Sức khỏe ông Trump ảnh hưởng chiến dịch tái tranh cử ra sao?
Việc thông tin sức khỏe của ông Trump không được tiết lộ chính thức cho công chúng đang phủ bóng lên chiến dịch ngồi lại Nhà Trắng thêm một nhiệm kỳ nữa.
Tổng thống Mỹ Donald Trump phát biểu tại một sự kiện tranh cử hôm 30-9.
Sự nhiễu loạn thông tin về tình hình sức khỏe của Tổng thống Donald Trump đã làm dấy lên quan ngại về chiến dịch tái tranh cử của ông, theo hãng tin Bloomberg.
Thông tin trái chiều khiến cử tri Mỹ bối rối
Ông Brian Garibaldi, thành viên trong đội ngũ y tế của ông Trump, cho biết tình trạng sức khỏe của ông đã có tiến triển và có thể xuất viện vào thứ hai tuần sau.
Tuy nhiên, nguồn tin từ ông Sean Conley, bác sĩ của Nhà Trắng cho hay ông Trump đã phải tiếp nhận lượng thuốc điều trị dành cho các bệnh nhân COVID-19 có tiến triển bệnh nặng. Điều này đã đặt ra câu hỏi về tình trạng sức khỏe thực sự của ông.
Tổng thống Mỹ Donald Trump rời khỏi trung tâm y tế Walter Reed hôm 4-10. Ảnh: BLOOMBERG
Video đang HOT
Ông Trump đã có kết quả dương tính với virus COVID-19 sau khi trở về từ buổi gây quỹ tại một khu nghỉ dưỡng ở bang New Jersey hôm 1-10.
Ông Jason Miller, trợ lý cấp cao của chiến dịch tranh cử của ông Trump đã tuyên bố trên đài NBC rằng “Tổng thống Donald Trump sẽ sớm quay trở lại đường đua tái tranh cử” đồng thời tỏ ra không quan tâm trước thông tin ông Joe Biden, ứng cử viên đảng Dân chủ đang dẫn trước cuộc đua với 14% điểm.
Gần 3,3 triệu người đã bỏ phiếu cho cuộc bầu cử vào hôm 3-11. Việc tình hình sức khỏe của ông Trump không được tiết lộ trước công chúng khiến người dân Mỹ, đặc biệt là người ủng hộ ông đã phải bỏ phiếu trong sự không rõ ràng.
“Các cử tri nên có đầy đủ thông tin về tình hình sức khỏe của Tổng thống mỹ trước khi họ bỏ phiếu” – ông David Gergen cựu trợ lý của Nhà Trắng cho biết.
Nguy cơ bùng phát dịch từ chiến dịch tái tranh cử
Việc ông Trump công bố nhiễm virus gây bệnh COVID-19 đã đặt ra các câu hỏi về việc liệu Nhà Trắng và các sự kiện tổ chức chiến dịch tranh cử của ông Trump có trở thành địa điểm phát tán dịch bệnh hay không.
Các thành viên nhóm chiến dịch tranh cử của ông Trump như bà Hope Hicks, cố vấn thân cận của ông và ông Bill Stepien, giám đốc chiến dịch tranh cử đều đã có kết quả xét nghiệm dương tính với COVID-19.
Bà Hope Hicks (phải), cố vấn thân cận của Tổng thống Donald Trump. Ảnh: ABC NEWS
Ông Scott Gottlieb, cựu lãnh đạo Ủy ban quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA), cho biết có thể sẽ có thêm các ca nhiễm COVID-19 mới xuất phát từ Nhà Trắng và từ giữa các nhà lập pháp đảng Cộng Hòa.
“Không thể biết được đã có những ai đã tiếp xúc với Tổng thống Mỹ vào hôm 29 và 30-9″, theo ông Gottlieb.
Ông Trump không chắc nhận được sự thông cảm từ cử tri Mỹ
Trong phạm vi kinh tế-chính trị, sự tín nhiệm của cử tri đối với ông Trump không hề khác đi cho dù ông ấy có bị nhiễm COVID-19 hay không.
Một nhà phân tích chính trị hôm 2-10 nói với đài CNBC rằng việc Tổng thống Trump nhiễm COVID-19 không có khả năng ảnh hưởng đến cuộc bầu cử tổng thống sắp diễn ra vào tháng 11 tới.
Không chắc cử tri Mỹ có cảm thông cho ông Trump
"Tôi không thực sự nghĩ rằng bất cứ điều gì sẽ có tác động lớn đến việc thay đổi số phiếu bầu ủng hộ Trump hoặc Biden vào thời điểm này" - ông Cailin Birch thuộc Cơ quan Tình báo Kinh tế The Economist Intelligence Unit (EIU) nói với chương trình "Squawk Box Europe" của đài CNBC hôm 2-10.
Người dân Mỹ có thể sẽ không cảm thông cho ông Trump khi hay tin ông bị nhiễm COVID-19. Ảnh: AFP/CNN
Ông Trump, 74 tuổi và Đệ nhất phu nhân Melania Trump, 50 tuổi đã có kết quả xét nghiệm dương tính với virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19. Điều này xảy ra hơn một tháng trước cuộc bầu cử tổng thống, khiến chứng khoán thế giới trượt dốc. Thị trường thế giới thì hồi hộp chờ đợi thông tin về tình hình ông Trump cũng như đưa ra một loạt các kịch bản khác nhau về cuộc bầu cử sắp tới.
Mặc dù tới thời điểm này, bác sĩ Nhà Trắng Sean Conley cho biết rằng sức khỏe của Tổng thống Trump vẫn đang trong tình trạng ổn định và ông có thể sẽ được xuất viện vào ngày 5-10 (giờ địa phương). Tuy nhiên, chi tiết về các liệu pháp điều trị cho Tổng thống Trump đang dùng thuốc dexamethasone. Điều này cho thấy bệnh tình của ông ấy nặng hơn so với thông tin được công bố.
Về phía ông Trump, ông ấy luôn thể hiện tinh thần lạc quan. Chiều 4-10, ông Trump còn ra khỏi bệnh viện để thăm những người ủng hộ đang tập trung bên ngoài bệnh viện. Ngồi trên xe hơi, ông Trump được thấy đeo khẩu trang, tươi tắn vẫy chào người ủng hộ.
"Có thể có một số lá phiếu vì cảm thông cho ông Trump nhưng tôi không chắc lắm. Với cách tiếp cận của ông ấy đối với virus... cộng với thực tế là chính trị của Mỹ phân cực sâu sắc và cố thủ, nên sẽ không có bất kỳ loại tác động thực sự nào đến kết quả bầu cử Mỹ" - ông Birch của EIU cho biết.
Theo ông Birch, chỉ cần nhìn lại toàn bộ những điều ông Trump làm trong toàn bộ nhiệm kỳ đầu tiên của ông ấy, sẽ thấy ông ấy trải qua bê bối cá nhân, phiên tòa luận tội, tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ và sau đó là một cuộc khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng. Tuy nhiên, dư luận vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau về cách ông ấy đã xử lý nó. Hiện một số khảo sát cho thấy dư luận ủng hộ ông Trump trong khoảng mức từ 40% đến 43%.
"Trong phạm vi kinh tế-chính trị, sự tín nhiệm đối với ông Trump không hề khác đi, và dẫu cho ông ấy bị bệnh thì cũng không làm thay đổi vấn đề bao nhiêu" - ông Birch nhận định.
Tranh luận trực tiếp không ảnh hưởng đến quyết định cử tri
Ông Trump và ứng cử viên tổng thống của đảng Dân chủ Joe Biden tuần trước đã đối đầu trong cuộc tranh luận đầu tiên, được trực tiếp trên truyền hình trước cuộc bầu cử ngày 3-11. Buổi tranh luận liên tục bị gián đoạn và sự công kích lẫn nhau từ hai ứng viên đã khiến cho người xem thật sự thất vọng. Những người được khảo sát và kể cả những người phụ trách chương trình cũng đưa ra những đánh giá đầy ảm đạm.
Các cuộc thăm dò gần đây cho thấy ông Biden đang dẫn trước ông Trump trong cuộc đua vào Nhà Trắng. Ảnh: NBC/AFP
Ba cuộc thăm dò gần đây của đài NBC News hỏi rằng ai sẽ thắng trong cuộc tranh luận đều cho kết quả là ông Biden nhỉnh hơn. Công cụ theo dõi bỏ phiếu quốc gia của FiveThirtyEight (trang thăm dò dư luận về kinh tế, chính trị) cũng cho thấy ông Biden đang dẫn trước ông Trump ít nhất bảy điểm.
Mặc dù vậy, một nghiên cứu của trường Harvard được công bố năm ngoái cho thấy rằng các cuộc tranh luận bầu cử trên truyền hình thường không có bất kỳ tác động nào đến quyết định của cử tri.
Một cuộc thăm dò do hãng Reuters/Ipsos được thực hiện vào ngày 2 và 3-10, sau khi Tổng thống Trump bị nhiễm COVID-19 cho thấy ông Biden đã dẫn trước ông Trump 10% điểm trên toàn quốc và gần 2/3 người Mỹ nghĩ rằng ông Trump có thể sẽ không bị nhiễm nếu ông ấy không xem nhẹ loại virus này.
Ngày 5-10, bà Kate Bedingfield, Phó trưởng Ban vận động tranh cử của ông Biden cũng nói rằng ông Biden đồng ý lùi thời gian tiến hành buổi tranh luận tiếp theo với ông Trump, dự kiến diễn ra vào ngày 15-10 sắp tới nếu đây là việc làm cần thiết.
Nhiều người Mỹ tin Biden 'thắng' cuộc tranh luận đầu tiên Cứ 10 người theo dõi cuộc tranh luận tổng thống đầu tiên thì có 6 người nói Biden đã làm tốt hơn Trump, theo khảo sát của CNN. Cũng theo kết quả cuộc thăm dò được CNN tiến hành sau cuộc tranh luận đầu tiên giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và đối thủ Joe Biden hôm 29/9, chỉ có 28% người được...