Sức mạnh của tên lửa đạn đạo từng khiến Liên Xô lo ngại
Với công nghệ dẫn hướng tinh vi bằng radar chủ động, MGM-31 Pershing II, tên lửa đạn đạo tầm trung của Mỹ, từng khiến Liên Xô lo lắng trong Chiến tranh Lạnh.
Các chuyên gia quân sự thế giới đánh giá Pershing II là một trong những tên lửa đạn đạo tầm trung đáng sợ nhất thế giới những năm Chiến tranh Lạnh. Ảnh:Wikipedia
Theo Missilethreat, việc Liên Xô triển khai tên lửa đạn đạo tầm trung di động RSD-10 Pioneer với tầm bắn 4.300 km vào năm 1976 đã tạo nên mối đe dọa lớn cho NATO, bởi nó khiến năng lực răn đe hạt nhân của NATO “tuột dốc không phanh”. Trước tình thế đó, Mỹ phát triển tên lửa đạn đạo tầm trung MGM-31 Pershing II để cân bằng sức mạnh.
MGM-31 Pershing II là một loại tên lửa đạn đạo tầm trung di động. Người ta phát triển nó từ tên lửa Pershing I. Đây là một tên lửa nhiên liệu rắn hai giai đoạn, có cấu tạo tương tự Pershing I nhưng sử dụng động cơ mới mạnh mẽ hơn.
Hệ thống động lực mới, với công nghệ kiểm soát vector lực đẩy, cho phép tên lửa linh hoạt, tiết kiệm nhiên liệu hơn. Pershing II mang đầu đạn hạt nhân thế hệ mới W85. Nó có chiều dài 10,6 mét, đường kính lớn nhất 1,02 mét, trọng lượng phóng 7.400 kg, tầm bắn khoảng 1.770 km.
Liên Xô lo lắng
Công nghệ dẫn hướng bằng radar chủ động kỹ thuật số tiên tiến là yếu tố tạo nên sức mạnh đáng sợ của MGM-31. Ảnh: Destruction
Tầm bắn của Pershing II chưa bằng một nửa so với RSD-10 của Liên Xô nhưng sự xuất hiện của nó vẫn khiến Moscow quan ngại bởi công nghệ dẫn hướng cực kỳ tinh vi.
Hệ thống dẫn hướng của MGM-31 Pershing II gần như không có đối thủ. Sau khi khởi động, hệ thống quán tính dẫn hướng tên lửa. Khi đạt độ cao khoảng 300 km, tên lửa sẽ quay trở lại bầu khí quyển trái đất. Lúc này hệ thống dẫn hướng quán tính tiếp tục hướng tên lửa đến mục tiêu.
Video đang HOT
Khi ở độ cao 15 km, tên lửa sẽ kích hoạt radar chủ động để rà soát khu vực. Đây là một radar dẫn đường kỹ thuật số. Pershing II là tên lửa đạn đạo đầu tiên trên thế giới sở hữu radar kỹ thuật số tối tân nhất trong thời kỳ đó.
Radar của Pershing II là một dạng radar tương quan khu vực – hay “radar video” – do tập đoàn Goodyear Aerospace chế tạo. Nó truyền sóng vô tuyến vào khu vực mục tiêu rồi mã hóa dữ liệu thành 2 bit điểm ảnh. Bộ vi xử lý so sánh hình ảnh do radar nhận với dữ liệu mà máy tính nạp vào tên lửa trước khi phóng để dẫn đường.
MGM-31 không còn tồn tại trong biên chế quân đội Mỹ theo Hiệp ước INF, nhưng nó vẫn là một trong những đỉnh cao của công nghệ tên lửa thế giới. Ảnh: Wikipedia
Quá trình so sánh diễn ra liên tục đến khi tên lửa lao trúng đích. Công nghệ dẫn hướng tinh vi cho phép Pershing II bay trúng mục tiêu với sai số chỉ khoảng 30 mét. Trong trường hợp hệ thống dẫn hướng radar không hoạt động, tên lửa vẫn có thể đến đích nhờ hệ thống dẫn hướng quán tính, nhưng độ chính xác không cao.
Năm 1983, Mỹ triển khai 108 tên lửa Pershing II tại Tây Đức nhằm chấm dứt thế thượng phong của RSD-10. Pershing II chỉ cần 10 phút để tấn công Moscow. Với độ chính xác cao, nó có thể ngăn chặn khả năng triển khai tên lửa của lực lượng răn đe hạt nhân Liên Xô.
Việc Mỹ bố trí tên lửa Pershing II tại Tây Đức khiến Liên Xô mất lợi thế về năng lực răn đe hạt nhân. Pershing II và RSD-10 trở thành chủ đề “ nóng” trong các cuộc đàm phán Mỹ-Xô những năm 1980.
Cuối cùng cả đôi bên buộc phải nhượng bộ lẫn nhau bằng Hiệp ước Giảm tên lửa đạn đạo hạt nhân tầm trung INF mà họ ký vào năm 1988. Mỹ và Liên Xô ngừng sử dụng tên lửa Pershing II và RSD-10 theo nội dung của hiệp ước.
Theo NTD
Mồi nhử tinh vi của IS với thiếu nữ phương Tây
Thúc đẩy khát khao phiêu lưu, cảm giác nắm quyền hay vẽ lên viễn cảnh về một cuộc sống tuyệt vời dưới lá cờ đen là những cách mà Nhà nước Hồi giáo sử dụng để dẫn dụ thiếu nữ phương Tây.
Ba nữ sinh Anh được nhìn thấy xuất hiện chung tại sân bay Gatwich. Nhiều khả năng họ đang trên đường tới Syria để gia nhập tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS). Ảnh: Mirror
Nhà chức trách Anh tuần trước ra lệnh truy tìm khẩn cấp ba nữ sinh London được cho là đang trên đường bỏ trốn sang Syria để tham gia hàng ngũ nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS).
Ngày 23/1, Mỹ tuyên án 4 năm tù với cô gái đến từ bang Colorado vì âm mưu hỗ trợ IS. Nguồn tin từ Bộ Tư Pháp cho hay cô có hành vi cung cấp tài liệu và vật chất cho các tay súng IS cũng như nhiều nhóm cực đoan khác, trong đó có al-Qaeda. Cô gái này thừa nhận muốn đến Syria, trở thành "cô dâu" IS sau khi gặp mặt rồi đính hôn với một tay súng cực đoan qua mạng.
Sĩ quan chỉ huy Richard Walton thuộc Lực lượng Chống Khủng bố Anh cho biết chính quyền đang đau đầu trước hiện tượng nhiều cô gái trẻ nước này có ý định tới Syria để trở thành thành viên của IS. "Đó là một nơi cực kỳ nguy hiểm. Cuộc sống của họ bị giới hạn nhiều mặt. Chẳng có gì lạ khi một cô gái bị cấm bước chân ra khỏi nhà", ông nói. "Cơ hội trở về quê hương đối với những người bị IS kiểm soát là vô cùng hiếm hoi".
Theo một báo cáo mới đây từ Viện Nghiên cứu Đối thoại Chiến lược, London, khoảng 550 trong số hơn 3.000 người phương Tây tới Syria và Iraq để gia nhập IS là phụ nữ.
Thực tế này làm bật lên câu hỏi: Vì sao những cô gái trẻ, một số còn đang tới trường, thường thích thú đi chơi với bạn bè, du lịch hay mua sắm quần áo, lại chịu từ bỏ một cuộc sống văn minh, đầy đủ tiện nghi, để tới vùng chiến sự, sống dưới lá cờ đen IS, trở thành những chiến binh tử vì đạo hay vợ của những kẻ cuồng tín, nổi danh vì tính tàn bạo, đối xử bất bình đẳng với phụ nữ.
Một số người tin rằng sở dĩ chiến dịch tuyên truyền chiêu mộ phụ nữ của IS thành công bởi đối tượng của chúng hầu hết đều theo đạo Hồi. Nói một cách khác, yếu tố tôn giáo là nguyên nhân cốt lõi của vấn đề.
Tuy nhiên, theo chuyên gia phân tích Humaira Patel, đạo Hồi là tôn giáo của hòa bình và đoàn kết. Những phụ nữ phương Tây lớn lên trong một xã hội hiện đại với tư tưởng cởi mở như Mỹ hay Anh chắc hẳn phải nhận thức được điều này. Hơn nữa, IS không thể là đại diện của Hồi giáo khi những hành vi giết hại người vô tội đầy dã man của chúng đang tiếp tục gây phẫn nộ trên toàn cầu. Vì thế, tôn giáo không thể là nguyên nhân sâu xa.
"IS thường xuyên tiến hành các chiến dịch chiêu mộ nữ giới rất rầm rộ. Phụ nữ gia nhập IS vì nhiều lý do, nhưng đa phần cũng giống với nam giới",ABC News dẫn lời Jayne Huckerby, Giám đốc Bệnh viện Nhân quyền Quốc tế Duke, nhận định. Họ bị lôi kéo "bởi cảm giác bị xa lánh, bất công, hay niềm ham thích muốn phiêu lưu, nhiều khi còn vì cả sự lãng mạn", bà liệt kê. "Trong một số trường hợp, những phụ nữ này bị lôi cuốn trước lời mời gọi của IS. Chúng dụ dỗ họ tham gia vào một công cuộc xây dựng nhà nước mới mà ở đấy họ tự do, thoải mái thực hành tôn giáo của mình", Huckerby nói thêm.
"Phụ nữ bị khích lệ khi cảm thấy mình có nhiều vai trò hơn, là người chịu trách nhiệm chiêu mộ các cô gái trẻ khác tham gia nhóm cực đoan, một phần quan trọng trong bộ máy tuyên truyền của IS", bà cho hay.
"Phụ nữ gia nhập cùng phiến quân cũng vì chúng hứa hẹn mang tới cho họ một chế độ chính trị không tưởng mới: Trở thành người của IS để là một phần của quá trình tạo dựng nhà nước Hồi giáo", Katherine Brown, giảng viên tại Viện Nghiên cứu Quốc phòng, Đại học Hoàng gia London, hồi tháng 8 năm ngoái bình luận trên BBC.
Trên các tài khoản mạng xã hội, những phụ nữ là thành viên của các tổ chức cực đoan liên tục đổ lỗi cho "thất bại của các quốc gia phương Tây trong việc mang tới cho người Hồi giáo cảm giác thân thuộc, chân giá trị và mục tiêu sống với tư cách một công dân theo đạo Hồi", bà Brown nhấn mạnh.
Theo giáo sư Mia Bloom từ Trung tâm Nghiên cứu về An ninh và Chủ nghĩa Khủng bố tại Đại học Massachusetts Lowell, Mỹ, IS còn rêu rao về một cuộc đào tẩu "trong mơ" nhằm thu hút các thiếu nữ phương Tây.
"Hầu hết những cô gái trẻ đến với tổ chức bởi sự kết hợp của trí tưởng tượng và một cảm giác mơ hồ rằng khi gia nhập IS, họ sẽ nắm quyền, có một cuộc sống đầy thú vị và thực hiện những điều ý nghĩa với cuộc sống của chính mình", bà Bloom nói.
Chiến dịch chiêu mộ tinh vi
Shannon Maureen Conley, cô gái Mỹ bị kết án 4 năm tù vì âm mưu hỗ trợ IS. Ảnh:ABC.
Giống như đối với nam giới, IS thường xuyên tung ra các chiêu bài tuyển mộ phụ nữ thông qua các kênh trực tuyến, vô cùng phổ biến, có sức lan truyền mạnh nhưng lại rất khó để kiểm soát.
Trang mạng xã hội của những phụ nữ thuộc tổ chức khủng bố luôn cập nhật cuộc sống thường ngày của họ theo chiều hướng tích cực nhất có thể để mê hoặc các cô gái phương Tây khác. "IS trả tiền nhà cho chúng tôi. Chúng tôi được nhận lương hàng tháng, có trợ cấp thực phẩm, phụ phí đi lại... Các chiến binh bảo vệ lãnh thổ của chúng tôi và tất cả mọi thứ", tài khoản Twitter của một phụ nữ IS tuần trước viết. "Chúng tôi còn nhận tiền để chăm sóc những đứa trẻ. Không một kafir (quốc gia vô đạo) nào làm được điều đó", người phụ nữ này nói thêm.
Theo Bloom, ngay cả những thành viên nam của IS cũng nỗ lực để lôi kéo phụ nữ tới Trung Đông. Tại đây, một số sẽ phải trở thành vợ của các tay súng hoặc mồi nhử để thu hút các thành viên nam khác.
"Phụ nữ bị xếp hạng và sử dụng như những phần thưởng" dựa theo những tiêu chí rất khác thường, bà bình luận. "Bằng cách ràng buộc các tay súng với một đám cưới cùng những phụ nữ thuộc tổ chức đồng thời khuyến khích sinh con ngay lập tức, IS vừa có thể giữ được các chiến binh đồng thời giảm thiểu khả năng họ sẽ từ bỏ tổ chức để quay về quê hương".
Vũ Hoàng
Theo VNE
Nạn móc túi trên xe buýt ngày càng tinh vi, phức tạp Sáng 13.12, trong buổi tọa đàm "Buýt Sài Gòn: Văn minh và tiếp cận" được tổ chức tại ĐH Khoa học tự nhiên, ông Phạm Hưng Bảo, đại diện Trung tâm Vận tải hành khách công cộng TP.HCM cho biết tình hình móc túi trên các chuyến xe buýt diễn ra ngày càng phức tạp và tinh vi. Nhiều sinh viên bức xúc...