Sức mạnh đang lên của Việt Nam tại Biển Đông
Trong khi nhiều nhà quan sát chú ý tới những triển vọng của nền kinh tế Việt Nam do sự gia nhập Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) mang lại, thì sức mạnh hải quân ngày càng gia tăng của Việt Nam cũng là điều dễ thấy.
Tàu ngầm Kilo thứ 5 sắp về đến Việt Nam
Báo The Diplomat loan tin rằng tàu ngầm HQ-186 được chở trong khoang tàu vận tải Rolldock Star của Hà Lan, rời St. Petersburg (Nga) và ghé cảng Skagen ở miền Bắc an Mạch, theo lịch trình, tàu Rolldock sẽ đến Singapore vào ngày 29.1.2016 trước khi về đến cảng Cam Ranh. Nhật báo này cũng nói rằng tàu ngầm HQ-186 được chạy thử nghiệm ở Biển Baltic hôm 8.6. Trước đó vào tháng 7, Việt Nam đã nhận chiếc tàu ngầm thứ 4 lớp Kilo đặt mua của Nga mang số hiệu HQ-185. Ngoài việc đóng tàu ngầm, phía Nga còn xây dựng trung tâm huấn luyện và bảo dưỡng tàu ngầm tại Cam Ranh, đào tạo huấn luyện sĩ quan và thủy thủ tàu ngầm Việt Nam tại Học viện Hải quân N.G.Kuznetsov ở St. Petersburg. Tàu ngầm lớp Kilo được xem là tàu ngầm chạy bằng diesel “yên lặng” nhất, được thiết kế để chống chiến hạm và tàu ngầm rất hữu hiệu.
Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế ( CSIS) trụ sở tại Washington, vừa đăng bài viết của tác giả Hunter Marson (chuyên gia phân tích các vấn đề quốc tế, chính sách đối ngoại Mỹ và khu vực châu Á – Thái Bình Dương; từng là thành viên trong nhóm Nghiên cứu các vấn đề Đông Nam Á thuộc CSIS và hiện cộng tác với Viện nghiên cứu Brookings của Mỹ) đánh giá về sức mạnh quốc phòng của Việt Nam trong thực hiện nhiệm vụ đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển, đảo tại Biển Đông. Xin giới thiệu vắn tắt cùng bạn đọc.
Trong khi nhiều nhà quan sát chú ý tới những triển vọng của nền kinh tế Việt Nam do sự gia nhập Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) mang lại, thì sức mạnh hải quân ngày càng gia tăng của Việt Nam cũng là điều dễ thấy.
Việt Nam đã rất nỗ lực thúc đẩy năng lực phòng vệ hải quân trong nhiều năm gần đây, sở hữu 6 tàu bảo vệ bờ biển của Nhật Bản, 6 tàu vận tốc cao của Mỹ trong năm 2015. Việt Nam cũng sẽ triển khai tổng cộng 6 tàu ngầm Kilo do Nga sản xuất đến năm 2017.
Video đang HOT
Việt Nam đã thể hiện tầm nhìn chiến lược khi thực hiện những động thái ngoại giao mang tính chất đổi mới để làm sâu sắc mối quan hệ đối tác với Mỹ, Nhật Bản và Philippines nhằm phản ứng với những hành động hiếu chiến ngày càng gia tăng của Trung Quốc tại Biển Đông.
Trong khi việc mở rộng hoạt động tuần tra của các tàu bảo vệ bờ biển của Việt Nam thu hút sự chú ý của dư luận quốc tế thì Trung Quốc lại chú ý hơn tới chương trình tên lửa của Việt Nam. Tiến sỹ Zachary Abuza – một nhà phân tích về Việt Nam thuộc Đại học Chiến tranh Quốc gia Mỹ, đã chỉ ra rằng “yếu tố cốt lõi trong sự hiện đại hóa quốc phòng của Việt Nam là chương trình tên lửa. Không quốc gia nào trong khu vực Đông Nam Á có thể tiếp cận được và điều này chính là mối lo ngại của Trung Quốc”.
Theo chuyên gia về Việt Nam, Giáo sư Carl Thayer, cả 4 tàu ngầm đều được trang bị tên lửa hành trình có thể phóng dưới nước với phạm vi 186 dặm. Ông Thayer cho biết trong tháng 5, rằng Nga đã bàn giao 28 trong số 50 tên lửa chống tàu và tấn công trên đất liền mà Việt Nam mua.
Trong khi đó, Giáo sư Lyle Goldstein thuộc Đại học Chiến tranh Hải quân Mỹ cho rằng các nhà phân tích quốc phòng Trung Quốc đã theo dõi rất thận trọng quá trình hiện đại hóa quân đội của Việt Nam – yếu tố đã khiến Trung Quốc phải “thực sự coi trọng” Việt Nam.
Chính phủ Việt Nam đã thể hiện những sáng kiến chiến lược trong việc sẵn sàng thúc đẩy sâu sắc quan hệ đối tác với Mỹ – quốc gia mà Việt Nam đã bình thường hóa quan hệ 20 năm trước. Quan hệ đối tác toàn diện Việt – Mỹ được tuyên bố vào tháng 7.2013 bao gồm phối hợp trong xây dựng năng lực hải quân, hỗ trợ về kinh tế, biến đổi khí hậu, giáo dục và thúc đẩy quyền con người.
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry tuyên bố hồi tháng 12.2013 về gói viện trợ 18 triệu USD nhằm viện trợ từ 5 – 8 tàu tốc độ cao cho lực lượng bảo vệ bờ biển Việt Nam trong những năm tới. Washington gần đây cũng tuyên bố một gói hỗ trợ an ninh hàng hải trị giá 20 triệu USD cho Việt Nam như là một phần trong gói hỗ trợ lớn hơn mà Mỹ dành cho một số quốc gia Đông Nam Á.
Sự hỗ trợ này sẽ giúp Việt Nam có khả năng triển khai lực lượng tìm kiếm và cứu hộ, cũng như đối phó với thảm họa thiên nhiên một cách nhanh chóng, đồng thời tăng cường khả năng giám sát trên biển cho Việt Nam.
Mặc dù mối quan hệ quân sự với Mỹ đang phát triển, Việt Nam vẫn sẽ tiếp tục các bước đi nhằm hiện đại hóa quân đội mà không hề khiêu khích quốc gia láng giềng nào. Về dài hạn, sức mạnh hải quân mới của Việt Nam có thể cho phép thực hiện nhiều giải pháp chiến lược trong đối phó với những căng thẳng ngày càng gia tăng trên Biển Đông.
Các nhà hoạch định chính sách Mỹ nên tiếp tục thúc đẩy quan hệ hợp tác Việt – Mỹ bằng việc duy trì sự hỗ trợ về kinh tế và an ninh, qua đó thúc đẩy hợp tác sâu rộng hơn nữa trên lĩnh vực quốc phòng. Trong thập kỷ tới, Việt Nam sẽ trở nên quan trọng hơn trong chính sách an ninh của Mỹ với Châu Á.
Theo Global Post hôm 28.12, Các công ty sản xuất thiết bị quốc phòng của Mỹ từ nhiều tháng nay đã bắt đầu “chào đón” Việt Nam. Washington cũng đang giúp Hà Nội tăng cường sức mạnh quân sự. Trong số 119 triệu USD được loan báo gần đây nhằm hiện đại hóa lực lượng hải quân của các nước Đông Nam Á, gần 20 triệu trong đó là để giúp đẩy mạnh khả năng tình báo, giám sát và do thám trên biển cho Việt Nam.
Theo Trần Thế Vinh (tổng hợp)
Lao Động
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp Thủ tướng New Zealand
Chiều ngày 16/11, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã tiếp thân mật Ngài John Key, Thủ tướng New Zealand, đang có chuyến thăm chính thức Việt Nam.
Thủ tướng John Key bày tỏ vui mừng thăm lại Việt Nam, đặc biệt nhân dịp kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ hữu nghị hai nước; thông báo với Tổng Bí thư về kết quả tốt đẹp của cuộc hội đàm với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng; cảm ơn những tình cảm tốt đẹp mà Tổng Bí thư và các nhà lãnh đạo Việt Nam đã dành cho cá nhân Ngài và Đoàn.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp Thủ tướng New Zealand John Key sang thăm chính thức Việt Nam. (Ảnh: Trí Dũng/TTXVN)
Thủ tướng bày tỏ ấn tượng trước những thành tựu phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam; đánh giá cao vai trò, vị trí của Việt Nam ở khu vực; mong muốn thúc đẩy mối quan hệ hữu nghị và hợp tác với Việt Nam trên nhiều lĩnh vực; khẳng định tầm quan trọng của việc thúc đẩy hợp tác cùng có lợi trên các lĩnh vực ưu tiên, trong đó có nông nghiệp, thương mại nông nghiệp, giáo dục, hàng không... và tìm kiếm cơ hội hợp tác mới trong khuôn khổ Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương, Hiệp định Thương mại tự do Austtralia-New Zealand-ASEAN; nhấn mạnh sự cần thiết của việc tăng cường ủng hộ lẫn nhau tại các diễn đàn khu vực, quốc tế và tại Liên hợp quốc.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhiệt liệt hoan nghênh chuyến thăm chính thức Việt Nam của Ngài Thủ tướng John Key; đánh giá cao ý nghĩa quan trọng của chuyến thăm, coi đó là biểu tượng sinh động của mối quan hệ hữu nghị và hợp tác nhiều mặt giữa hai nước, đã không ngừng được củng cố và phát triển trong 40 năm qua, từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao năm 1975.
Tổng Bí thư khẳng định đường lối đối ngoại nhất quán của Đảng và Chính phủ Việt Nam luôn coi trọng quan hệ hợp tác với các nước bạn bè truyền thống trong đó có New Zealand; bày tỏ mong muốn hai bên tăng cường hơn nữa quan hệ hợp tác giữa hai Đảng cầm quyền, Quốc hội và giao lưu nhân dân hai nước, đồng thời tăng cường hợp tác trên các lĩnh vực nhằm thực hiện Chương trình Hành động giai đoạn 2013-2016, nhằm làm sâu sắc hơn quan hệ Đối tác toàn diện hướng tới quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước.
Tổng Bí thư cũng đề nghị hai bên tăng cường ủng hộ lẫn nhau tại các diễn đàn quốc tế và khu vực.
Theo VietnamPlus/TTXVN
Nghịch lý gạo Việt: Hàng "xịn" xuất khẩu rẻ hơn bán trong nước Theo đánh giá của các chuyên gia nông nghiệp, gạo Việt xuất khẩu giá rẻ đang vô tình khiến những người nông dân phải "bất đắc dĩ làm nghĩa vụ quốc tế về an toàn lương thực"! (Ảnh minh hoạ). Xuất khẩu gạo chỉ đủ tiền uống bia Phát biểu tại Diễn đàn về nông nghiệp diễn ra tuần qua, chuyên gia trong...