới đây là đặc tính kỹ-chiến thuật thể hiện sức mạnh của một số loại tàu ngầm và tàu chiến mặt nước của Hạm đội Thái Bình Dương của Nga:
1. Tuần dương hạm mang tên lửa Varangian – tàu chỉ huy của Hạm đội Thái Bình Dương.
Loại tàu này là “hậu duệ” của tàu chiến cùng tên huyền thoại thế hệ đầu tiên, đã từng tham gia vào cuộc chiến giữa Nga và Nhật trên vùng biển thuộc eo biển Tsushima.
Video đang HOT
Tuần dương hạm mang tên lửa Varangian hiện nay được trang bị tổ hợp tên lửa tấn công đa năng rất mạnh cho phép tàu có thể tiêu diệt các mục tiêu mặt nước, mặt đất, trên không ở cự ly xa. Bên cạnh đó, tàu còn được trang bị thiết bị phóng bom phản lực, thiết bị phóng ngư lôi và một vài bệ pháo với các cỡ nòng và cấp độ khác nhau. Xuất phát từ các đặc tính kỹ-chiến thuật nêu trên mà NATO đã gọi các loại tàu tuần dương này của Nga là “kẻ hủy diệt tàu sân bay”.
2. Tàu sân bay hạng nặng Novorossisk
Đây là loại tàu sân bay hạng nặng thuộc dự án 1143M được nghiên cứu, chế tạo vào tháng 1/1975. Nó được sử dụng chủ yếu nhằm mục đích tìm kiếm và tiêu diệt tàu ngầm, tàu mặt nước của đối phương trong đội hình tác chiến, đồng thời phối hợp hoạt động cùng các lực lượng khác trong hạm đội để thực hiện các nhiệm vụ được giao.
Tàu có lượng choán nước tiêu chuẩn 31.900 tấn, dài 273,1 m, rộng 51,3 m, cao 61,6 m, lượng mớn nước tối đa111,5 m, công suất 435.500 mã lực cho phép tàu có thể chạy với vận tốc tối đa là 32,5 hải lý/giờ trong phạm vi 7.160 dặm. Loại tàu này chỉ có thể hoạt động liên tục trên biển trong khoảng thời gian 30 ngày đêm. Tổng số lượng máy bay chiến đấu và máy bay trực thăng có thể bố trí trên boong tàu là 36 chia đều cho cả hai loại, biên chế trên tàu gồm 1.607 người, trong đó lực lượng không quân chiếm 430 người, bình nhiên liệu dự trữ cho không quân khoảng 1.650 tấn.
Novorossisk được trang bị 4 thiết bị phóng dạng kép tên lửa đối hạm P-500 Basalt (16 quả), 2 thiết bị phóng dạng kép tổ hợp tên lửa phòng không M-11 Storm (96 quả), 2 bệ pháo 2 nòng loại AK-726 cỡ 76,2 mm, 8 bệ pháo 6 nòng AK-630 cỡ 30 mm, 1 thiết bị mang tổ hợp tên lửa chống ngầm RPK-1 (16 tên lửa-ngư lôi 82P), 2 thiết bị phóng bom phản lực RBU-6000 (120 bom sâu RGB-60) cùng nhiều trang thiết bị kỹ thuật hiện đại khác trên khoang như các thiết bị kỹ thuật vô tuyến.
3. Tuần dương ngầm chiến lược mang tên lửa Petropavlovlovsk-Kamchatsky
Đây là tàu ngầm nguyên tử thế hệ thứ 2 thuộc dự án 667BDR Kalmar ký hiệu là K-211, còn theo phân loại của NATO thì là Delta-III. Nó đã chính thức được đưa vào biên chế trong Hạm đội Thái Bình Dương của Nga vào ngày 31/1/1979.
Tàu có lượng choán nước 10.600 tấn khi nổi và 13.050 khi hoạt động ngầm dưới mặt nước, chỗ dài nhất 155 m, rộng nhất 11,7 m, lượng mớn nước trung bình 8,7 m. Nó có thể hoạt động ở tốc độ 14 hải lý/giờ trên mặt nước và 24 hải lý/giờ ngầm dưới nước, hoạt động ở độ sâu tối đa 560 m liên tục trong 90 ngày, kíp lái 130 người.
Kalmar được trang bị 4533 và 2400 thiết bị phóng mìn-ngư lôi, 16 ngư lôi hoặc 24 quả mìn, 16 thiết bị phóng tên lửa đạn đạo R-29P (PCM-50) mà theo phân loại của NATO là SS-N-18 Stingray và 2 tổ hợp tên lửa phòng không Strela-2M.
4. Tàu săn ngầm hạng nặng Admiral Panteleev
Đây là tàu săn ngầm cỡ lớn thuộc dự án 1155, được đóng tại nhà máy Yatar ở Kaliningrad vào năm 1987, một năm sau thì bắt đầu hạ thủy. Tàu được chính thức đưa vào biên chế cho Hạm đội Thái Bình Dương từ ngày 1/5/1992. Kể từ tháng 4/2009 tàu Admiral Panteleev đã chính thức tham gia vào sứ mệnh chống cướp biển của lực lượng gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc tại vịnh Aden.
Tàu Admiral Panteleev có lượng choán nước 7.480 tấn, dài 163 m, rộng 19 m, cao 32 m, lượng mớn nước 7,8 m. Nó được trang bị động cơ có công suất 420.000 mã lực cho phép tàu chạy với vận tốc 29,5 hải lý/giờ, có thể hoạt động liên tục trên biển trong thời gian 30 ngày đêm và biên chế kíp lái gồm 293 người.
Vũ khí trang bị trên tàu săn ngầm loại này gồm: 2 bệ pháo nòng đơn loại AK-100 cỡ 100 mm, 4 bệ pháo 6 nòng AK-630M cỡ 30 mm, 8 thiết bị phóng tổ hợp tên lửa phòng không Kinzhal (64 tên lửa), 212 tổ hợp tên lửa phòng không RBU-6000 (96 tên lửa RGB-60), 24 pháo cỡ 533 mm, 24 thiết bị phóng tổ hợp tên lửa chống ngầm Rastrub (8 tên lửa ngư lôi), 2 máy bay trực thăng Ka-27.
Ngoài những tàu kể trên, tính đến thang 5/2010, trong thành phần biên chế tác chiến của hạm đội có 5 tàu ngầm chiến lược mang tên lửa, 20 tàu ngầm đa năng, trong đó có 12 chiếc là tàu ngầm nguyên tử, 10 tàu chiến hoạt động trên đại dương, 32 tàu chiến hoạt động gần bờ.
Các tàu ngầm trang bị tên lửa đạn đạo chiến lược chạy bằng năng lượng hạt nhân Petropavlovsk-Kamchatsky và Zvenigorod.
Để bảo đảm cho hạm đội có đủ khả năng thực thi các nhiệm vụ được giao, Nga đã biên chế cho Hạm đội Thái Bình Dương các tàu ngầm mang tên lửa chiến lược, tàu ngầm diesel và tàu ngầm nguyên tử đa năng, tàu mặt nước hoạt động trên các vùng biển quốc tế và các khu vực gần bờ, máy bay tiêm kích và săn ngầm trên boong, lính thủy đánh bộ và lực lượng phòng vệ bờ biển, lực lượng bảo đảm.
Nhiệm vụ chủ yếu của Hạm đội Thái Bình Dương của Nga hiện nay là: duy trì lực lượng hạt nhân chiến lược trên biển ở tình trạng sẵn sàng chiến đấu thường xuyên nhằm kiềm chế hạt nhân; bảo vệ các khu vực kinh tế và các khu vực hoạt động sản xuất, ngăn chặn các hoạt động sản xuất phi pháp; bảo đảm an ninh cho hoạt động của tàu thuyền; thực hiện các hoạt động đối ngoại của Chính phủ Nga tại các khu vực kinh tế quan trọng của đại dương thế giới (thăm chính thức, thăm làm việc, tập trận chung, hoạt động trong khuôn khổ lực lượng gìn giữ hòa bình và các hoạt động khác).
Thuận Phong(tổng hợp)
Theo Người Đưa Tin
Đội tàu Hạm đội Thái Bình Dương của Nga cập cảng Cam Ranh
Theo tin tức từ báo Quân đội Nhân dân, chiều 17/6, đội tàu thuộc Hạm đội Thái Bình Dương của Nga đã cập cảng Cam Ranh (Khánh Hòa).
Đội tàu gồm 3 chiếc với 511 thủy thủ do Chuẩn đô đốc Dmitriev Vladimir Aleksandrovich chỉ huy.
Trong thời gian ghé cảng để bảo đảm hậu cần và khắc phục kỹ thuật, chỉ huy đội tàu sẽ đến chào lãnh đạo Vùng 4 Hải quân; thủy thủ đoàn tham quan một số danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử tại địa phương.
Tàu chống ngầm cỡ lớn lớp Udaloy mang tên Marshal Shaposhnikov dẫn đầu đội hình của Hạm đội Thái Bình Dương.
Hôm thứ Ba, tờ Tiếng nói nước Nga dẫn lời phát ngôn viên Hạm đội Thái Bình Dương Roman Martovcho biết, đội tàu thuộc Hạm đội Thái Bình Dương Nga trên đường thực hiện nhiệm vụ quân sự ở Ấn Độ Dương, đã ghé thăm không chính thức căn cứ hải quân Cam Ranh tại Việt Nam.
Thành phần đoàn gồm tàu chống ngầm cỡ lớn Shaposhnikov, tàu chở dầu Irkut và tàu cứu hộ Alatau.
Trong thời gian chuyến thăm, các đại diện Tư lệnh Hải quân Việt Nam sẽ lên tàu Marshal Shaposhnikov, thủy thủ hai nước sẽ đặt vòng hoa bên tượng đài liệt sĩ và tổ chức loạt sự kiện thể thao.
Đội tàu Hạm đội Thái Bình Dương Nga sẽ có mặt ở Cam Ranh đến ngày 20/6.
Hồi tháng Tư năm nay, đội tàu này đã thăm cảng Karachi Pakistan. Vào tháng đầu tháng Sáu đoàn ghé cảng Victoria (Cộng hòa Seychelles) và Colombo (Sri Lanka).
Theo Người đưa tin
Thách thức trong vùng EEZ và nguy cơ đụng độ Trung-Mỹ Liệu rằng Mỹ có chấp nhận cách lý giải về UNCLOS của Trung Quốc, và liệu các tàu của Mỹ có bị cấm hoạt động tại các vùng biển mà Trung Quốc tuyên bố là EEZ của mình ở châu Á-Thái Bình Dương, nơi hiện nay chiếm 1/3 diện tích đại dương thế giới? Bên miệng hố chiến tranh Theo Jeff M. Smith,...