Sức mạnh của lực lượng phản ứng nhanh NATO
Quyết định lập Lực lượng phản ứng nhanh của NATO được thông qua tại Hội nghị thượng đỉnh Praha năm 2002.
Tháng 10/2003, những đơn vị đầu tiên của lực lượng được đưa vào thành phần chiến đấu của NATO, tổng quân số khoảng 9.000 người, đến nay đã lên tới 40.000 người.
Được thành lập dựa theo hình mẫu các đơn vị viễn chinh của quân đội Mỹ, đơn vị này là một bộ phận trong hệ thống tổng thể lực lượng NATO và là bộ phận quân sự linh hoạt nhất, có khả năng phản ứng ngay lập tức bằng sức mạnh quân sự đối với bất kỳ cuộc khủng hoảng nào.
Lực lượng phản ứng nhanh (Response Force) của NATO. Ảnh: Reuters
Lực lượng phản ứng nhanh thực hiện rộng rãi nhiều nhiệm vụ quân sự và đảm nhiệm nhiều chức năng đặc biệt tại bất kỳ nơi nào trên thế giới, như tác chiến chống lại các lực lượng quân sự của đối phương, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ các nước thành viên NATO, chống khủng bố, thiết lập hòa bình, ngăn chặn thảm họa nhân đạo…
Thành phần chiến đấu gồm có lục quân, không quân, hải quân, tác chiến đặc biệt, nhóm đảm bảo hậu cần liên quân chủng.
Lục quân là một đơn vị cấp lữ đoàn với sức mạnh chiến đấu tương ứng, được trang bị vũ khí hạng trung và hạng nhẹ. Các phân đội trực thuộc gồm không quân, phòng không, pháo binh, công binh, thông tin liên lạc, phòng chống phóng xạ, sinh hoá… Bộ chỉ huy được thành lập trên cơ sở bộ tham mưu của một quân đoàn lục quân triển khai nhanh của NATO.
Không quân trong Lực lượng phản ứng nhanh có nhiệm vụ vận chuyển kịp thời các đơn vị đến những khu vực cần thiết và yểm trợ cho hoạt động của các đơn vị này. Đơn vị này gồm các phân đội máy bay chiến đấu, máy bay phục vụ, lực lượng và phương tiện phòng không – không quân của các nước thành viên, đảm bảo 200 lượt máy bay xuất kích trong một ngày đêm.
Các cơ quan chỉ huy không quân trong Lực lượng phản ứng nhanh gồm bộ chỉ huy (được thành lập trên cơ sở bộ tham mưu của lực lượng không quân NATO, hoặc bộ tư lệnh không quân của một nước thành viên NATO), các trung tâm chỉ huy chiến dịch đường không cơ động và cố định. Mỗi trung tâm chỉ huy phải đảm bảo giám sát trên không, tổ chức phòng không, trinh sát, tìm kiếm cứu nạn, tiếp dầu, yểm trợ, phát hiện và nhận dạng mục tiêu bằng ra-đa.
Video đang HOT
Hải quân gồm bộ chỉ huy trên biển, cơ quan tham mưu của lực lượng hải quân liên hợp NATO, các nhóm tàu sân bay đa năng/ tàu chiến đấu mặt nước, tàu tìm kiếm – đột kích, tàu đổ bộ, tàu ngầm và máy bay… được tổ chức thành binh đoàn cấp chiến dịch. Binh đoàn này phải đủ sức thực hiện nhiệm vụ đảm bảo đổ bộ và hộ tống đoàn tàu vận tải, chống ngầm, rà phá mìn trên biển, phòng không và đảm bảo những cuộc chuyển quân trên biển.
Nhóm tác chiến đặc biệt thường gồm 4 đơn vị từ các quân chủng khác nhau.
Nhóm hậu cần liên quân chủng đặt dưới sự chỉ huy trực tiếp của Tư lệnh Lực lượng phản ứng nhanh. Đây là lực lượng đảm bảo hậu cần chủ yếu trên nguyên tắc đa quốc gia như tiếp nhận, tập kết, chuẩn bị và hộ tống các đơn vị đến địa điểm tiến hành các chiến dịch quân sự; tổ chức bảo quản lượng dự trữ phương tiện vật chất dành cho chiến trường, cung cấp lương thực, nước ngọt, nhiên liệu và đạn dược; đảm bảo quân y; chỉ huy vận tải.
Ngoài ra, NATO còn thu hút nhiều thành phần khác tham gia vào việc đảm bảo hậu cần cho đội phản ứng nhanh: Trung tâm vận tải đa quốc gia (thuộc Bộ Chỉ huy vận tải chiến lược NATO), Trung tâm điều phối vận tải châu Âu, Trung tâm điều phối vận tải đường biển đa quốc gia. Để thực hiện chuyển quân và hàng hoá lớn giữa các chiến trường, NATO sẽ sử dụng lực lượng và phương tiện dùng chung trên cơ sở ký hợp đồng thuê các phương tiện, như máy bay vận tải AN-124-100, máy bay C-17A, tàu vận tải tốc độ cao lớp “Roro”.
Thành phần lực lượng dự bị của phản ứng nhanh ở mỗi đợt luân chuyển được xác định tuỳ theo mức đóng góp tài chính của các nước thành viên và được cụ thể hoá căn cứ vào diễn biến tình hình ở khu vực chiến sự. Các nước thành viên NATO được phép sử dụng các đơn vị dự bị cho phản ứng nhanh để thực hiện nhiệm vụ, kể cả sử dụng cho các chiến dịch quốc tế.
Theo yêu cầu đặt ra đối với phản ứng nhanh, thời gian làm công tác chuẩn bị để di chuyển đến khu vực ấn định của lực lượng thường trực là từ 48 giờ (nhóm trinh sát, điều nghiên) đến 30 ngày, còn lực lượng dự bị là từ 10 ngày đến 60 ngày.
Hành vi hung hăng của Trung Quốc có thể thúc đẩy hình thành "NATO ở châu Á"
Liên kết quốc phòng không chính thức giữa Mỹ, Nhật Bản, Australia và Ấn Độ - vốn được biết đến với tên gọi "Bộ tứ kim cương" - có thể là sự khởi đầu của liên minh kiểu NATO ở châu Á.
Manh nha về một liên minh kiểu NATO ở châu Á
Sức mạnh quân sự ngày càng tăng, đi kèm với chính sách đối ngoại ngày càng hung hăng, Trung Quốc đã khơi gợi những cuộc thảo luận giữa các quan chức Mỹ và đối tác về việc tạo ra một "NATO châu Á" gồm các nước lớn trong khu vực để kiềm chế tham vọng bành trướng của Bắc Kinh.
Tàu sân bay Mỹ Ronald Reagan tham gia tập trận cùng các tàu của Lực lượng phòng vệ Nhật Bản và Hải quân quân Australia, tháng 7/2020. Ảnh: Nikkei.
Có một thực tế mà Tổng Thư ký NATO Jens Stoltenberg từng nói, đó là "chuyển dịch cơ bản cán cân quyền lực toàn cầu" theo những cách nào đó sẽ thúc đẩy chính NATO "trở nên toàn cầu hơn".
Âm thầm và lặng lẽ, các quan chức chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tiến xa hơn. Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Stephen E. Biegun gần đây gợi ý rằng liên kết quốc phòng không chính thức giữa Mỹ, Nhật Bản, Australia và Ấn Độ - vốn được biết đến với tên gọi "Bộ tứ kim cương" (nhóm QUAD) - có thể là sự khởi đầu của một liên minh kiểu NATO ở châu Á.
"Đó là điều mà tôi nghĩ đến trong nhiệm kỳ thứ hai của chính quyền Trump hoặc nếu đương kim Tổng thống không giành chiến thắng thì trong nhiệm kỳ đầu tiên của Tổng thống tiếp theo, nó có thể là điều rất đáng để khám phá", ông Biegun nói tại đối thoại chiến lược Mỹ-Ấn ngày 31/8.
Báo chí Ấn Độ đưa tin, hôm 25/9, các quan chức Mỹ, Nhật Bản, Australia và Ấn Độ - tất cả gần đây đều có quan hệ căng thẳng với Trung Quốc đã có cuộc họp trực tuyến. Tại đó, bốn quốc gia này đã kêu gọi xây dựng một khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương "tự do, rộng mở, thịnh vượng và hòa nhập" dựa trên sự chia sẻ các giá trị và tôn trọng luật pháp quốc tế.
Tháng trước, ông Biegun nói rằng NATO châu Á sẽ không chỉ đơn giản là chống lại Trung Quốc mà có thể sẽ tập trung vào việc phối hợp rộng rãi giữa quân đội và nền kinh tế của các quốc gia nhỏ hơn trong khu vực xung quanh một hệ thống giá trị dựa trên quy tắc.
Điểm đáng chú ý là nhóm QUAD trong khi đẩy mạnh tập trận quân sự chung những năm gần đây thì vẫn còn có sự do dự khi có thành viên trong nhóm e ngại rằng hình thành một NATO châu Á chính thức hơn sẽ chọc giận Trung Quốc và dẫn đến việc Bắc Kinh tung ra đòn trừng phạt kinh tế. Nhưng trong bối cảnh Trung Quốc mở rộng phô diễn sức mạnh cơ bắp, nỗi sợ hãi đó có thể phai mờ dần.
Michael Kugelman, Phó Giám đốc chương trình châu Á tại Trung tâm Wilson cho biết: "Nước này hay nước khác, lúc này hay lúc khác đều có lo lắng về việc chống lại Trung Quốc".
"Ngày càng có sự đồng thuận giữa các thành viên trong nhóm QUAD, cũng như giữa các quốc gia khác trong khu vực, rằng hoạt động của Trung Quốc ở đó không chỉ hung hăng mà còn ngày càng đe dọa đến sự ổn định toàn cầu", ông Kugelman lập luận. Ngoài việc xây dựng căn cứ quân sự trên các đảo nhân tạo xây dựng phi pháp ở Biển Đông, việc Trung Quốc sử dụng cái gọi là ngoại giao chiến lang trong những năm gần đây đã khiến các nước láng giềng tức giận và bất bình.
Khó khăn và thách thức
Tuy nhiên, theo ông Kugelman, Washington vẫn có thể gặp phải những thách thức khi cố gắng xây dựng một liên minh an ninh tập thể chính thức kiểu NATO ở châu Á. Điều đó đúng, mặc dù Ấn Độ - một nhân tố chính trong ý tưởng của liên minh đã và đang vướng vào xung đột chết người với Trung Quốc ở khu vực biên giới giữa hai nước.
Nhân viên quân sự Mỹ làm nhiệm vụ trên tàu sân bay Ronald Reagan. Ảnh: Nikkei.
New Delhi theo truyền thống phản đối việc tham gia vào các liên minh chính thức kiểu như vậy, ngay cả với một cường quốc có cùng chí hướng như Mỹ. Ông Kugelman nói: "Mỹ và Ấn Độ có quan hệ đối tác an ninh mạnh mẽ, nhưng người Ấn Độ muốn tiếp tục đóng vai trò chủ thể độc lập trong chiến lược này".
Daniel S. Markey, một cựu quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ hiện đang làm việc tại Trường Nghiên cứu Quốc tế Cao cấp của Đại học Johns Hopkins nhận định: "Các nhà hoạch định chính sách Mỹ hiện đã nhận thức rõ rằng khái niệm 'đồng minh' không được New Delhi đón nhận tốt, vì vậy biến QUAD thành một tổ chức mới giống như NATO, ít nhất trong tương lai gần là điều không khả thi".
Trong khi đó, một số người vẫn hoài nghi về độ nghiêm túc của chính quyền Trump, thúc đẩy loại chủ nghĩa đa phương mà nỗ lực mở rộng của nhóm QUAD có thể đòi hỏi. Điều này xuất phát từ chính mối quan hệ nhạy cảm của ông Trump với NATO, liên quan đến phàn nàn của ông về việc các đồng minh châu Âu không chia sẻ công bằng chi phí quốc phòng cho mục đích bảo vệ an ninh của tập thể.
Nhà nghiên cứu Patrick Cronin thuộc Viện nghiên cứu Hudson (Mỹ) nhận xét: "Tôi thấy thương hiệu 'Nước Mỹ trên hết' của ông Trump không có lợi cho việc thúc đẩy hợp tác nghiêm túc. Tăng cường nhóm Bộ tứ bằng cách tìm kiếm thêm đối tác liên minh cho các nhiệm vụ cụ thể, chẳng hạn như nhận thức tình huống trên biển hoặc an ninh mạng, có vẻ như là bước tiếp theo hợp lý để thúc đẩy hợp tác".
David Maxwell, một thành viên cấp cao của Quỹ Bảo vệ Các nền dân chủ cho rằng, "hành vi gây hấn" của Trung Quốc có thể thúc đẩy các cuộc thảo luận về một NATO châu Á, nhưng chính sách của Mỹ dưới thời ông Trump đang giảm dần động lực.
"Bất chấp những bình luận gần đây của ông Biegun, việc chính quyền Trump chuyển từ triết lý liên minh dựa trên lợi ích, giá trị và chiến lược sang nền tảng giao dịch sẽ làm suy yếu uy tín của Mỹ. Thời điểm đã chín muồi [thúc đẩy một 'NATO châu Á' - ND] nhưng chúng tôi có thể đã bỏ lỡ cơ hội vì quan điểm về kinh tế và liên minh hiện tại của chính quyền", ông Maxwell nói.
Nói về NATO châu Á, một số người đã nói về cái gọi là nhóm Bộ tứ mở rộng (QUAD Plus) tập trung vào các sáng kiến phi quân sự như hỗ trợ tài chính cho xây dựng cơ sở hạ tầng với sự hỗ trợ từ Mỹ, Nhật Bản, Australia và các nước khác nhằm mục tiêu chống lại tham vọng to lớn thông qua chương trình đầu tư ra nước ngoài mang tên "Vành đai và Con đường" của Trung Quốc.
Mạng lưới Điểm Xanh (Blue Dot Network) mà Mỹ, Nhật Bản và Australia công bố hồi năm ngoái hay Mạng lưới Kinh tế Thịnh vượng (Economic Prosperity Network) được chính quyền Trump thúc đẩy sau đại dịch Covid-19 nhằm giảm sự phụ thuộc của chuỗi cung ứng toàn cầu vào Trung Quốc, cũng có thể là nền tảng để mở rộng nhóm Bộ tứ theo hướng phi quân sự.
Theo chuyên gia Kugelman, câu hỏi lớn đặt ra hiện nay là làm thế nào để "đắp da, đắp thịt" vào bộ khung sẵn có của nhóm Bộ tứ, theo cách có thể thu hút sự ủng hộ của các quốc gia nhỏ hơn, đặc biệt ở Đông Nam Á?
"Các nước Đông Nam Á hiện đang ở thế khó, bởi vì mặc dù họ lo ngại về sự ức hiếp của Trung Quốc nhưng vẫn muốn có thể tìm đến Bắc Kinh trong hỗ trợ kinh tế, đặc biệt là về cơ sở hạ tầng, đồng thời cũng muốn Mỹ đảm bảo an ninh khu vực. Nếu Mỹ có thể phối hợp trong các hành động, thúc đẩy mọi thứ như một người chơi lớn trong trò chơi cơ sở hạ tầng, các nước trong khu vực có thể sẵn sàng tham gia vào một thứ gì đó giống như QUAD mở rộng", ông Kugelman nhận xét.
Tiêm kích F-35A hủy diễn tập vì sợ sét Hà Lan thừa nhận phải hủy nội dung diễn tập của tiêm kích F-35A với oanh tạc cơ Mỹ hồi tháng 8 do lo ngại nguy cơ sét đánh. "Các tiêm kích F-35A Hà Lan dự kiến cất cánh từ căn cứ không quân Leeuwarden để hộ tống phi đội B-52 Mỹ trong đợt diễn tập Allied Sky. Tuy nhiên, nguy cơ sấm...