Sức mạnh “Bảo kiếm” Tu-160M của Nga khiến Mỹ “dè chừng”
“Bảo kiếm” Tu-160M của Nga đã hoàn thành nâng cấp trước thời hạn 2 năm và là máy bay hiện đại nhất của Nga cho đến năm 2035.
Tu-160M có thể tấn công đến Mỹ từ khoảng cách 4.000 – 5.000 km.
Máy bay ném bom chiến lược liên lục địa thế hệ mới của Nga Tu-160M được đưa vào thử nghiệm sớm so với kế hoạch 2 năm. Nguồn: Sina.
Sina ngày 30/11 dẫn báo cáo từ hãng thông tấn Tass cho biết, với bán kính chiến đấu hơn 13.000 km, có thể xuyên thủng hệ thống phòng thủ với tốc độ siêu thanh, mang theo tối đa 45 tấn bom hạt nhân, máy bay ném bom chiến lược liên lục địa thế hệ mới của Nga Tu-160M đã chính thức được chuyển từ bộ phận sản xuất đến căn cứ thử nghiệm bay KAZ mang tên S.P. Gorbunov để thực hiện kiểm tra trên mặt đất và trên không trung hôm 28/11.
Trong bối cảnh việc nghiên cứu chế tạo máy bay ném bom tàng hình PAK-DA vẫn đang còn “mơ hồ” thì máy bay ném bom chiến lược liên lục địa Tu-160M là “bảo kiếm” thực sự mà Không quân Nga sẽ sử dụng cho đến năm 2035. Bộ Quốc phòng Nga đã quyết định mua 50 máy bay loại này. So với Tu-160, máy bay ném bom Tu-160M đã được cải tiến và nâng cấp rất nhiều, tương tự như sự thay đổi thế hệ của máy bay chiến đấu Su-27 thành Su-35.
Do vũ khí thế giới không ngừng được hiện đại hóa, nên tiến trình chế tạo và bay thử nghiệm của máy bay ném bom chiến lược Tu-160M đã được các cơ quan có liên quan của Nga tăng tốc đáng kể nhằm bắt kịp với thời cuộc. Theo kế hoạch cũ của Bộ Quốc phòng Nga, thì chiếc Tu-160M đầu tiên được dự kiến sẽ được chuyển đến căn cứ thử nghiệm KAZ vào năm 2021, nhưng hiện Tu-160M đã hoàn thành nâng cấp và sẵn sàng thử nghiệm sớm 2 năm.
Chuyên gia Nga cho rằng Tu-160M thế hệ mới không phải là điều mà Quân đội Mỹ có thể kháng cự lại. Nguồn: Sina.
Nguồn tin tiết lộ, máy bay ném bom Tu-160M chủ yếu nâng cấp hệ thống điện tử hàng không kỹ thuật số, hệ thống dẫn đường toàn cầu có độ chính xác cao, hệ thống vô tuyến điện quân sự độ bảo mật cao thế hệ mới và hệ thống chống chế áp điện tử, giúp cải thiện đáng kể khả năng thông tin, tình báo, tác chiến điện tử và khả năng thâm nhập. Vũ khí chính của Tu-160M cũng được thay thế bằng tên lửa hành trình đối không X-101/102, đồng thời cũng trang bị khả năng phóng tên lửa vượt siêu thanh.
Video đang HOT
Các chuyên gia quân sự Nga cho biết, mặc dù máy bay ném bom Tu-160M vẫn không có khả năng tàng hình, nhưng khả năng đột phá phòng không ở tốc độ siêu thanh và phóng tên lửa hạt nhân tầm xa không phải là điều mà Quân đội Mỹ có thể kháng cự lại. Ngoài 50 máy bay ném bom mới được đặt hàng, 16 chiếc Tu-160 hiện tại của Không quân Nga sẽ được nâng cấp lên tiêu chuẩn M (hoặc M2).
Máy bay ném bom Tu-160M có mang theo 45 tấn vũ khí, trong trường hợp không cần tiếp nhiên liệu trên không vẫn có bán kính tác chiến hơn hơn 13.000 km, điều này có nghĩa là Tu-160M có thể dễ dàng tiếp cận lãnh thổ Mỹ. Tuy nhiên, do việc thay thế các tên lửa hành trình đối không thế hệ mới X-101/102, thì máy bay ném bom Tu-160M không cần tiếp cận lãnh thổ Mỹ mà vẫn có thể tấn công đến Mỹ, thậm chí có thể phát động một cuộc tấn công bằng tên lửa mang đầu đạn hạt nhân đến Mỹ từ khoảng cách 4000-5000 km.
Tu-160M mang theo tên lửa hạt nhân X-102 có thể tấn công lãnh thổ Mỹ từ khoảng cách 4.000 – 5.000 km. Nguồn: Sina.
Các chuyên gia Nga cho biết, trong gần 2 năm qua, Không quân Nga đã nối lại hoàn toàn các cuộc diễn tập hành trình chiến đấu ở Bắc Cực, Bắc Thái Bình Dương và Bắc Đại Tây Dương, các cuộc diễn tập chủ yếu là khoa mục mô phỏng tấn công các trận địa của Mỹ và tên lửa hạt nhân. Quân đội Mỹ cũng đang làm điều tương tự với Nga. Máy bay ném bom tàng hình B-2 và máy bay ném bom B-52H đã bay tới châu Âu để triển khai nhiều lần mô phỏng tấn công hạt nhân vào các thành phố trung tâm của Nga như Moscow và St. Petersburg.
Mặc dù máy bay ném bom Tu-160M không có khả năng tàng hình, nhưng tên lửa hành trình X-101 và tên lửa mang đầu đạn hạt nhân X-102 của nó lại là vũ khí chiến lược tàng hình mới nhất của Quân đội Nga. Theo các thông tin công khai, diện tích phản xạ radar của tên lửa hành trình chiến lược X-101 chỉ có 0,01 m2, với tầm bắn tối đa hơn 4.000 km và có thể mang theo đầu đạn nặng 450 kg.
Tên lửa hành trình chiến lược mang đầu đạn hạt nhân X-102 được cho là có tầm bắn 5.500 km, sức công phá tương đương hơn 150 Kiloton. Truyền thông Nga cho biết, máy bay ném bom Tu-160M có thể duy trì tốc độ Mach 1,5 khi tiến hành xuyên thủng hệ thống phòng không và bán kính tác chiến vẫn còn hơn 2.000 km. Sự kết hợp của Tu-160M với tên lửa hạt nhân X-102 có thể đe dọa mạnh mẽ máy bay ném bom chiến lược tàng hình của Mỹ.
Về phía Mỹ, các chuyên gia Quốc phòng Mỹ cho rằng, máy bay Tu-160M xác thực là máy bay ném bom chiến lược duy nhất của Nga có khả năng đe dọa đến lãnh thổ Mỹ. Còn một số máy bay ném bom hiện đại khác như Tu-95MS và Tu-22M3 vẫn có các khuyết điểm “trí mạng”, hoàn toàn không thể so sánh được với máy bay ném bom Tu-160M .
nguồn: Sina.
Mỹ cho rằng Tu-160M có thể đe dọa đến lãnh thổ Mỹ nhưng máy bay tàng hình ném bom chiến lược mới là tương lai của chiến tranh.
Tuy nhiên, trong những thập kỷ tới máy bay chiến đấu tàng hình và máy bay ném bom sẽ trở thành xu hướng chính, sức mạnh răn đe của máy bay ném bom Tu-160M rất khó so sánh với các máy bay ném bom chiến lược tàng hình như B-2, B-21 của Mỹ, những máy bay này mới là đại biểu chân chính của máy bay ném bom liên lục địa trong tương lai.
Hiện, Chính phủ Mỹ vẫn kêu gọi Nga hủy bỏ máy bay ném bom Tu-160 và Tu-95, coi đây là điều kiện tiên quyết để Mỹ tham gia đàm phán cùng Nga về việc đổi mới Hiệp ước cắt giảm vũ khí chiến lược mới (New START). Các chuyên gia Nga khẳng định, nếu Mỹ không từ bỏ máy bay ném bom tàng hình B-2 và B-21, thì Moscow sẽ không hủy bỏ máy bay Tu-160.
Đức Trí (lược dịch)
Theo infonet.vn
Nga vét kho dự trữ cấp tốc đưa S-300PS sang Tajikistan
Quân đội Nga đang duy trì một số lượng lớn tổ hợp tên lửa phòng không tầm xa S-300PS trong các kho dự trữ chiến lược để sẵn sàng tái sử dụng.
Truyền thông Nga cho biết, các hệ thống tên lửa phòng không tầm xa S-300PS đã lần đầu tiên được đưa vào sử dụng tại căn cứ quân sự số 201 của Nga được triển khai tại lãnh thổ nước cộng hòa Tajikistan.
Theo thông báo, lô thiết bị đã được chuyển đến Tajikistan bằng đường sắt, những tổ hợp S-300PS này có xuất xứ từ kho vũ khí dự trữ chiến lược của Quân khu Trung tâm, đóng tại khu vực Volga.
Hiện tại các quân nhân Nga đang thực hiện công tác chuẩn bị kỹ thuật cho vị trí triển khai hệ thống vũ khí này. Sau khi hoàn thành công tác trên, tổ hợp S-300PS sẽ đảm nhận nhiệm vụ bảo vệ bầu trời Tajikistan.
Hệ thống tên lửa phòng không tầm xa S-300PS được Nga đưa tới căn cứ quân sự trên đất Tajikistan
Nhiệm vụ chính của khẩu đội S-300PS sẽ là đảm bảo an toàn cho các cơ sở của căn cứ quân sự 201 khỏi các cuộc tấn công đường không của kẻ thủ, cũng như chịu trách nhiệm phòng thủ theo hiệp ước khu vực an ninh tập thể Trung Á cùng với các lực lượng và vũ khí trang bị của lực lượng vũ trang Cộng hòa Tajikistan.
Tổ hợp S-300PS vừa được "gọi tái ngũ" bao gồm khoảng 30 đơn vị cấu thành, bao gồm xe chỉ huy, bệ phóng, radar trinh sát, radar dẫn đường, cũng như các phương tiện hỗ trợ, dịch vụ báo chí của Quân khu Trung tâm Nga báo cáo.
Nhiều khả năng hệ thống S-300PS trên chỉ đơn thuần được mang ra tái sử dụng chứ không trải qua quá trình nâng cấp, hiện đại hóa, bởi nhu cầu của Nga tại Tajikistan chưa yêu cầu phải điều động tới những tổ hợp phòng không cao cấp hơn.
Trong thời gian gần đây Nga đã "gọi tái ngũ" khá nhiều tổ hợp phòng không S-300PS để triển khai trên lãnh thổ các quốc gia "phên dậu"
S-300PS (SA-10 Grumble) thuộc phiên bản đời đầu của S-300, chính thức ra mắt vào năm 1985. Tổ hợp được nâng cấp với sự phục vụ của xe mang phóng tự hành 5P85T (dựa trên khung gầm xe tải MAZ 7910 8x8) và radar điều khiển hỏa lực 5N63.
Sức mạnh của S-300PS nằm ở tên lửa đánh chặn 5V55R tầm bắn 90 km, vận tốc tối đa 1.700 m/s, độ cao hoạt động 0,025 - 25 km, mang theo đầu đạn nặng 133 kg với hệ dẫn đường nhận lệnh trực tiếp từ đài chỉ huy.
Hệ thống có thể theo dõi 12 mục tiêu và điều khiển tên lửa tiêu diệt 6 mục tiêu có vận tốc 1.150 m/s cùng lúc, tầm bắn hiệu quả đối với máy bay là 75 km và tên lửa đạn đạo tầm ngắn là 25 km. Thời gian giãn cách giữa 2 loạt phóng chỉ 3 - 5 giây và chuyển trạng thái sẵn sàng chiến đấu sang di dời khỏi trận địa dưới 5 phút.
Tùng Dương
Theo baodatviet
Thổ Nhĩ Kỳ triển khai S-400, chiến đấu cơ Syria "tắt điện"? Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ nhiều khả năng sẽ sớm triển khai tổ hợp tên lửa phòng không tầm xa S-400 Triumf tới khu vực Bắc Syria nhằm đề phòng nguy cơ bị tấn công đường không. Theo ghi nhận từ thực địa, quân đội chính phủ Syria (SAA) và quân đội Thổ Nhĩ Kỳ đã dồn một lượng lớn binh lính cùng...