Sức mạnh đáng gờm của hải quân Triều Tiên
Bên cạnh sức mạnh hạt nhân mà Triều Tiên thường đem ra để dọa dẫm đối phương, việc Bình Nhưỡng nỗ lực hiện đại hóa lực lượng hải quân là điều không thể xem nhẹ
Từ sau Chiến tranh Lạnh, quân đội Triều Tiên nói chung, và lực lượng hải quân nói riêng, không còn nguồn tài chính dồi dào như trước để tiến hành cải tổ mạnh mẽ sức mạnh quân đội. Tuy nhiên, trang National Interest khuyến cáo, sẽ là điều sai lầm nếu các nước xem nhẹ những nỗ lực nâng cấp của Triều Tiên đối với hạm đội tàu và sức mạnh hải quân của họ trong thời gian gần đây.
Về cơ bản, Bình Nhưỡng luôn quan tâm đến việc bảo vệ an nguy của chính quyền. Tầng lớp lãnh đạo Triều Tiên chú trọng củng cố ổn định chính trị nội bộ sau sự thay đổi nhà lãnh đạo vào cuối năm 2011. Triều Tiên cũng liên tục phản pháo những chỉ trích từ nước ngoài, đặc biệt là từ Seoul và Washington.
Hải quân Triều Tiên đã phóng một số tên lửa chống hạm về phía vùng biển Nhật Bản đầu tháng 2/2015. Tên lửa chống hạm được phóng đi từ một tàu tên lửa tốc độ cao không rõ chủng loại. Chinanews nhận định, đây là loại tàu chiến hai thân kiểu tacamaran do Triều Tiên tự đóng mới.
Một nghiên cứu về việc hoạch định chính sách của Triều Tiên cho thấy nước này đang nỗ lực cân bằng giữa việc phát triển kinh tế – xã hội theo chủ trương “tự lực tự cường” và chính sách “tiên quân” (ưu tiên quân đội trước hết) để chống lại sức ép nước ngoài. Phần lớn sự răn đe của Triều Tiên dựa vào chương trình hạt nhân và tên lửa đạn đạo. Trong thời bình, dưới sự bảo vệ của chiếc ô hạt nhân, sự hiện đại hóa lực lượng hải quân Triều Tiên là một diễn biến quan trọng.
Hiện nay, các nhà lãnh đạo Triều Tiên áp dụng những biện pháp răn đe đa dạng, từ dọa dẫm đến tiến hành một cuộc tấn công hạn chế, để đạt được mục tiêu chính trị. Nói cách khác, Triều Tiên vẫn có thể sử dụng quân đội thông thường, chứ không cần đến vũ khí hạt nhân, để bày tỏ sự bất đồng với Mỹ, Hàn Quốc hay Nhật Bản.
Diễn biến điển hình là vụ Triều Tiên pháo kích đảo Yeonpyeong của Hàn Quốc vào ngày 23/11/2010. Bình Nhưỡng quyết định dùng vũ lực sau khi cảnh báo Hàn Quốc về cuộc tập trận bắn đạn thật ở gần Đường giới hạn phía bắc (NLL) trên biển Hoàng Hải.
Các tàu chiến Triều Tiên dồn dập pháo kích đảo Yeongpyeong của Hàn Quốc ở gần biên giới trên biển Hoàng Hải vào cuối năm 2010. Đây là diễn biến nghiêm trọng nhất trên bán đảo Triều Tiên kể từ sau cuộc chiến hồi thập niên 1950.
Trước đó, một tàu của hải quân Hàn Quốc là tàu hộ tống Cheonan bị đánh chìm vào tháng 3/2010. Hàn Quốc cáo buộc Triều Tiên là thủ phạm đánh đắm tàu của họ, nhưng miền Bắc luôn phủ nhận sự liên quan.
Trong số những hành động khiêu khích quân sự cường độ thấp, “ngoại giao pháo hạm” là phương án mà Triều Tiên ưa chuộng nhất. Tàu tuần tra của hải quân Triều Tiên đã nhiều lần vượt qua NLL, đặc biệt mỗi khi Hàn – Mỹ sắp tổ chức tập trận, và chạm trán trực tiếp với hải quân Hàn Quốc trên biển Hoàng Hải. Điển hình như các sự cố vào tháng 6/1999, tháng 6/2002 và tháng 11/2009.
Trong hai lần đụng độ đầu tiên, các tàu Triều Tiên không phải chỉ trang bị duy nhất những khẩu pháo mà còn có tên lửa hành trình chống hạm. Hải quân Hàn Quốc từng phát hiện một số tên lửa hành trình Silkworm mà Triều Tiên triển khai dọc bờ, gần hiện trường đụng độ. Những diễn biến leo thang như vậy buộc Hàn Quốc thay đổi cách đối phó với tàu chiến Triều Tiên, chuyển sang chế độ chống tên lửa (dù sự lo ngại này may mắn không xảy ra).
Kim Jong Un giám sát một cuộc tập trận của lực lượng hải quân. Ảnh: Reuters
Tuy các tên lửa mà Triều Tiên sử dụng vào thời điểm đó đều lỗi thời so với ngày nay (Hàn Quốc có thể tiêu diệt các tên lửa này dễ dàng), Hàn Quốc hiển nhiên chưa chuẩn bị tâm lý cho một trận hải chiến leo thang sử dụng vũ khí hạng nặng, và nếu tình hình xấu hơn thì có thể vượt ngoài tầm kiểm soát. Do vậy, những nỗ lực hiện đại hóa hải quân của Triều Tiên trong thời gian gần đây là không thể xem thường.
Video đang HOT
Mới đây, Bình Nhưỡng vừa “khoe” một tên lửa hành trình mới, mà giới quan sát cho là bản sao của tên lửa Kh-35 của Nga, trang bị cho tàu tấn công có khả năng tàng hình lớp Nongo. Nếu Triều Tiên phát triển tên lửa mới dựa trên Kh-35 thì nó có phạm vi hoạt động khoảng 130 km, đe dọa các tàu chiến của Hàn Quốc, đặc biệt là các tàu xung quanh biên giới trên biển Hoàng Hải.
Các tên lửa Kh-35 có tốc độ hạ âm, bay ở độ cao thấp và hệ thống đối phó điện tử tinh vi nên khó bị đánh chặn. Giá trị mỗi tên lửa Kh-35 chỉ khoảng 500.000 USD (so với các tên lửa của Hàn Quốc trị giá 1,2 triệu hoặc 2,25 triệu USD), nên quân đội Triều Tiên có thể sở hữu nhiều tên lửa mới để trang bị cho các tàu của mình hơn.
Xác tàu Cheonan của Hàn Quốc bị đánh chìm trên biển Hoàng Hải vào tháng 3/2010. Triều Tiên phủ nhận sự liên quan đến vụ việc. Ảnh: Yonhap
Dưới sự bảo vệ của “chiếc ô hạt nhân”, cùng với đó là những dãy tên lửa hành trình có khả năng tấn công và phòng vệ, Triều Tiên hoàn toàn có thể phát động một cuộc chiến trên biển. Gần đây, nước này chú trọng phát triển đội tàu tấn công cao tốc Kong Bang để tăng cường số lượng tàu hoạt động trên biển Hoàng Hải, từ đó nâng cao khả năng tấn công bất ngờ.
Điểm quan trọng cuối cùng trong sức mạnh hải quân Triều Tiên là đội tên lửa răn đe chiến lược trên biển. Tháng 1 vừa qua, nguồn tin tình báo Hàn Quốc cho biết Triều Tiên đã thử nghiệm phóng tên lửa đạn đạo từ tàu ngầm. Những diễn biến này cho thấy Triều Tiên đang chuẩn bị cho một trận chiến chống tàu ngầm.
Kịch bản có thể xảy ra là, một tàu ngầm chở tên lửa sẽ ẩn mình trong đội tàu ngầm hoạt động phía đông bờ biển Triều Tiên. Nếu chiến tranh xảy ra, tàu này sẽ lặng lẽ đến địa điểm lên kế hoạch, vốn gần với bờ biển và nằm trong vùng bảo vệ của hệ thống phòng không, và sẵn sàng tấn công.
Theo Tri Thức
Trung Quốc nghiên cứu máy bay ném bom mới bán kính 7.500 dặm Anh
"Gấu" Bắc Cực liên tiếp hành động, "Thiên nga trắng" sống lại; Mỹ không chiếm ưu thế, trong khi Trung Quốc đang phát triển máy bay ném bom mới dựa trên Y-20.
Tờ "Tuyền Châu vãn báo" Trung Quốc ngày 25 tháng 2 đăng bài viết "Báo chí nước ngoài: Trung Quốc nghiên cứu máy bay ném bom mới, bán kính bay lớn nhất 7.500 dặm Anh".
Giải thích tình hình
Theo bài báo, trước thềm Tết Nguyên đán, lãnh đạo Trung Quốc - ông Tập Cận Bình đã thị sát đơn vị đóng ở khu vực Tây An, ông đã tham quan sư đoàn lực lượng hàng không ném bom 36 Không quân Trung Quốc, đã ngồi lên khoang điều khiển của máy bay ném bom tầm xa mới nhất Trung Quốc.
Ngoài ra, do cuộc khủng hoảng Ukraine, quan hệ giữa Nga và phương Tây liên tục căng thẳng, máy bay ném bom chiến lược tầm xa Nga nhiều lần đến gần hoặc bay vào vùng nhận dạng phòng không Mỹ. Cùng với việc máy bay ném bom chiến lược Nga tới tấp bay ra khỏi lãnh thổ, hiện trạng và tương lai của máy bay ném bom tầm xa tiếp tục gây chú ý cho những người yêu thích quân sự.
Máy bay ném bom chiến lược Nga do Quân đội Na Uy chụp được vào cuối tháng 10 năm 2014.
Theo bài báo, Nga và Mỹ đã có kế hoạch bắt đầu sản xuất lại một trong những công cụ của vũ khí chiến lược - máy bay có thể mang theo đạn hạt nhân bay qua đại dương và ném bom trên đầu kẻ thù giả tưởng.
Tháng 11 năm 2014, Nga đã bàn giao chiếc máy bay Tu-160 phiên bản nâng cấp đầu tiên cho quân đội, hầu như tất cả radar và thiết bị dẫn đường đều được thay thế. Cuối năm 2014, Cục thiết kế Kuznetsov tuyên bố, mẫu động cơ của máy bay ném bom mới PAK-DA đã hoàn thành thuận lợi kiểm tra roda.
Ngay từ thập niên 90 của thế kỷ trước, Mỹ đã bắt đầu sản xuất máy bay ném bom chiến lược tàng hình B-2 Spirit, loại máy bay này sẽ là phương hướng phát triển của máy bay ném bom chiến lược Mỹ. Không quân Mỹ đã tiến hành đấu thầu nghiên cứu phát triển máy bay ném bom chiến lược mới, đặc tính của nó phải tương tự máy bay ném bom B-2B. Ngoài ra, chuyên gia phương Tây cũng tiến hành phỏng đoán đối với phát triển của máy bay ném bom chiến lược Trung Quốc.
Ngày 16 tháng 2 năm 2015, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thị sát một trung đoàn máy bay ném bom ở Tây Án
"Gấu" Bắc Cực liên tiếp hoạt động
Gần đây, cùng với quan hệ Nga và phương Tây tiếp tục căng thẳng, truyền thông phương Tây tích cực tuyên truyền "hoạt động tới tấp" của máy bay Quân đội Nga ở khu vực châu Âu. Bộ Quốc phòng Anh ngày 19 tháng 2 tuyên bố cho biết, 2 máy bay ném bom chiến lược Bear (Gấu) tối ngày 18 tháng 2 xuất hiện ở khu vực lân cận không phận miền nam Anh.
Ngày 8 và ngày 13 tháng 12 năm 2014, máy bay ném bom chiến lược Nga bay gần lãnh thổ Mỹ và căn cứ quan trọng Guam Mỹ ở Thái Bình Dương. Quan chức Bộ Quốc phòng Mỹ xác nhận, ngày 13 tháng 12, có 2 chiếc máy bay ném bom chiến lược Tu-95MS Bear bay quanh Guam. Đây là lần thứ hai trong những năm gần đây máy bay ném bom Nga bay gần Guam, Mỹ, lần trước là vào năm 2013. Báo Mỹ cho rằng, lần này rõ ràng là có liên quan tới việc Âu-Mỹ trừng phạt Nga gần đây.
Ngày 8 tháng 12, máy bay chiến đấu F-18 Canada đã đánh chặn 2 chiếc máy bay ném bom Bear khác. chúng khi đó đã bay vào Vùng nhận dạng phòng không Alaska, một người phát ngôn quân đội cho biết, 2 lần bay này "không được hoan nghênh, có tính khiêu khích".
Người phát ngôn Bộ tư lệnh phòng không Bắc Mỹ, thượng úy hải quân Mỹ Jeff Davis cho biết, máy bay ném bom tầm xa Nga trước sau đã xâm nhập Vùng nhận dạng phòng không Alaska, máy bay ném bom tầm xa Nga tiếp cận Bắc Mỹ là một "sự kiện quan trọng" sau khi Liên Xô giải thể vào năm 1991.
Ngoài ra, máy bay ném bom tầm xa Nga bay trên không ở biển Baltic cũng đã gây bất mãn cho các nước phương Tây, nghe nói, các nước NATO năm 2014 đã tiến hành 400 lần đánh chặn máy bay Nga.
Máy bay ném bom chiến lược Tu-160 Blackjack Nga
"Thiên nga trắng" Nga tắm lửa sống lại
Gần 20 năm qua, Nga không có nhân lực và vật lực để phát triển và bảo trì máy bay ném bom chiến lược của họ. Tài liệu công khai cho biết, Quân đội Nga hiện có 16 chiếc máy bay ném bom chiến lược Tu-160 Thiên nga trắng, trong đó phần lớn động cơ đã vượt tuổi thọ sử dụng. Vì vậy, Không quân Nga đã có dự định mới - cải tạo Tu-160 hiện có và bắt đầu nghiên cứu chế tạo máy bay ném bom kiểu mới PAK-DA (hệ thống hàng không tầm xa tương lai).
Tháng 11 năm 2014, Công ty liên hợp sản xuất máy bay Gorbunov đã bàn giao chiếc Tu-160 phiên bản nâng cấp đầu tiên. Hầu như tất cả radar và thiết bị dẫn đường đều được thay thế. Năm 2015, công ty này ít nhất sẽ bàn giao thêm 2 chiếc máy bay phiên bản cải tiến loại này.
Tuy nhiên, cải tạo quy mô lớn Thiên nga trắng sẽ bắt đầu từ năm 2016 - sau khi giải quyết vấn đề động cơ. Mấy năm gần đây, Tập đoàn chế tạo động cơ liên hợp và Cục thiết kế Kuznetsov tìm cách khôi phục hợp tác chế tạo động cơ này ở cấp độ mới, thành quả sơ bộ là cung cấp động cơ NK-32 phiên bản nâng cấp cho quân đội. Nếu kết quả kiểm tra năm 2015 xác nhận độ tin cậy của động cơ mới, năm 2016 sẽ tiến hành sản xuất hàng loạt quy mô nhỏ.
Căn cứ vào kế hoạch, trước năm 2020 ít nhất cần lấy phương thức này cải tạo 10 chiếc Thiên nga trắng. Đồng thời, Tu-160 bản nâng cấp sẽ lắp tên lửa hành trình tầm xa kiểu mới. Quân đội cho rằng, điều này sẽ làm cho hiệu suất tác chiến của máy bay được cải thiện gần gấp đôi.
Cuối năm 2014, Cục thiết kế Kuznetsov tuyên bố, mẫu động cơ của PAK-DA đã hoàn thành thuận lợi kiểm tra roda, PAK-DA sẽ bay thử lần đầu tiên vào năm 2019. Cục thiết kế Tupolev của đơn vị nghiên cứu phát triển nhấn mạnh, máy bay này sẽ là một loại máy bay hoàn toàn mới. Thông tin tin cậy đã biết chỉ có 3 điểm: Thứ nhất, PAK-DA sẽ có bố cục cánh bay. Thứ hai, khác với Tu-160, nó sẽ là máy bay cận âm. Thứ ba, mặt phản xạ radar của nó rất nhỏ.
Máy bay ném bom chiến lược tàng hình B-2 Mỹ
Máy bay ném bom chiến lược Mỹ không chiếm ưu thế
Quân đội Mỹ hiện có 85 máy bay ném bom B-52H, 66 máy bay ném bom B-1B và 20 máy bay ném bom B-2A. Không quân Mỹ cho rằng, mặc dù tính năng của máy bay ném bom Nga không bằng loại máy bay cùng loại của Mỹ, nhưng số lượng phải nhiều hơn nhiều Quân đội Mỹ, cho nên lực lượng máy bay ném bom chiến lược Mỹ hoàn toàn không chiếm ưu thế, vì vậy luôn kêu gọi phải thông qua nghiên cứu chế tạo máy bay ném bom thế hệ tiếp theo để đoạt lại ưu thế.
Không quân Mỹ đã có quan điểm hoàn chỉnh hơn đối với nhu cầu máy bay ném bom thế hệ mới, nhưng chưa có quá nhiều chi tiết nói về máy bay ném bom mới. Tài liệu của Trung tâm đánh giá chiến lược và ngân sách Mỹ cho rằng, 4 mục tiêu cơ bản của máy bay ném bom mới là: Có đủ bán kính hoạt động, có thể từ điểm tiếp dầu trên không cuối cùng đến được mục tiêu sâu nhất ở vùng phòng không; có thể cất cánh từ lãnh thổ Mỹ tấn công mục tiêu ở khoảng cách xuyên lục địa; có đủ khả năng sống sót; không chỉ có thể mang theo vũ khí hạt nhân có năng lực tấn công hạt nhân, mà còn có thể mang theo các loại vũ khí thông thường, đặc biệt là có năng lực tấn công mục tiêu nhạy cảm thời gian, còn có thể sử dụng vũ khí năng lượng định hướng tiến hành tự vệ hoặc tấn công.
Các nhà nghiên cứu phổ biến cho rằng, máy bay ném bom mới sẽ là một loại ném bom/ISR (tình báo, giám sát và trinh sát) mới, không chỉ có hành trình rất xa, năng lực ISR của nó bao gồm bộ cảm biến RF chủ động và bị động băng thông rộng, thiết bị thông tin vệ tinh thông tin có độ rộng dải tần cao; trong tình hình không có sự chi viện của máy bay chiến đấu và máy bay tác chiến điện tử, có thể độc lập chọc thủng hệ thống phòng không địch có tên lửa phòng không tiên tiến và máy bay chiến đấu tiên tiến, đồng thời có thể lưu lại vài giờ trên không mục tiêu để thu thập rất nhiều tin tức tình báo và chia sẻ với các máy bay và lực lượng khác.
Vì thế, Không quân Mỹ cho rằng, máy bay ném bom mới rất có khả năng áp dụng bố cục khí động học có cánh bay để thích ứng với mặt cắt bay khác nhau, sau đó sẽ phát triển thành máy bay ném bom không người lái 5 - 6 Mach.
Máy bay ném bom tầm xa H-6K Trung Quốc
Phương Tây phỏng đoán máy bay ném bom chiến lược Trung Quốc
Máy bay ném bom chiến lược tầm xa cùng với tên lửa đạn đạo trên mặt đất, trên biển đã tạo thành lực lượng tấn công hạt nhân "tam vị nhất thể". Mặc dù về tốc độ, lượng tải đạn, máy bay ném bom chiến lược đều không thể sánh với tên lửa đạn đạo xuyên lục địa, nhưng máy bay ném bom chiến lược lại có thể đưa ra lựa chọn giữa mang theo vũ khí hạt nhân và vũ khí thông thường để thực hiện nhiệm vụ đa dạng hóa.
Theo truyền thông Mỹ, Không quân Trung Quốc gần đây đã triển khai máy bay ném bom chiến lược phiên bản nâng cấp có thể lắp tên lửa hành trình tấn công đối đất tầm xa mới, có thể tấn công Hawaii và Guam. Bài báo cho rằng, Không quân Trung Quốc đã tiếp nhận lô lớn máy bay ném bom H-6K mới. Máy bay ném bom H-6K Chiến Thần có thể lắp tên lửa hành trình tấn công đối đất Trường Kiếm-10 mới của Trung Quốc, nhiều nhất có thể lắp 6 quả. Trung Quốc cũng đang nghiên cứu chế tạo tên lửa hạt nhân Trường Kiếm-20, cũng sẽ lắp cho máy bay ném bom H-6K.
Các chuyên gia quân sự phương Tây cho rằng, máy bay ném bom H-6K mới chỉ là trang bị tạm thời của Quân đội Trung Quốc. Không quân Trung Quốc còn đang nghiên cứu chế tạo máy bay ném bom kiểu mới có bán kính bay lớn nhất đạt 7.500 dặm Anh, sẽ đưa vào sản xuất sau khi trang bị máy bay vận tải hạng nặng nội địa đầu tiên Y-20. Họ dự đoán, máy bay ném bom chiến lược Trung Quốc có thể sẽ vươn tới các điểm chi viện chiến lược chủ yếu của Mỹ ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Theo Giáo Dục
Báo Mỹ nghi ngờ tên lửa "cáu cạnh" của Triều Tiên Triều Tiên vừa thử các tên lửa mà nước này miêu tả là loại chống hạm "hiện đại" mới được chế tạo trong nước, với Chủ tịch Kim Jong-un xuất hiện tươi rói ở khu vực phóng. Tuy nhiên một số chuyên gia cho rằng tên lửa này dường như là thiết kế của Nga... (?) Triều Tiên thường thử tên lửa trước...