Sức mạnh ghê gớm của tàu tên lửa siêu cao tốc của Hàn Quốc
Ngày 24/4 vừa qua, 3 tàu cao tốc tên lửa của Hàn Quốc đã đồng loạt hạ thủy. Đến dự lễ hạ thủy có Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Hàn Quốc Baek Seung-Ju.
Theo tin cho biết, loạt tàu cao tốc tên lửa này có chiều dài 63m, rộng 9m, vận tốc tối đa 40 hải lý/h (trên 72km/h), biên chế chính thức 40 thủy thủ. Về vũ khí, tàu được trang bị hệ thống pháo hạm 40mm và 76mm và hệ thống tên lửa chống hạm quốc nội SSM-700K Hae Sung I (tên NATO là Sea Star).
Đây là loại tên lửa có trọng lượng 718kg, dài 5,46m, đường kính 0,34m có tầm bắn 150km với vận tốc 1013km/h (Mach 0,85), được đánh giá là sánh ngang với tên lửa chống hạm RGM-84 Harpoon của Mỹ.
Tàu được chế tạo trên cơ sở vật liệu tổng hợp siêu nhẹ, vừa giúp tàu giảm lượng giãn nước xuống còn 450 tấn, lại nâng cao tốc độ, khả năng chịu nhiệt, chống cháy và khả năng tàng hình, giúp tàu nâng cao khả năng sinh tồn trong tác chiến trên biển.
3 tàu cao tốc tên lửa trong lễ hạ thủy
Trên tàu lắp đặt các hệ thống chiến đấu và radar 3D do hàn Quốc tự nghiên cứu chế tạo, khả năng sục sạo và bám bắt mục tiêu được nâng rất cao. Hệ thống chiến đấu thế hệ mới do Hàn Quốc tự chế tạo được tích hợp hàng loạt thiết bị công nghệ cao như: Hệ thống chỉ huy và điều khiển vũ khí, radar sục sạo và đo đạc, radar bám mục tiêu và hệ thống quang học điện tử EOTS.
Các hệ thống này giúp tàu có thể trinh sát, phát hiện và đo đạc đa dạng mục tiêu như: Máy bay, tàu mặt nước, tàu ngầm, tên lửa… và nhanh chóng truyền dẫn số liệu đến hệ thống chỉ huy và điều khiển vũ khí để đưa ra các biện pháp tấn công.
Điểm đặc biệt là thông qua hệ thống radar và vệ tinh, các tàu cao tốc tên lửa có thể tự động trinh sát, thu thập và phân tích các tham số mục tiêu, từ đó rút ra thông tin tình báo về chủng loại vũ khí, vị trí, hướng hành trình và đưa ra cảnh báo về mức độ đe dọa. Các thông tin này được truyền dẫn đến các hệ thống vũ khí, đồng thời tiến hành các hoạt động chế áp điện tử đối hạm hoặc đối không.
Video đang HOT
Theo tin cho biết, hệ thống radar 3D của tàu là loại radar đo đạc thế hệ đầu tiên do Hàn Quốc tự lực phát triển, có khả năng đồng thời giám sát 3 tham số cự ly, phương vị và độ cao của khoảng hơn 100 mục tiêu khác nhau, trực tiếp đưa ra các chỉ lệnh phóng tên lửa gây nhiễu hoặc mồi bẫy để gây nhiễu và đánh lừa tên lửa địch.
Tên lửa chống hạm quốc nội SSM-700K Hae Sung I (tên NATO là Sea Star)
Theo kế hoạch, tháng 1-2014, 3 tàu cao tốc tên lửa này sẽ được bàn giao cho lực lượng hải quân. Các tàu này sẽ được triển khai hoạt động ở các khu vực biển phía đông và phía tây Hàn Quốc, tiếp giáp với đường giới tuyến phía bắc để bảo vệ lãnh hải của nước này.
Theo đánh giá của các chuyên gia quân sự, với tốc độ rất cao, hỏa lực tên lửa đối hạm cực mạnh, hệ thống radar và thiết bị điện tử tiên tiến nhất thế giới, loại tàu cao tốc tên lửa này của Hàn Quốc là mối đe dọa thường trực đối với tất cả các loại chiến hạm trên biển.
Tuy có lượng giãn nước nhỏ nhưng nó có thể đánh đắm các chiến hạm hàng vạn tấn, với khả năng cơ động cao, các loại tàu chiến và máy bay của đối phương sẽ rất khó đối phó với loại tàu có vận tốc trên 70km/h này. Trong tương lai, Hải quân Hàn Quốc dự định sẽ đóng thêm hàng loạt tàu thuộc lớp này.
Theo ANTD
Khám phá uy lực khinh hạm "khủng" hơn cả Gepard 3.9
Bộ tư lệnh hải quân Nga cho biết, sắp tới, khinh hạm đầu tiên của Dự án 11356 thuộc lớp Krivak III cải tiến mang tên "Đô đốc Grigorovich", sẽ được hạ thủy và đến đầu năm 2014 sẽ được biên chế chính thức cho hải quân Nga.
Nhà máy đóng tàu Yantar (tỉnh Kaliningrad) bên bờ Baltic là đơn vị chịu trách nhiệm chế tạo toàn bộ 6 tàu thuộc Dự án 11356 của Nga và 6 phiên bản xuất khẩu lớp Talwar cho hải quân Ấn Độ. Tất cả 6 tàu thuộc dự án của Nga sẽ được bàn giao trong 3 năm từ 2014 - 2016.
Hiện nay 3 chiếc đầu tiên đã được triển khai đóng, chiếc "Đô đốc Grigorovich" bắt đầu được dựng khung vào tháng 12/2010, chiếc thứ 2 là "Đô đốc Essen" và chiếc thứ 3 là "Đô đốc Makarov" lần lượt được đặt lườn vào tháng 7/2011 và tháng 2/2012.
Cuối thập niên 90 thế kỷ trước, hải quân Ấn Độ đã ký hợp đồng mua 1 lô 3 khinh hạm Talwar thuộc Dự án 11356, với giá 300 triệu USD/chiếc. 2 khinh hạm đầu tiên là INS Talwar và INS Trishul được bàn giao tháng 11/2000, chiếc thứ 3 mang tên INS Tabar được chuyển giao tháng 5/2001.
Chiếc đầu tiên trong loạt tàu đóng cho Nga là "Đô đốc Grigorovich"
Hải quân Ấn Độ rất hài lòng về chất lượng của 3 khinh hạm này nên đến tháng 2006 họ lại ký tiếp hợp đồng mua 3 chiếc loại cải tiến với tổng trị giá 1,5 tỷ USD. Các khinh hạm này được chế tạo riêng theo yêu cầu của Ấn Độ, thay thế tên lửa chống hạm Kaliber bằng tên lửa chống hạm siêu âm BrahMos.
Chiếc đầu tiên thuộc lớp Talwar là INS Teg đã gia nhập Hải quân Ấn Độ vào ngày 27-4-2012, chiếc thứ hai mang tên Tarkash cũng cập cảng Mumbai của Ấn Độ vào ngày 30-12-2012, còn chiếc thứ 3 là Trikand sẽ được bàn giao cho người Ấn vào tháng 6 năm nay.
Ngày 17-4 vừa qua, khinh hạm Trikand có cuộc thử nghiệm xuất sắc khi tiêu diệt thành công một mục tiêu giả định là tên lửa hành trình chống hạm bay ở độ cao 50m so với mực nước biển bằng hệ thống tên lửa hạm đối không trên tàu.
Do quá ấn tượng với tính năng tác chiến của nó, hải quân Ấn Độ đã lên kế hoạch sẽ ký kết hợp đồng mua thêm 3 chiếc nữa với tổng giá trị lên tới 3 tỷ USD, ngay sau khi phía Nga bàn giao con tàu này cho Hải quân Ấn Độ vào tháng 6-2013.
Tên lửa hành trình chống hạm Kaliber-N 3M-54E
Khinh hạm lớp Krivak III có lượng giãn nước không tải 3850 tấn, đầy tải 4035 tấn, chiều dài 124,8m, rộng 14,2m, mớn nước 4,2m. Nó có tính năng tàng hình rất mạnh nhờ thiết kế góc cạnh giảm tối đa diện tích phản xạ radar. Tàu được trang bị đầy đủ hệ thống tên lửa chống hạm, chống ngầm và phòng không, đảm bảo cho nó có khả năng tấn công và phòng thủ toàn diện.
Tàu được lắp đặt 2 động cơ turbin khí DS-71, 2 động cơ turbin khí DT-59 sử dụng trong hành trình và tăng tốc, tổng công suất hệ thống động cơ đạt 56.000Hp; hệ thống động lực 2 trục COGAG đảm bảo cho tàu có vận tốc tối đa tới 32 hải lý/h (tương đương 59 km/h), phạm vi hành trình 4850 hải lý, tương đương 8800km, với vận tốc tuần hành 14 hải lý/h (tàu Ấn Độ có phạm vi hành trình 4500 hải lý).
Mỗi chiếc khinh hạm lớp này được trang bị hệ thống 8 ống phóng 3S-14E đặt dưới boong tàu và 8 quả tên lửa chống hạm Kaliber-N kiểu 3M-54E/3M-54E1 có tầm bắn 220-300km, được điều khiển bởi hệ thống kiểm soát hỏa lực 3R-14N-11356. Tên lửa có thể bay ở độ cao 10-15m, tránh sự phát hiện của radar tàu địch, tốc độ tối đa 3M (kiểu của Ấn Độ thay bằng tên lửa BrahMos).
Chiếc thứ hai trong lớp Talwar đóng cho Ấn Độ mang tên Tarkash
Khinh hạm Krivak III được trang bị hệ thống tên lửa phòng không rất mạnh, với hệ thống tên lửa phòng không tầm trung 3S-90M Shtil-1 ống phóng thẳng đứng, sử dụng tên lửa phòng không 3M917 (SA-N-12), cơ số 24 quả tên lửa. Đồng thời, nó còn được trang bị hai hệ thống pháo/tên lửa phòng không tầm gần (CIWS) Kashtan gồm 64 quả tên lửa 9M311-1E
Ngoài ra, nó còn được trang bị một pháo hạm 100mm A-190E với cơ số đạn 500 viên, được điều khiển bằng hệ thống kiểm soát hỏa lực 5P-10E; 2 cụm, mỗi cụm 2 ống phóng ngư lôi 533mm DTA-53-11356; Hệ thống ống phóng chống ngầm RBU-6000, với 12 ống phóng (chứa 48 tên lửa 90R hoặc bom nước sâu RGB-60.
Trên tàu có 1 sàn đỗ cho trực thăng tác chiến chống ngầm (ASW) loại Ka-28 hoặc Ka-31 (hoặc Dhruv). Với hệ thống hỏa lực chống hạm, chống ngầm và phòng không cực mạnh, tàu hộ vệ 11356 lớp Krivak III được cho là mạnh hơn, so với các tàu hộ vệ lớp Gepard 3.9 thuộc Dự án 11661 của Nga.
Theo ANTD
Hệ thống tên lửa S-500: Xứng danh "Độc cô cầu bại" ? Mạng thông tin Tổng hợp CNQP Nga vừa trích dẫn lời Thượng tướng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nga Oleg Ostapenko cho biết, công tác nghiên cứu, phát triển hệ thống phòng không/phòng thủ tên lửa S-500 đang diễn ra rất tích cực, theo đúng tiến độ đề ra. Thứ trưởng Oleg Ostapenko cho biết, hệ thống S-500 được chế tạo mới mục...