Sức mạnh đáng sợ tiêm kích “trăm trận bất bại” F-15A của Mỹ
F-15 được đánh giá là dòng máy bay quân sự nhanh nhất hành tinh. Đây là phản lực chiến đấu của hãng McDonnell Douglas (sau này sáp nhập vào hãng Boeing), Mỹ. Nó là máy bay tiêm kích chiến thuật 2 động cơ phản lực đẩy, có khả năng hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết, bất kể ngày đêm. Nó ra đời nhằm mục đích chiếm lĩnh và duy trì ưu thế trên không trong chiến đấu.
F-15 Eagle (Đại bàng) của hãng McDonnell Douglas (đã sáp nhập vào Boeing) là một kiểu máy bay tiêm kích chiến thuật 2 động cơ phản lực hoạt động trong mọi thời tiết, được thiết kế để chiếm lĩnh và duy trì ưu thế trên không trong chiến đấu.
Nó được phát triển cho Không quân Hoa Kỳ và bay lần đầu tiên vào ngày 27 tháng 7-1972.
Phiên bản cải tiến F-15E Strike Eagle (Đại bàng tấn công) là kiểu máy bay tiêm kích kết hợp cường kích hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết được đưa vào hoạt động từ năm 1989. F-15 dự định sẽ được phục vụ trong Không Quân Hoa Kỳ đến năm 2025.
F-15A là phiên bản máy bay chiến đấu giành ưu thế trên không, một chỗ ngồi, mọi thời tiết.
Khả năng thao diễn của F-15 có được nhờ chất tải cánh (tỷ lệ trọng lượng trên diện tích cánh nhỏ) nhỏ và tỷ lệ lực đẩy trên trọng lượng lớn cho phép nó quay vòng hẹp mà không mất tốc độ.
Video đang HOT
F-15 có thể lên tới độ cao 30.000 feet (10.000 m) trong khoảng 60 giây. Lực đẩy từ hai động cơ lớn hơn trọng lượng của máy bay, vì thế cho phép nó tăng tốc trong khi đang bay dốc đứng lên. Các hệ thống vũ khí và điều khiển bay được thiết kế để chỉ cần một người có thể thực hiện tốt nhiệm vụ chiến đấu trên không.
Một hệ thống điện tử đa nhiệm gồm một hệ thống hiển thị mũ bay (HUD), radar tân tiến, hệ thống dẫn đường quán tính (INS), các công cụ bay, liên lạc tần số cực cao (UHF), và những bộ tiếp nhập Hoa tiêu Chiến thuật trên không (TACAN) và Hệ thống Công cụ Hạ cánh (ILS).
Nó cũng có một hệ thống chiến tranh điện tử chiến thuật lắp trong, hệ thống “định dạng bạn thù”, bộ phản công điện tử và một máy tính số trung tâm. Hệ thống hiển thị mũ bay cung cấp, thông qua một máy kết hợp, tất cả các thông tin bay quan trọng do các hệ thống điện tử thu thập được.
Màn hình hiển thị này luôn thấy được ở mọi điều kiện ánh sáng, cung cấp cho phi công thông tin quan trọng để theo dõi và tiêu diệt máy bay địch mà không cần nhìn xuống các công cụ trong buồng lái. Hệ thống radar xung Doppler đa tác dụng APG-63/70 của F-15 có thể tìm kiếm các mục tiêu bay với tốc độ cao ở trên và tốc độ thấp ở dưới không nhầm lẫn chúng với các mục tiêu dưới mặt đất. Nó có thể dò tìm và truy theo máy bay cùng các mục tiêu tốc độ thấp nhỏ ở khoảng cách ngoài tầm nhìn (tối đa lên tới 120 hải lý), và ở độ cao tới các ngọn cây.
Radar cung cấp thông tin mục tiêu tới máy tính trung tâm để sử dụng vũ khí tối ưu. Khả năng khóa các mục tiêu lên tới 50 hải lý với một tên lửa AIM-120 AMRAAM cho phép chiến đấu với các mục tiêu ngoài tầm nhìn.
Khi chiến đấu hỗn loạn ở cự ly gần, radar tự động tìm kiếm máy bay địch, và thông tin này được chiếu lên màn hình hiển thị trên mũ. Hệ thống chiến tranh điện tử của F-15 vừa có chức năng cảnh báo vừa có chức năng phản công chống lại các mối đe dọa được lựa chọn. F-15 có thể mang theo nhiều loại vũ khí không đối không.
Một hệ thống vũ khí tự động cho phép phi công thực hiện công tác chiến đấu trên không an toàn và hiệu quả, sử dụng hệ thống hiển thị trên mũ bay và các hệ thống điện tử cùng hệ thống kiểm soát vũ khí nằm trên thanh điều khiển. Khi phi công thay đổi từ hệ thống vũ khí này sang hệ thống khác, thông tin hướng dẫn cho loại vũ khí đó sẽ tự động hiển thị trên mũ bay.
Eagle có thể được trang bị tổng hợp bốn loại vũ khí không đối không khác nhau: tên lửa AIM-7F/M Sparrow hay AIM-120 AMRAAM các tên lửa không đối không tầm trung hiện đại ở góc thấp dưới thân, tên lửa AIM-9L/M Sidewinder hay tên lửa AIM-120 trên hai mấu cứng dưới cánh, một pháo Gatling 20 mm cạnh gốc cánh.
F-15A còn là chiến đấu cơ duy nhất có khả năng tiêu diệt vệ tinh.
Theo Lao Động
Mỹ đem phi đội bách chiến bách thắng đến Đông Âu
Mỹ tiếp tục củng cố sức mạnh quân sự của mình ngay sát biên giới Nga bằng cách đưa một phi đội máy bay chiến đấu F-15 đến Đông Âu, loại máy bay tiên tiến được mệnh danh là "trăm trận trăm thắng" của quân đội Mỹ.
Phi đoàn tiêm kích chiến thuật đặc biệt 125 sẽ được triển khai tới châu Âu
Không quân Mỹ đã triển khai phi đoàn tiêm kích chiến thuật đặc biệt 125 đang đóng ở Jacksonville trực thuộc lực lượng không quân vệ binh quốc gia Florida, cùng 12 máy bay chiến đấu F-15 đến Đông Âu.
Việc triển khai 12 máy bay chiến đấu F-15C "đại bàng" sẽ đóng tại căn cứ không quân ở Leeuwarden, Hà Lan là một phần trong hoạt động Theater Security Package (TSP) nhằm gia tăng sự hiện diện của không quân Mỹ tại châu Âu.
Phi đoàn tiêm kích chiến thuật đặc biệt 125 sẽ tham gia cuộc tập trận đa quốc gia mang tên Frisian Flag, sau đó di chuyển đến ngay gần sát biên giới Nga và đóng chân tại căn cứ quân sự Graf Ignatievo ở Bulgaria nhưng chỉ là tạm thời.
Các máy chiến đấu F-15 thuộc không quân vệ binh quốc gia là nhóm tham gia hoạt động TSP thứ hai tại châu Âu để hỗ trợ chiến dịch "Quyết tâm Đại tây Dương".
Đây là sứ mệnh nhằm thể hiện sự cam kết của Washington đối với hòa bình và ổn định trong khu vực và trấn an các đồng minh châu Âu trong bối cảnh gia tăng căng thẳng với Nga sau sự sáp nhập của Crimea vào Nga hồi năm ngoái.
Tháng trước, Mỹ triển khai 12 máy máy cường kích A-10 Thunderbolt II (thần sấm II) và khoảng 300 người phục vụ đến một căn cứ không quân Mỹ nằm gần thị trấn Spangdahlem của Đức.
Đây là phi đội tham gia hoạt động TPS đầu tiên, mới đây đơn vị này đã được triển khai đến Ba Lan.
Các phi đội thuộc hoạt động TPS không phải là lực lượng không quân duy nhất của Mỹ ở châu Âu, hiện có 14 máy bay chiến đấu F-16 được triển khai tới Estonia để thực hiện công tác đào tạo với các lực lượng quân sự địa phương.
Quân đội Mỹ đang thực hiện hàng loạt chính sách, chiến lược nhằm gia tăng sự hiện diện của mình hơn nữa ở châu Âu, đặc biệt là tại các nước thành viên NATO thuộc khu vực Đông Âu và các nước vùng Baltic.
Mỹ đã gửi thêm nhiều xe tăng, binh sĩ cũng như tham gia hàng loạt các cuộc tập trận lớn nhỏ với các đồng minh châu Âu đặc biệt là các nước Đông Âu và Baltic kể từ khi khủng hoảng Ukraine nổ ra.
Các hoạt động của Mỹ chủ yếu nhằm để trấn an các nước đồng minh của Mỹ rằng, Mỹ sẽ bảo vệ họ trước thế lực của một nước Nga đang đi lên một cách quá mạnh mẽ và nhanh chóng.
Cũng như Mỹ sẽ không để các nước Đông Âu và Baltic đã gia nhập vào NATO cảm thấy lo sợ trước những gì đang xảy ra ở Ukraine có thể lan sang đất nước mình.
Theo Trí Thức Trẻ
Chiến đấu cơ F-15 Mỹ cắm đầu xuống đất Một chiến đấu cơ F-15 của Mỹ đã gặp nạn tại phía đông của Anh. Phi công vẫn an toàn. "Đã xác định được vị trí của phi công và nhiều dấu hiệu cho thấy người này vẫn an toàn", Reuters dẫn lời cảnh sát địa phương cho hay. Quân đội Mỹ xác nhận, vụ việc trên liên quan tới một chiến đấu...