Sức mạnh ghê gớm máy bay C-17 phục vụ Obama thăm VN
Một chiếc máy bay vận tải C-17 có thể chở tới 102 lính dù hoặc 134 lính bộ binh hoặc 6 xe bọc thép bay xa hơn 10.000km.
Tuần qua, sân bay Nội Bài đón tiếp nhiều chuyến bay của máy bay vận tải C-17Globemaster III của Không quân Mỹ đang thực thi nhiệm vụ vận chuyển hàng hóa, xe cộ, máy bay cung ứng cho chuyến thăm của Tổng thống Obama tới Việt Nam. Ảnh: C-17 trong một lần tới Nội Bài năm 2010.
Theo các nguồn tin, siêu cơ C-17 trong tuần qua đã không vận các xe bọc thép Cadillac One và trực thăng Marine One tới Nội Bài chuẩn bị cho chuyến công du của Tổng thống Obama. Bên cạnh đó, trong những ngày tới, C-17 tiếp tục đưa thêm hàng trăm nhân viên mật vụ, phục vụ cùng nhiều hàng hóa khác tới Việt Nam.
C-17 hiện là một trong những máy bay vận tải lớn nhất thế giới, lớn thứ 2 trong Không quân Mỹ. Nó được thiết kế cho vai trò không vận chiến lược, chở binh sĩ và hàng hóa đi khắp năm châu. Ảnh: C-17 cất cánh từ một sân bay của Việt Nam.
Chương trình phát triển C-17 được khởi động từ cuối những năm 1980, bay thử lần đầu tiên ngày 15/9/1991 và chính thức biên chế từ tháng 1/1995. Ảnh: Nguyên mẫu YC-15 của chương trình phát triển C-17.
Dây chuyền sản xuất C-17 hoạt động từ năm 1991-2017 với 279 chiếc được chế tạo, đơn giá một chiếc lên đến 218 triệu USD. Trong đó, Không quân Mỹ sở hữu số lượng đông đảo nhất, lên tới 223 chiếc C-17, số còn lại được xuất khẩu tới vài nước đồng minh.
Sức mạnh không vận của máy bay vận tải C-17 là ghê gớm vô cùng, nó có khả năng chở 134 lính bộ binh với việc bố trí thêm các ghế ngồi trong khoang hàng…
Video đang HOT
…hoặc 102 lính dù…
…hoặc một xe tăng M1 Abrams hoặc 3 xe bọc thép chở quân Stryker hoặc 6 xe bọc thép M1117. Nó cũng có thể không vận các khí tài hạng nặng do nhiều nước sản xuất. Ảnh: Siêu pháo tự hành Pzh 2000 của Đức trong khoang C-17.
Nó có thể làm nhiệm vụ tải thương với khả năng chuyên chở 36 giường bệnh, 54 thương binh cùng các nhân viên y tế.
Khoang hàng của máy bay vận tải C-17 dài 26,82m, rộng 5,49m và cao 3,76m, tổng tải trọng hàng hóa lên tới 77,5 tấn ngang ngửa vận tải cơ Il-76 của Nga.
Vận tải cơ C-17 có kích cỡ rất lớn với chiều dài 53m, cao 16,8m, sải cánh 51,75m, trọng lượng rỗng 128,1 tấn, trọng lượng cất cánh tối đa 265,35 tấn.
Để nâng cả “con quái vật” này lên bầu trời, Tập đoàn Boeing đã trang bị cho C-17 4 động cơ turbofan F117-PW-100 với lực đẩy 180kN/chiếc cho tốc độ hành trình 830km/h, tầm bay với lính dù lên đến 10.390km, trần bay 13,1km.
Vận hành máy bay vận tải C-17 chỉ cần kíp lái 3-5 người.
Việc phải không vận khắp toàn cầu, tới nhiều vùng chiến sự buộc Boeing trang bị cho C-17 một số hệ thống chống tên lửa, đặc biệt là tên lửa vác vai. Đã xảy ra vài vụ tấn công bằng tên lửa khi chiếc máy bay này hoạt động ở Afghanistan, Iraq. Ảnh: thiết bị cảm biến cảnh báo tín hiệu laser trên C-17.
C-17 phóng mồi bẫy nhiệt đánh lạc hướng tên lửa đối phương.
Theo_Kiến Thức
Sức mạnh dàn chiến hạm Ấn Độ trang bị BrahMos thăm VN
Theo Hindustan Times, trong đợt triển khai dài hơn 2 tháng, biên đội tàu chiến gồm 4 chiếc của Ấn Đọ sẽ cập cảng Cam Ranh, Subic, thành phố Sasebo ở Nhật...
Hải quân Ấn Độ cho biết, biên đội chiến hạm này gồm: Khinh hạm tàng hình tên lửa dẫn đường INS Satpura và Sahyadri, tàu hậu cần INS Shakti và tàu hộ vệ tên lửa dẫn đường INS Kirch. Trong ảnh: Chiến hạm INS Kirch.
Tất cả những tàu này đều rời cảng Ấn Độ hôm 18/5 để thực hiện chuyến hải trình dài ngày trên Biển Đông và tây bắc Thái Bình Dương. Theo phát ngôn viên Hải quân Ấn Độ, động thái này nhằm thể hiện "phạm vi hoạt động của hải quân và cam kết với chính sách hướng Đông của Ấn Độ". Trong ảnh: Chiến hạm INS Kirch.
Được biết, từ năm 2007, Việt Nam và Ấn Độ chính thức nâng quan hệ hai nước lên đối tác chiến lược, cho phép mở rộng và triển khai tất cả các lĩnh vực hợp tác, trong đó có an ninh, quốc phòng. Hai nước đã chính thức ký Biên ban ghi nhơ vê hơp tac quôc phong Viêt Nam - Ân Đô. Trong ảnh: Chiến hạm INS Kirch.
Trong đội tàu đến thăm Việt Nam lần này, INS Satpura được coi là mạnh mẽ nhất với dàn vũ khí tấn công và phòng thủ khá toàn diện. Trong ảnh: Tàu hậu cần INS Shakti.
INS Satpura được trang bị hệ thống điện tử và cảm biến khá đa dạng như radar 3D MR-760 Fregat M2EM, 4 radar MR-90 Orekh, 1 radar EL/M-2238 STAR và 2 radar Elta EL/M-2221 STGR đa nhiệm vụ, chuyên dò tìm các mục tiêu trên không và mặt biển.
Đồng thời, con tàu còn được trang bị thêm hệ thống cảm biến mảng dò tìm siêu âm trên thân HUMSA, hệ thống tháp radar mảng ATAS/Thales và bộ cong cụ tác chiến điện tử BEL Ajanta.
Hệ thống hỏa lực của tàu khá toàn diện với sự phối hợp của nhiều loại vũ khí khác nhau có nguồn gốc từ Ấn Độ, Nga và cả các nước phương Tây bao gồm khẩu pháo hải quân OTO Melara cỡ nòng 76 ly, tổ hợp tên lửa diệt hạm siêu thanh 3M-54 Klub.
Ngoài ra, INS Satpura còn được trang bị tên lửa hành trình siêu thanh công nghệ tàng hình BrahMos, tên lửa đất đối không tầm trung Buk, bom diệt tàu ngầm RBU-6000, ống phóng ngư lôi DTA-53-956, bệ pháo AK-630 và Barak SAM. Đồng thời, tàu còn mang theo 2 trực thăng hỗ trợ HAL Dhruv hoặc Sea King Mk. 42B.
INS Satpura có tổng chiều dài 142,5 m, rộng 16,9 m. Tải trọng choán nước bình thường là 4.900 tấn và khi đầy tải là 6.200 tấn với thủy thủ đoàn khoảng 257 người bao gồm 35 sỹ quan cao cấp.
Tàu sử dụng 2 động cơ Diesel Pielstick 16 PA6 STC và 2 turbine tăng áp GE LM2500 cho phép nó có thể đạt vận tốc tối đa 32 hải lý/giờ (59 km/h). Với trang bị này, khu trục ham INS Satpura có thể thách thức bất kỳ đối thủ nào dù có kích thước lớn hơn nó nhiều lần.
Theo_Báo Đất Việt
Nga rút siêu pháo phun lửa TOS-1A khỏi cuộc chiến chống IS? Có khả năng Nga rút dần các hệ thống pháo phản lực TOS-1A có sức hủy diệt ghê gớm khỏi cuộc chiến chống khủng bố (gồm cả phiến quân IS) ở Syria. Trên các mạng xã hội xuất hiện một vài hình ảnh cho thấy dường như Nga bắt đầu rút các hệ thống pháo phản lực TOS-1A Buratino hiện đại khỏi cuộc...