Sức mạnh chiến hạm Mỹ cử đến Hoàng Sa lúc Trung Quốc tập trận
Hải quân Mỹ đã cử tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường USS Mustin thực hiện sứ mệnh “đảm bảo tự do hàng hải” ở quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam giữa lúc Trung Quốc tập trận bắn đạn thật tại Biển Đông.
USS Mustin (DDG-89) là tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường thứ 39 thuộc lớp Arleigh Burke của Hải quân Mỹ. Tàu được đặt tên nhằm vinh danh gia tộc Mustin vì có nhiều tham gia cống hiến cho hải quân Mỹ suốt hơn một thế kỷ.
Tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường USS Mustin (DDG-89). Ảnh: Navy Recognition
Theo trang Military Times, quá trình chế tạo USS Mustin bắt đầu từ tháng 1/2001 tại xưởng đóng tàu Ingalls ở Pascagoula, bang Mississippi. Đến ngày 12/2 cùng năm, tàu được hạ thủy lần đầu tiên. Tàu chính thức được biên chế phục vụ hải quân Mỹ trong một buổi lễ long trọng diễn ra tại căn cứ không quân đảo Bắc ở San Diego, bang California vào tháng 7/2003.
Ngày 1/2/2005, USS Mustin thực hiện sứ mệnh đầu tiên trên biển. Đến tháng 7/2006, tàu cùng 300 thành viên thủy thủ đoàn được điều đến cắm chốt ở căn cứ hải quân Yokosuka tại Nhật, biên chế phục vụ trong Hạm đội 7 của hải quân Mỹ.
Video đang HOT
Cũng như các tàu khu trục khác thuộc lớp Arleigh Burke, USS Mustin được chế tạo dựa trên hệ thống chiến đấu Aegis và radar mảng pha quét điện tử thụ động đa năng SPY-1D. Tàu được trang bị 56 tên lửa hành trình Raytheon Tomahawk, cùng sự kết hợp của các tên lửa tấn công mặt đất (TLAM) với hệ thống định vị hỗ trợ Tercom và các tên lửa chống hạm có dẫn đường quán tính. Ngoài ra, hệ thống Aegis của tàu còn sử dụng các tên lửa đất đối không Standard SM-2MR Block 4.
Tàu USS Mustin diễn tập bắn đạn thật trên biển. Ảnh: Military Times
Một điểm đáng chú ý khác của USS Mustin là được trang bị hệ thống pháo hạm BAE Systems 127mm Mk 45 với ống ngắm điện quang Kollmorgen mk46 mod 1 và hai hệ thống pháo phòng không tầm gần 20mm, 6 nòng Raytheon/General Dynamics. Bên cạnh đó, tàu còn sở hữu 6 ống phóng ngư lôi diệt tàu ngầm 324mm mk32 mod 14.
USS Mustin nhiều lần được khen thưởng vì thành tích trong các hoạt động cứu hộ, cứu nạn trên biển cũng như các sứ mệnh khác của hải quân Mỹ ở khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương. Hạm đội 7 của hải quân Mỹ ngày 27/8 tuyên bố đã cử tàu khu trục này thực hiện nhiệm vụ “đảm bảo tự do hàng hải” ở quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam, chỉ một ngày sau khi Trung Quốc bắn tên lửa đạn đạo ở Biển Đông.
Mỹ điều tàu chiến USS Mustin đến Biển Đông, Trung Quốc kêu gọi dừng khiêu khích
Trung Quốc cảnh báo về những "tai nạn quân sự" có thể xảy ra sau khi Mỹ điều tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường USS Mustin hoạt động ở Biển Đông.
Hôm 28/8, Trung Quốc cảnh báo về các nguy cơ đối với các hoạt động tiếp theo của Hải quân Mỹ ở Biển Đông, đồng thời tuyên bố rằng các hoạt động gần đây của phía Mỹ tạo điều kiện cho cuộc đối đầu quân sự không chủ ý giữa quân đội hai nước.
"Chúng tôi kêu gọi Mỹ dừng hành vi khiêu khích và hạn chế các hành động trên biển để tránh các tai nạn quân sự có thể xảy ra", Đại tá Li Huamin, phát ngôn viên Bộ tư lệnh Chiến khu Nam Bộ, Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) nói, đồng thời khẳng định các lực lượng hải quân và không quân của PLA đang theo dõi tàu khu trục Mỹ trên Biển Đông.
Tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường USS Mustin. (Ảnh: Hải quân Mỹ)
Trong thông báo đưa ra hôm 27/8, Hạm đội 7 của Mỹ cho biết tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường USS Mustin đã tiến hành các hoạt động tự do hàng hải gần quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
Người phát ngôn Hạm đội 7 Reann Mommsen nhấn mạnh, hoạt động tự do hàng hải lần này nhằm duy trì các quyền, trong đó có quyền tự do đi lại hợp pháp tại các vùng biển được quốc tế công nhận.
Động thái trên của Mỹ diễn ra một ngày sau khi SCMP đưa tin quân đội Trung Quốc phóng 2 tên lửa đạo đạo ra Biển Đông, trong động thái được cho là để cảnh báo Mỹ. SCMP nói hai tên lửa này đều rơi xuống khu vực giữa tỉnh Hải Nam và quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
Hôm 27/8, Bộ Quốc phòng Mỹ xác nhận vụ phóng tên lửa của Trung Quốc, nói Bắc Kinh phóng tới 4 tên lửa đạn đạo trong các cuộc tập trận ở khu vực xung quanh quần đảo này.
Về hoạt động trên Biển Đông, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng nhiều lần nhấn mạnh: "Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và bằng chứng lịch sử để khẳng định chủ quyền của mình với Hoàng Sa và Trường Sa phù hợp với luật pháp quốc tế. Chúng tôi cũng cho rằng tất cả các quốc gia đều phải có nghĩa vụ và lợi ích chung trong việc tôn trọng các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế".
Theo người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam, việc duy trì khu vực Biển Đông ổn định, hòa bình, hợp tác và phát triển không những là nguyện vọng mà còn là trách nhiệm chung của các nước ở Biển Đông, các nước trong khu vực và cộng đồng quốc tế. Để hiện thực hóa mục tiêu này cần có nỗ lực chung của các nước trong khu vực và cộng đồng quốc tế trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế, thực thi đầy đủ và có trách nhiệm các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế, trong đó có UNCLOS 1982.
Trung Quốc cáo buộc Mỹ đưa máy bay do thám U-2 vào 'vùng cấm bay' Trung Quốc cáo buộc Mỹ điều một máy bay trinh sát U-2 vào một "vùng cấm bay" trong cuộc tập trận quân sự bắn đạn thật của nước này hôm 25/8. Bộ Quốc phòng Trung Quốc hôm 25/8 cho biết máy bay U-2 của Mỹ đã bay không phép qua một "vùng cấm bay" ở quân khu phía Bắc, nơi diễn ra các...