Sức khỏe của 11 học sinh đang điều trị tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên
Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên cho biết, tổng số có 11 bệnh nhân đang được theo dõi và điều trị tại Bệnh viện.
Trong đó 10 bệnh nhân điều trị tại khoa Bệnh nhiệt đới, 1 bệnh nhân đang điều trị tại khoa Cấp cứu.
Chiều 4/9, thông tin với Người Đưa Tin, đại diện Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên cho biết đơn vị này đã có công văn hỏa tốc báo cáo chùm ca bệnh gửi Bộ trưởng Bộ Y tế, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế).
Theo đó, Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên có tiếp nhận chùm ca bệnh là học sinh trường cao đẳng Công nghiệp Thái Nguyên.
Bệnh viện đã tiếp nhận 13 bệnh nhân, đa số các bệnh nhân nhập viện là sốt chưa rõ nguyên nhân.
Đến thời điểm hiện tại, tổng số có 11 bệnh nhân đang được theo dõi và điều trị tại Bệnh viện. Trong đó 10 bệnh nhân điều trị tại khoa Bệnh nhiệt đới, 1 bệnh nhân đang điều trị tại khoa Cấp cứu, các ca bệnh trong tình trạng ổn định.
Trường cao đảng Công nghiệp Thái Nguyên.
Video đang HOT
Trước đó, có bệnh nhân H.M.N (15 tuổi, Mèo Vạc, Hà Giang), nhập viện TW Thái Nguyên do sốt chưa rõ nguyên nhân, đã chuyển Bệnh viện Nhi Trung ương.
Bệnh nhân V.M.C (16 tuổi, Mèo Vạc, Hà Giang) lý do vào viện đau bụng, nôn, bệnh nhân nặng xin về. Về trường hợp bệnh nhân này, trước đó, theo báo cáo từ Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Thái Nguyên, trường hợp nặng nhất là bệnh nhân V.M.C là học sinh lớp Điện trung cấp K57, ở tại phòng 209 K2 – khu Ký túc xá Trường Cao đẳng Công nghiệp Thái Nguyên.
Tối 29/8, C. có biểu hiện đau bụng, nôn và được chuyển đến Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên để khám, điều trị. Đến ngày 30/8, C. hôn mê và được chẩn đoán theo dõi viêm màng não, viêm túi mật, Polip túi mật.
Chiều 30/8, bệnh tình của C. tiến triển xấu, có biểu hiện viêm cơ tim cấp, bệnh nhân được chỉ định mở nội khí quản, lọc máu, đặt nội khí quản, thở máy được chẩn đoán toan chuyển hóa, suy đa tạng, suy tim cấp, viêm cơ tim, viêm gan B, tiên lượng rất xấu.
Ngày 31/8, gia đình C. xin bệnh viện cho C. được về nhà, sau đó C. tử vong tại gia đình.
Cũng trao đổi với báo chí, ông Nguyễn Tiến Luật – Phó Hiệu trưởng Trường cao đẳng Công nghiệp Thái Nguyên thông tin sau khi xảy ra vụ việc, đơn vị đã phối hợp với các cơ quan chức năng tiến hành phun khử khuẩn khu nội trú.
“Hiện nay, vì vẫn chưa xác định chính xác nguyên nhân vụ việc nên các học sinh ở nội trú sinh hoạt, ăn uống được theo dõi chặt chẽ”, ông Luật bày tỏ.
Để đảm bảo an toàn Trường Cao đẳng Công nghiệp Thái Nguyên đã thống nhất lùi lịch học, các học sinh ở gần thì về nhà, học sinh ở xa thì vẫn ở ký túc xá. Đến khi có kết quả chính xác mới có kế hoạch học tập trở lại.
Trước đó, Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh ở người tỉnh Thái Nguyên cũng đã có báo cáo ca bệnh tại trường Cao đẳng Công nghiệp Thái Nguyên.
Đồng thời, nêu rõ hiện nay đang là thời điểm học sinh, sinh viên trong và ngoài tỉnh đến tựu trường, nguy cơ dịch bệnh truyền nhiễm tăng cao, nhất là với một số bệnh truyền nhiễm đang nổi như: Bạch hầu, sởi, tay chân miệng, đậu mùa khỉ và một số bệnh lây truyền qua đường hô hấp.
Do đó, yêu cầu Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đoàn thể, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố nâng cao tinh thần cảnh giác và tăng cường chỉ đạo sát sao trong công tác phòng, chống dịch bệnh trên địa bàn tỉnh; tiếp tục triển khai thực hiện nghiêm chỉ đạo của Bộ Y tế tại Công văn số 4847 ngày 19/8/2024 và của UBND tỉnh tại Công văn số 4784 ngày 26/8/2024 về việc chủ động triển khai phòng, chống dịch trong mùa tựu trường.
Sở Y tế, Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, tiếp tục tăng cường giám sát, theo dõi chặt chẽ tình hình dịch bệnh trên địa bàn tỉnh; phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh, kịp thời xử lý triệt để, không để lây lan dịch trong cộng đồng;
Chủ động lấy mẫu xét nghiệm xác định tác nhân gây bệnh; phối hợp chặt chẽ với Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương đánh giá nguy cơ, phân tích tình hình, có phương án đáp ứng hiệu quả với các tình huống dịch bệnh có thể xảy ra, nhất là đối với các dịch bệnh mới nổi và các dịch bệnh truyền nhiễm khác; tăng cường kiểm tra đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm tại các bếp ăn tập thể của các nhà trường.
Thêm một ca bệnh đậu mùa khỉ tại TP.HCM
Ca bệnh đậu mùa khỉ mới nhất của TP.HCM không có dấu hiệu tiếp xúc với người nước ngoài hay đi nước ngoài gần đây.
Bệnh nhân sống tại huyện Bình Chánh, TP.HCM, và đang được cách ly điều trị.
Ngày 1/10, Sở Y tế TP.HCM cho biết địa phương này đã ghi nhận thêm một bệnh nhân mắc đậu mùa khỉ cư trú trên địa bàn. Đây là bệnh nhân nam 34 tuổi, đến khám tại Bệnh viện Da liễu TP.HCM ngày 28/9 với các dấu hiệu nghi ngờ của đậu mùa khỉ.
Bệnh viện đã lấy mẫu xét nghiệm gửi Viện Pasteur TP.HCM. Một ngày sau, kết quả xét nghiệm cho thấy bệnh nhân dương tính với virus đậu mùa khỉ. Người này hiện đang được cách ly điều trị. Như vậy đến nay, TP.HCM đã có 4 trường hợp mắc bệnh trong tổng số 5 ca đậu mùa khỉ trên ca nước.
Theo điều tra dịch tễ, bệnh nhân thường trú tại huyện Bình Chánh, TP.HCM, chưa ghi nhận yếu tố tiếp xúc người nước ngoài hoặc đi nước ngoài trong thời gian gần đây. Những người tiếp xúc gần với bệnh nhân đang thực hiện tự theo dõi sức khỏe tại nhà 21 ngày, hiện sức khỏe bình thường.
Bên cạnh đó, người ở chung với bệnh nhân được hướng dẫn vệ sinh khử khuẩn toàn bộ căn nhà, phòng và các vật dụng cá nhân của ca bệnh. Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC) sẽ tiếp tục điều tra, theo dõi sức khỏe của bệnh nhân và người tiếp xúc.
Triệu chứng của bệnh đậu mùa khỉ. Ảnh: BVCC.
Trước đó, TP.HCM ghi nhận một bệnh nhân đậu mùa khỉ tạm trú trên địa bàn vào ngày 23/9. Người này vẫn đang cách ly điều trị, sức khỏe ổn định.
Ba ca đậu mùa khỉ ghi nhận trong tháng 9 tại TP.HCM, Bình Dương, hiện được xem là ca bệnh nội địa, điều tra dịch tễ học chưa tìm thấy yếu tố liên hệ với nước ngoài.
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ, tính đến ngày 27/9, toàn thế giới có 90.630 ca đậu mùa khỉ được xác định. Báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới ghi nhận sự gia tăng mạnh mẽ số ca mới ở Thái Lan và Trung Quốc, hầu hết bệnh nhân là nam giới trẻ, đa số có quan hệ tình dục đồng giới.
Tại Việt Nam, đậu mùa khỉ là bệnh truyền nhiễm nhóm B. Ngành y tế khuyến cáo người dân nếu phát hiện bản thân hoặc người xung quanh có triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh cần đến ngay các cơ sở y tế để được tư vấn, chẩn đoán và điều trị đúng.
Người bị bệnh cần tuân thủ nghiêm túc các hướng dẫn của nhân viên y tế trong chăm sóc điều trị cho bản thân, giảm thiểu các biến chứng cũng như thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng lây nhiễm; phối hợp truyền thông cho những người tiếp xúc gần để phát hiện sớm triệu chứng bệnh và ngăn chặn sự lây lan.
Hạ cấp dịch, người nhiễm Covid-19 phải trả tiền thuốc điều trị, vắc xin Theo Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP.HCM, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 đã thống nhất chuyển Covid-19 từ bệnh truyền nhiễm nhóm A sang bệnh truyền nhiễm nhóm B. Người bệnh phải thanh toán chi phí chăm sóc sức khỏe, tiêm vắc xin. Tại cuộc họp báo định kỳ về tình hình kinh tế, xã hội ở TP.HCM...