Sức mạnh của IS đang teo tóp?
Vụ khủng bố Paris đêm 13.11 của IS đã gây ra thiệt hại cũng như tạo ra mối đe doạ thật sự cho Pháp và cả châu Âu. Tuy nhiên điều này hông thể che mờ sự hạn chế về khả năng của tổ chức này.
Tháp Eiffel đổi màu cờ Pháp để tưởng niệm nạn nhân vụ khủng bố 13.11 – Ảnh: Reuters
Tác động từ vụ khủng bố
Vụ tấn công khủng bố tại thủ đô Paris (Pháp) tối 13.11 đã gây ra những tác động thật sự. Ít nhất 129 người thiệt mạng không phải là con số nhỏ. Tổng thống Francois Hollande ngày 16.11 phát biểu trước Quốc hội Pháp rằng nước Pháp đang trong tình trạng chiến tranh. Le Monde cho hay Bộ trưởng Nội vụ Pháp, ông Bernard Cazeneuve ngày 17.11 thông báo triển khai 115.000 cảnh sát, hiến binh và binh lính trên toàn lãnh thổ để bảo vệ người dân.
Về đối ngoại, trong 2 ngày 16 và 17.11, Pháp tăng cường không kích các căn cứ của IS tại nhiều thành phố ở Syria. Tàu sân bay Charles de Gaulle ngày hôm nay 19.11 cũng lên đường tham gia chiến dịch chống tổ chức cực đoan này.
Phạm vi ảnh hưởng của vụ khủng bố Paris còn lan sang cả châu Âu. Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ra lệnh các tàu chiến Nga tại Địa Trung Hải phải liên lạc trực tiếp và phối hợp cùng tàu sân bay Charles de Gaulle. Tổng thống Hollande sẽ có cuộc họp với Tổng thống Mỹ Barack Obama tại thủ đô Washington vào ngày 24.11 nhằm xây dựng một liên quân lớn mạnh và độc nhất. Ông Hollande sau đó sẽ hội đàm cùng ông Putin vào ngày 26.11 tại Moscow bàn thảo về việc hợp tác hành động chống IS tại Syria, theo Tass.
Chiến đấu cơ Rafale trên tàu sân bay Charles de Gaulle của Pháp sắp tham gia chống IS – Ảnh: Reuters
Ngoài ra, trong cuộc họp cấp bộ trưởng các nước EU tại Brussels (Bỉ) ngày 17.11, Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Jean-Yves Le Drian đã chính thức yêu cầu các nước thành viên EU hỗ trợ chiến dịch quân sự của nước này ở nước ngoài, ủng hộ cuộc chiến của Pháp chống khủng bố IS tại Syria và Iraq. Phía EU cũng bày tỏ sự ủng hộ, và chi tiết việc giúp đỡ có thể sẽ được bàn thảo trong vài ngày tới.
Video đang HOT
Khả năng của IS đang teo tóp?
Những ảnh hưởng từ vụ tấn công không thể che mờ thực tế rằng khả năng của IS vẫn còn hạn chế và tổ chức cực đoan này khó có thể giành được những kết quả to lớn.
Về khả năng quân sự, IS vẫn còn nhiều hạn chế. Theo ước tính, tổ chức này có từ 20.000-30.000 tay súng và có thể huy động đến hàng chục ngàn lính dự bị.
Sau khi chiếm được thành phố Mosul (Iraq) hồi tháng 6.2014, IS đã thu được hàng trăm xe địa hình Hummer, hơn 50 xe tăng, 150 xe bọc thép hạng nhẹ và khoảng 60.000 món vũ khí. Đó được cho là một kho vũ khí chiến thuật, nhưng lại được sử dụng cho các kế hoạch chiến lược. Những chiếc xe tăng được bảo dưỡng kém khó có thể di chuyển mà không bị lực lượng không quân phát hiện và tấn công.
Dù vụ khủng bố Paris tạo được ảnh hưởng nhưng không thể giấu đi sự hạn chế của IS – Ảnh: Reuters
Về khả năng tài chính, IS chủ yếu dựa vào nguồn thu từ việc bán dầu thô và thu thuế. Năm 2014, ước tính IS sản xuất 70.000 thùng dầu mỗi ngày. Tuy nhiên con số này đã giảm xuống vì các giếng dầu bị không kích, nhất là tại Syria, và một số giếng bị lực lượng người Kurd ở Iraq giành lại. Hơn nữa, giá bán của IS lại quá thấp, chỉ bằng 1/4 giá thị trường, tức khoảng 10 USD mỗi thùng, theo Le Point.
Mặt khác, IS bị giới hạn về mặt địa lý. Dù IS hiện kiểm soát 1/3 lãnh thổ Iraq và 1/3 Syria với 12 triệu dân nhưng việc bành trướng của tổ chức này chỉ hiệu quả tại những vùng người Ả rập Sunni. Việc IS tiến đến Baghdad, thành phố với đa số dân là người Shiite cũng như tiến về phía nam Iraq hoặc về phía lực lượng người Kurd dường như là không thể, theo Le Point. Hơn nữa, IS cũng vừa bị người Kurd chiếm lại thành phố Sinjar, nằm trên một tuyến đường quan trọng.
Ở Syria, IS bị cộng đồng thiểu số Alawit, người Công giáo và người Druze tấn công. Tại Lebanon, IS điều hành một số vùng nhưng không thể hy vọng vào lực lượng người Sunni thiểu số so với số đông người Shiite và Công giáo.
IS cũng có mặt ở vùng Sahara, châu Phi nhưng không đủ lớn mạnh để kiểm soát vùng lãnh thổ rộng lớn. Chỉ có một trường hợp ngoại lệ tại Libya, khi nước này đang trong tình trạng khủng hoảng do thiếu một chính phủ vững mạnh.
Cuối cùng, IS bị mắc kẹt trong hệ tư tưởng thời trung cổ của Hồi giáo. IS bị một quá khứ xa xưa, thần thoại thu hút. IS có thể dụ dỗ một số người có tinh thần yếu đuối, những người gốc Hồi giáo hoặc muốn cải đạo để gieo rắc cái chết. Tuy nhiên có một thực tế là người Hồi giáo Pháp không mơ về một cuộc sống trong thế giới Ả Rập của thế kỷ thứ 7 mà chỉ muốn cải thiện vị thế của mình ở nước Pháp trong thế kỷ 21.
Bảo Vinh
Theo Thanhnien
Pháp lập đại liên minh chống IS
Pháp yêu cầu kích hoạt điều khoản phòng vệ tập thể của EU tại hội nghị khẩn cấp ở Brussels trong nỗ lực thành lập đại liên minh để tiêu diệt IS.
Bộ trưởng quốc phòng và ngoại giao các nước EU nhóm họp tại Brussels ngày 17.11 để xem xét yêu cầu hỗ trợ của nước Pháp - Ảnh: Reuters
Giới hữu trách tại Pháp, Bỉ hôm qua tiếp tục đẩy mạnh chiến dịch săn lùng các tay súng ẩn mặt của tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) cùng đồng đảng. Cụ thể, cảnh sát Pháp đã tiến hành 128 vụ truy quét vào sáng sớm 17.11, theo AFP dẫn lời Bộ trưởng Nội vụ Bernard Cazeneuve. Tuy nhiên, đến hôm qua 17.11 vẫn chưa có dấu vết của nghi can Salah Abdeslam (26 tuổi), người được xác định là tay súng duy nhất chạy thoát trong vụ tấn công Paris. Theo AFP, các nhà điều tra cũng đã điểm mặt kẻ chủ mưu của các vụ tấn công liên hoàn ở Paris ngày 13.11 là Abdelhamid Abaaoud, người Bỉ.
Tình trạng chiến tranh
Cùng ngày, các chiến đấu cơ của Pháp đã triển khai những đợt không kích mới nhằm vào thành trì Raqqa của IS ở miền bắc Syria, đánh sập một trung tâm chỉ huy và cơ sở huấn luyện tại đây. "Lần thứ hai trong vòng 24 giờ, quân đội Pháp đã dội bom chống Daesh (tên khác của IS) tại Raqqa thuộc Syria", theo AFP dẫn thông tin từ Bộ Quốc phòng Pháp. Với sự phối hợp của lực lượng Mỹ, một phi đội gồm 10 chiếc Rafael và Mirage 2000 đã dội 16 quả bom xuống mục tiêu.
Chiến dịch dội bom IS nhiều khả năng sẽ tiếp tục được tăng cường sau khi Tổng thống Franois Hollande tuyên bố một cách đanh thép rằng sẽ giáng trả không nương tay để tiêu diệt khủng bố. Phát biểu trước lưỡng viện quốc hội vào tối 16.11 (giờ Việt Nam), ông Hollande tuyên bố nước Pháp hiện trong "tình trạng chiến tranh". Vì vậy, ông thúc giục các nghị sĩ hãy tăng chi ngân sách dành cho an ninh dù đi ngược lại thỏa thuận với EU, vì đây là vấn đề quan trọng hơn hẳn so với các điều luật cứng nhắc về ngân sách của khối.
Bên cạnh đó, Tổng thống Pháp yêu cầu áp dụng nhanh chóng "các biện pháp kiểm soát kết hợp và có hệ thống" các biên giới bên ngoài lẫn trong nội bộ EU, nhấn mạnh rằng chính quyền Paris buộc phải siết chặt công tác tuần tra biên giới của mình nếu khối này từ chối thực hiện. Ông Hollande tuyên bố sẽ bổ sung lực lượng gồm 2.000 người cho phía cảnh sát trong 2 năm tới và không cắt giảm quân số trong quân đội cho đến năm 2019. Ngoài ra, ông Hollande cũng xúc tiến sửa đổi hiến pháp để có thể tước quốc tịch Pháp của những công dân mang hai quốc tịch bị xem là mối đe dọa cho sự an toàn của nước này. Trước mắt, nhà lãnh đạo này đã yêu cầu các nghị sĩ xem xét kéo dài tình trạng khẩn cấp trên toàn quốc thêm 3 tháng.
Vụ 11.9 của châu Âu
Trong lần phát biểu đầu tiên của một Tổng thống Pháp trước lưỡng viện lập pháp sau 6 năm, ông Hollande cũng đã viện dẫn đến điều khoản 42.7 trong Hiệp ước EU. Điều khoản chưa từng được áp dụng trước đó nêu rõ rằng toàn bộ các quốc gia thành viên EU phải có "nghĩa vụ viện trợ và hỗ trợ bằng mọi phương tiện trong khả năng" cho bất cứ thành viên nào là "nạn nhân của một cuộc xâm lược vũ trang".
Đến hôm qua 17.11, trong cuộc họp cấp bộ trưởng tại Brussels (Bỉ), Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Jean-Yves Le Drian đã chính thức yêu cầu các nước thành viên EU hỗ trợ chiến dịch quân sự của nước này ở nước ngoài, đồng thời ủng hộ cuộc chiến của Pháp chống khủng bố IS tại Syria và Iraq. "Pháp không thể hành động đơn lẻ trên những mặt trận này", ông Le Drian nhấn mạnh. Trong khi đó, Bộ trưởng Quốc phòng Hy Lạp Panagiotis Kammenos nhấn mạnh: "Đây là sự kiện 11.9 ở châu Âu".
Trước yêu cầu của người Pháp, các bộ trưởng quốc phòng EU đã nhất trí ủng hộ đề xuất hỗ trợ các sứ mệnh quân sự của Paris ở nước ngoài, theo Cao ủy Chính sách đối ngoại của EU Federica Mogherini. Tuy nhiên, tờ The Financial Times dẫn lời giới chức EU nhận định việc viện dẫn điều khoản 42.7 có thể sẽ chẳng tạo ra hiệu quả như ý. Không giống như điều 5 về phòng vệ tập thể của NATO, theo đó xem một cuộc tấn công vào thành viên NATO là hành vi tấn công cả khối và cần phải có sự đáp trả cụ thể về mặt quân sự, điều khoản 42.7 là một phiên bản yếu hơn vì EU không phải là một liên minh quân sự. Theo bà Mogherini, chi tiết về sự hỗ trợ của từng quốc gia EU dành cho Pháp sẽ được vạch ra trong các cuộc thương thảo giữa các bên trong những ngày tới.
Ngoài các thành viên EU, Tổng thống Hollande sẽ hội kiến với các nhà lãnh đạo Mỹ, Nga trong vài ngày tới nhằm bàn thảo những nỗ lực chung để bứng tận gốc IS, đồng thời kêu gọi Hội đồng Bảo an LHQ nhanh chóng ban hành nghị quyết chống khủng bố hiệu quả. Trong hôm qua 17.11, ông cũng có cuộc điện đàm với Tổng thống Iran Hassan Rouhani nhằm trao đổi về tình hình Syria. Cùng ngày, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã đến Paris để bày tỏ sự đoàn kết với nước Pháp trong cuộc chiến chống khủng bố.
Thụy Miên
Theo Thanhnien
Nga muốn phối hợp với Pháp chống IS ở Syria Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm qua ra lệnh cho hải quân Nga ở Địa Trung Hải thiết lập liên lạc với các đối tác Pháp và cùng hành động "như đồng minh" trong chiến dịch chống Nhà nước Hồi giáo tại Syria. Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ảnh: Reuters. "Việc thiết lập liên lạc trực tiếp với Pháp và hành động cùng...