Sức khỏe học sinh là trên hết!
Chưa có cơ sở bảo đảm rằng khi học sinh quay lại trường thời điểm này sẽ không nhiễm Covid-19, vì thế nên cho các em nghỉ tiếp để an toàn
UBND TP HCM vừa kiến nghị chính thức lên Chính phủ về việc kéo dài thời gian nghỉ học đến hết tháng 3 và dời kỳ thi THPT quốc gia đến cuối tháng 7-2020.
Nhiều phụ huynh đồng tình
Kiến nghị này được đưa ra trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19, trong đó tiềm ẩn nhiều nguy cơ và chưa có dấu hiệu ổn định trong thời gian ngắn sắp đến. Với tinh thần bảo đảm sự an toàn và sức khỏe cho học sinh, thực hiện tốt cho năm học 2019-2020, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) TP HCM đã tham mưu UBND TP kiến nghị lên Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT, Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội điều chỉnh lại thời gian năm học 2019-2020, tiếp tục học kỳ II từ tháng 4 đến tháng 7, dời kỳ thi THPT quốc gia đến cuối tháng 7.
Kỳ thi lớp 10 ở nhiều tỉnh, thành có khả năng sẽ phải lùi lại. Ảnh: Tấn Thạnh
Video đang HOT
Nhiều phụ huynh nêu quan điểm đồng tình và cảm ơn đề xuất của TP HCM, cho rằng phải hiểu lãnh đạo các cấp và các cơ quan ban ngành liên quan, họ đã đánh giá tình hình dịch bệnh ở mức độ nào nên mới kiến nghị như thế.
Một phụ huynh cho rằng có những người mang mầm bệnh mà chúng ta chưa biết được, vì vậy nên khắc phục khó khăn và chỉ con em cách bảo vệ mình. “Việc kiến nghị cho học sinh nghỉ thêm là quyết định đúng đắn của lãnh đạo TP, lỡ dịch bùng lên thì khó có thể kiểm soát được” – phụ huynh này nói.
Vì sức khỏe là trên hết, học sinh có thể bớt thời gian nghỉ hè để học bù, phải xét đến tình hình chung của cả nước mà quyết định. Chưa có cơ sở bảo đảm rằng khi các em quay lại trường thời điểm này sẽ không nhiễm bệnh, vì thế nên cho các em nghỉ tiếp để an toàn. “Cũng nên tính đến phương án cho học sinh nghỉ 2 đợt trong năm vì mùa xuân là mùa của các bệnh dịch; kéo dài kỳ nghỉ xuân, giảm bớt kỳ nghỉ hè” – một phụ huynh nêu quan điểm.
Khử trùng, tiêu độc
Tại hội nghị phòng chống dịch Covid-19 TP Hà Nội chiều 19-2, ông Nguyễn Sỹ Trường, Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ TP Hà Nội, cho biết qua nắm bắt dư luận cho thấy người dân rất quan tâm đến việc có cho học sinh nghỉ hết tháng 2 hay đi học trở lại.
Theo ông Nguyễn Đức Chung – Chủ tịch UBND TP Hà Nội, Trưởng Ban Chỉ đạo Phòng dịch Covid-19 TP Hà Nội – trên cơ sở cập nhật mọi tình hình dịch bệnh, ngày 21-2, sẽ quyết định việc có cho học sinh TP Hà Nội nghỉ học hết tháng 3 hay không.
Ông Nguyễn Sỹ Trường đề nghị nếu đi học trở lại thì Sở Y tế, Sở GD-ĐT cùng các trường cần trang bị các thiết bị phòng hộ như khẩu trang, nước rửa tay, máy đo thân nhiệt… để phụ huynh yên tâm, đặc biệt là khẩu trang.
Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung đề nghị tất cả các biện pháp chỉ đạo về vấn đề liên quan đến khử trùng, tiêu độc tại cơ sở y tế, cơ sở giáo dục cần tiếp tục thực hiện một cách nghiêm túc. Ông Chung nhấn mạnh khi nào người dân và cha mẹ các học sinh cảm thấy yên tâm hoàn toàn, lãnh đạo TP cũng cảm thấy yên tâm hoàn toàn thì mới quyết định cho học sinh đến trường.
Các nước giám sát chặt chẽ
Bộ trưởng Giáo dục Singapore Ong Ye Kung mới đây cho biết hiện nước này không có kế hoạch đóng cửa trường học nhưng phải giám sát tình hình chặt chẽ bên cạnh các biện pháp phòng ngừa, mỗi học sinh đều có nhiệt kế, mọi cổng trường đều bố trí dụng cụ đo thân nhiệt.
Theo ông Ong Ye Kung, có 3 nhược điểm liên quan tới việc đóng cửa trường học vì Covid-19, đó là việc lây nhiễm có thể xảy ra thậm chí ở nhà, ví dụ nếu cha mẹ mang virus về nhà khi đi làm bên ngoài. Tuy nhiên, các trường đã thường xuyên làm sạch, khử trùng để duy trì môi trường an toàn. Thêm vào đó, trẻ em có thể không ở nhà suốt ngày trong khi trường học đóng cửa. Nếu học sinh ra ngoài để tập thể dục, tắm nắng… sẽ tăng sức đề kháng, hệ miễn dịch, tuy nhiên đồng thời các em cũng có mặt trong không gian cộng đồng.
Nhật Bản hiện là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng thứ hai trong đợt dịch Covid-19, sau Trung Quốc, nhưng các trường học ở đất nước mặt trời mọc vẫn hoạt động bình thường. Chị Phạm Khánh Dung – một nghiên cứu sinh đang theo học tại Trường ĐH Kỹ Thuật Nagaoka, TP Nagaoka – cho hay cậu con trai 6 tuổi của chị vẫn đến lớp học bình thường. Theo một phụ huynh khác là chị Nguyễn Thanh Thủy, đang sống tại TP Tokyo, từ khi có dịch Covid-19, trường học của con chị gửi mail hằng ngày đến phụ huynh, nhắc nhở họ đặt sẵn khẩu trang trong cặp của con; đồng thời đưa ra quy định phụ huynh phải kiểm tra thân nhiệt hằng ngày cho con, ghi vào sổ liên lạc. Thầy cô giáo đeo khẩu trang và nước sát trùng được đặt ở mọi nơi trong trường. “Các trường học ở Nhật Bản đều chú trọng việc bảo đảm sức khỏe cho học sinh khi đến trường, đồng thời nhắc nhở phụ huynh cùng theo dõi nên chúng tôi không quá lo lắng” – chị Thủy thông tin.
Nguyễn Thuận – Lan Anh
Theo nld.com.vn
Tạm dừng chương trình 'Hành trình ánh sáng tri thức và mùa xuân'
Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19 do chủng mới của virus corona gây ra, "Hành trình Ánh sáng tri thức mùa xuân" sẽ tạm dừng nhằm đảm bảo sức khỏe cho bạn đọc.
Ảnh minh họa
Được biết, đây là chương trình do Vụ Thư viện phối hợp với Quỹ Thiện Tâm thực hiện nhằm thúc đẩy phát triển văn hoá đọc và tạo ra một không khí vui tươi, sôi nổi, thu hút đông đảo người dân, đặc biệt là thanh thiếu niên tại các địa phương tham gia. Về kế hoạch hoạt động trở lại, Vụ Thư viện cho biết chương trình sẽ tiếp tục được thực hiện khi học sinh, sinh viên trên cả nước trở lại học tập bình thường. Với những thư viện có kế hoạch tổ chức nội dung chương trình gắn với lễ hội, BTC có thể cân nhắc chuyển sang các nội dung khác phù hợp với thực tiễn và đặc điểm của địa phương.
Đ.Toán
Theo daidoanket
Mỏi mệt lắm rồi. Cầu xin hai chữ: Bình yên! Thầy cô mệt mỏi. Học trò mệt mỏi. Phụ huynh mệt mỏi. Có lẽ, nên gác lại những "phát minh", "sáng kiến", nhất là của các nhà quản lý ngoài ngành. Xin hãy tạm để cho mọi người hai chữ: Bình yên! Một thông tin gây khá nhiều tranh cãi những ngày qua, đó là chiều ngày 14/2, trong cuộc họp ban chỉ...