Sức mạnh cơ bắp pháo thay thế TOS-1A lộ diện
Phiên bản mới của hệ thống pháo nhiệt áp TOS-1A của Nga được thiết kế với nhiều khác biệt và được đặt trên cả khung gầm bánh hơi lẫn bánh xích.
Theo nguồn tin quân sự Nga, lực lượng quân đội nước này sẽ sớm nhận được phiên bản mới của hệ thống pháo phản lực phóng loạt nhiệt áp. So với những phiên bản trước, nó có tính năng chiến đấu đặc biệt và cơ động hơn. Các bài kiểm tra cấp nhà nước của vũ khí mới đã đến giai đoạn cuối cùng. Việc đưa vào trang bị trong quân đội được dự định trong chương trình vũ khí nhà nước trong thời gian 2018-2025.
Hệ thống pháo nhiệt áp TOS-1A Solntsepek.
Hiện tại Nga đang sử dụng hệ thống TOS-1A Solntsepek (mệnh danh là “Mặt trời trên sa mạc”), đây là phiên bản cải tiến của TOS-1 Buratino. Cơ số đạn của Solntsepek trở nên ít hơn (24 viên đạn thay vì 30) và phạm vi tác xạ tăng lên. Nạp đạn đầy đủ chỉ mất sáu giây, pháo thủ không cần phải rời khỏi xe khi thao tác chiến đấu.
Solntsepek được sử dụng thành công ở Syria ở các khu vực tập trung đông phiến quân, các cứ điểm và vị trí hỏa lực của các chiến binh IS. Tuy nhiên, tính đến kinh nghiệm hoạt động của hệ thống phun lửa trên khung gầm bánh xích ở địa hình sa mạc, Nga đã quyết định phát triển phiên bản TOS trên khung gầm bánh hơi là phiên bản Tosochka.
Video đang HOT
Theo chuyên gia quân sự Alexei Leonkov, phiên bản TOS bánh hơi sẽ mở rộng đáng kể khả năng xuất khẩu loại thiết bị quân sự này. Nhiều quân đội trên thế giới, vì điều kiện tự nhiên, thích xe bánh hơi. Tuy nhiên, Aleksey Leonkov nói thêm, khung gầm bánh hơi có khả năng tự bảo vệ kém hơn so với nền tảng bánh xích bọc thép. Do đó, Tosochka sẽ được sử dụng chủ yếu từ các vị trí trú ẩn.
Những kỹ sư phát triển hệ thống Tosochka đã chú ý đến kinh nghiệm sử dụng hệ thống nhiệt áp này ở địa bàn chiến sự Trung Đông cũng bởi hệ thống súng phun lửa mới của Nga rồi đây sẽ được cung cấp cho các nước trong khu vực này.
Được biết, TOS-1A Solntsepek được coi là hệ thống nhiệt áp mạnh hàng đầu thế giới đang phục vụ trong quân đội Nga và đã được Moscow xuất khẩu đến nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Iraq, Syria, Azerbaijan… tất cả những nước này đều đang có chiến sự và nguy cơ xung đột rất cao.
Nói về sức mạnh của hệ thống pháo nhiệt áp này, chuyên gia Sebastien Roble của tạp chí The National Interest cho biết, hệ thống nhiệt áp TOS-1A của Nga mãnh mẽ hơn nhiều so với sản phẩm cùng loại của phương Tây. Vị chuyên gia này đã liệt kê những ưu điểm của hệ thống phun lửa hạng nặng TOS-1A trước các vũ khí tương tự của phương Tây.
Theo chuyên gia này, TOS-1A không có đối thủ cạnh tranh trong kho vũ trang của phương Tây. Trên thế giới không thiếu các hệ thống hỏa lực phóng loạt, ví dụ, pháo phản lực HIMARS trên xe M142 được Mỹ sử dụng ở Iraq M142, nhưng tất cả đều chỉ bọc thép hạng nhẹ và thiết kế bố trí ở hỏa điểm được bảo vệ.
Trong khi đó, pháo phản lực TOS-1A ngắm bắn trực diện – để đáp ứng nhiệm vụ này nó có đủ hệ thống điều khiển hỏa lực bao gồm máy đo cự ly laser và máy tính đạn đạo. Ngoài ra, TOS-1A sở hữu giáp hạng nặng của T-72 thiết kế trên gầm xe tăng, trọng lượng của TOS-1A là 46 tấn.
Các hệ thống tương tự thường sử dụng đạn bộc phá thông thường hoặc đạn chùm, trong khi vũ khí Nga khai thác đạn cháy – đạn tên lửa của các tổ hợp Smerch và Uragan. Trên hệ thống bắn hàng loạt di động Quân đội Mỹ dùng bom nhiệt áp và các loại kích thước lớn hơn thả từ trên không.
Một phiên bản được đưa vào biên chế từ năm 2001 là TOS-1A Solntsepek sở hữu tầm bắn xa tới trên 6 km.
“Đó là khoảng cách khá lớn cho phép vũ khí tiếp tục bắn trước hỏa lực đáp trả từ phần lớn các loại súng chống tăng,” chuyên gia Mỹ thừa nhận.
Đan Nguyên
Theo baodatviet
Nga có "tin xấu" cho máy bay tiêm kích của Mỹ
Trung Quốc và Nga đang tiến đến gần đích trong việc thiết lập công nghệ cho phép bắn hạ máy bay chiến đấu tàng hình F-35 và F-22 của Mỹ, tạp chí The National Interest viết.
Moscow và Bắc Kinh đã có kinh nghiệm trong việc phát triển các hệ thống tìm kiếm và theo dõi hồng ngoại, tác giả bài báo chỉ rõ. Ngoài ra, ngành công nghiệp quốc phòng của cả hai quốc gia có mạng lưới trao đổi dữ liệu trên không trung.
"Ngay khi Trung Quốc và Nga và có thể liên lạc thông qua kênh liên kết dữ liệu tốc độ cao của hai hay nhiều máy bay chiến đấu được trang bị hệ thống tìm kiếm và theo dõi hồng ngoại với tầm sóng xa, họ sẽ có số lượng lớn của các thành phần để tạo ra hệ thống có thể đối chọi với công nghệ tàng hình", bài báo cho biết.
The National Interest cũng lưu ý rằng việc hiện đại hóa công nghệ chiến đấu chỉ là vấn đề thời gian. Và việc bảo vệ Mỹ F-35 và F-22 của Mỹ khỏi sự phát triển của hệ thống mới dường như là nhiệm vụ bất khả thi.
Theo Danviet
Putin đưa rồng lửa S-400 đến Viễn Đông vì lo ngại xung đột Triều Tiên Nga đang tiến hành tái trang bị các đơn vị phòng không của mình ở vùng Viễn Đông, thay thế các bệ phóng tên lửa "đất đối không" S-300 bằng hệ thống tên lửa chống máy bay S-400 hiệu quả hơn, như The National Interest nhận xét. Tổ hợp S-400 của Nga. Chuyên viên cao cấp của Trung tâm nghiên cứu châu Âu...