Sức khỏe bị bào mòn do không khí bẩn
Chất lượng không khí tại TP HCM những ngày qua chuyển biến xấu, bầu trời luôn bị bao phủ bởi một lớp sương mù dày đặc
Bệnh viện Da Liễu TP HCM cảnh báo tình trạng ô nhiễm không khí do bụi mịn, khí thải phương tiện giao thông, khói thuốc lá… đã khiến người mắc bệnh viêm da cơ địa mạn tính ngày càng tăng, gây ảnh hưởng đến chất lượng sống.
Bệnh tật gia tăng
Nhìn bầu trời mờ mịt trong sương, chị Nguyễn Thị Thu Hiền (quận Gò Vấp) không dám chở con ra đường. Bởi mấy hôm trước, nhiều giờ chạy xe từ nhà đến chỗ làm, chị Hiền bị cay mắt, cổ họng rát ngứa, toàn thân ê ẩm khó chịu.
“Năm ngoái cũng tầm này, bầu trời đầy sương mù do ô nhiễm, các chuyên gia khuyến cáo người già, trẻ nhỏ hạn chế ra đường vì nguy cơ mắc các bệnh về hô hấp. Nên năm nay thấy trời mù mờ là tôi cho con ở nhà cho chắc ăn dù không biết ô nhiễm ở mức độ nào” – chị Hiền cho biết.
Anh Trần Phát (quận 2) ấm ức nói: “Thứ bảy và chủ nhật tuần rồi trời mây mù, mát mẻ, cứ nghĩ là do mùa đông, tôi cho cả nhà ra công viên xả stress nhưng đi về thì 2 đứa nhỏ bị viêm mũi họng, phải nghỉ học mấy hôm. Đọc thông tin trên báo mới biết không khí ô nhiễm nặng, nếu biết trước tôi không chở các cháu ra đường”.
Ghi nhận từ ngày 11-12 đến nay, bầu trời TP luôn bị bao phủ bởi một lớp sương mù dày đặc, có ngày kéo dài từ sáng sớm đến tận chiều tối, sương mù chỉ giảm khi nắng lên.
Nhiều tuyến đường như Trường Chinh, Cộng Hòa, Cách Mạng Tháng Tám, đến Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Lê Lợi đều bị bao phủ bởi sương mù, nhìn xa hơn, các tòa nhà cao tầng ở quận 1 bị mờ hẳn hoặc mất hút trong mù sương. Đứng trên cầu Kênh Tẻ (quận 4) nhìn về hướng kênh Tàu Hủ – Bến Nghé, chúng tôi thấy dòng kênh khuất trong sương mù, nhiều tàu bè khuất dạng, nhìn xa hơn về hướng quận 2, quận 7, các tòa nhà cũng mờ mịt trong sương sáng.
Trên các ứng dụng đo chất lượng không khí như PAM Air, AirVisual đều cảnh báo chất lượng không khí có ảnh hưởng sức khỏe và yêu cầu hạn chế ra đường.
BS chuyên khoa 2 Nguyễn Thị Phan Thúy, Phó Giám đốc Bệnh viện Da Liễu TP HCM, cho biết thống kê tại Bệnh viện Da Liễu TP HCM năm 2019, số bệnh nhân khám chữa bệnh vì viêm da cơ địa lên đến hơn 150.000 trường hợp, chiếm 19,19%, tỉ lệ cao nhất trong mô hình bệnh tật của bệnh viện này.
Theo BS Thúy, tỉ lệ viêm da cơ địa tăng theo tình trạng ô nhiễm không khí. Tình trạng ô nhiễm không khí từ phương tiện giao thông và bụi mịn gây chết tế bào sừng trong lớp thượng bì làm suy giảm hàng rào bảo vệ da. Nghiên cứu còn cho thấy nếu mẹ tiếp xúc với không khí ô nhiễm do khí thải từ phương tiện giao thông trong giai đoạn mang thai sẽ làm tăng nguy cơ viêm da cơ địa cho trẻ.
PGS-TS-BS Lê Thị Tuyết Lan, Chủ tịch Hội Hen – Dị ứng – Miễn dịch lâm sàng TP HCM, Phó Chủ tịch Hội Hô hấp Việt Nam, cũng lo ngại tình trạng gia tăng các bệnh về hô hấp ở trẻ em, hen, COPD (bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính) ở người lớn mà nguyên nhân là do tình trạng ô nhiễm không khí.
Video đang HOT
Bầu trời TP HCM mù mịt sương vào những ngày giữa tháng 12-2020 do ô nhiễm không khí (Ảnh: HOÀNG TRIỀU)
Trông chờ các giải pháp căn cơ
Các chuyên gia cho rằng nguyên nhân ô nhiễm không khí tại TP HCM chủ yếu do hoạt động giao thông gây ra, TP hiện có hơn 7,8 triệu phương tiện giao thông cơ giới, trong đó trên 7,1 triệu xe máy, còn lại là ôtô. Theo Sở Giao thông Vận tải TP, ôtô hiện đã có biện pháp kiểm soát thông qua các đợt đăng kiểm định kỳ, có tiêu chuẩn cụ thể cho từng loại xe. Riêng môtô, xe 2 bánh vẫn chưa có quy định và đang chờ Luật Giao thông đường bộ sửa đổi.
PGS-TS Nguyễn Đinh Tuấn, nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường TP HCM, cho rằng để giải quyết nguyên nhân ô nhiễm, TP cần triển khai cấp bách kế hoạch tăng cường hoạt động vận tải hành khách công cộng, hạn chế phương tiện giao thông cá nhân. Thực hiện việc kiểm soát khí thải phương tiện giao thông cá nhân (ôtô và xe máy), thu hồi những phương tiện cũ kỹ, gây ô nhiễm môi trường. Kiểm soát nghiêm ngặt khí thải từ các cơ sở sản xuất công nghiệp.
Thông tin của Sở Giao thông Vận tải TP cho hay TP đã đặt mục tiêu đến năm 2025 vận tải hành khách công cộng sẽ đáp ứng 15% nhu cầu đi lại của người dân, tăng lên 25% vào năm 2030. Ngoài ra còn có các nhóm giải pháp khác như kiểm soát phương tiện cơ giới bằng cách thu phí ôtô vào trung tâm thành phố, phân vùng kiểm soát khí thải kết hợp thu phí ô nhiễm môi trường môtô, xe máy 2, 3 bánh.
GS-TSKH Lê Huy Bá, Viện Khoa học Công nghệ và Quản lý môi trường (Trường ĐH Công nghiệp TP HCM), đề xuất trước mắt TP cần phải có một cơ quan chuyên trách về ô nhiễm không khí. Cơ quan này phải được trang bị đủ máy móc, thiết bị quan trắc tự động, kịp thời đưa ra những cảnh báo cho người dân khi thời tiết bất thường. Vấn đề ô nhiễm không khí không thể xem nhẹ vì ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người dân, đặc biệt có những chất ô nhiễm không thể thấy bằng mắt thường hay đo lường bình thường được.
Theo Sở Tài nguyên và Môi trường TP, từ nay đến năm 2025, TP sẽ thiết lập 9 trạm quan trắc không khí tự động và 1 xe quan trắc di động. Hiện đã có 2 trạm vận hành thử nghiệm ở cửa ngõ phía Đông và phía Tây TP.
Sơ Tài nguyên và Môi trường đang phôi hơp Công ty Công viên Phần mềm Quang Trung xây dưng phần mềm nhằm cung cấp các thông tin về chỉ số chất lượng không khí cho người dân toàn TP (ngoài chất lượng không khí còn có chất lượng nước măt, nươc ngâm, lun…). Hiên phần mềm đang đươc chay thư, dư kiên se công bô vao thang 1-2021 va đươc cung câp miên phi.
Thuốc lá không khói cũng gây hại sức khỏe con người
Lo sợ làn khói thuốc mang đến nhiều nguy hiểm cho sức khỏe, nhiều người tìm đến các loại thuốc lá không khói như một lựa chọn an toàn hơn. Thế nhưng, loại thuốc lá này cũng đầy hiểm họa mà bạn không ngờ tới.
Các loại thuốc lá không khói được quảng cáo là an toàn hơn các loại thuốc lá khác vì không dẫn đến ung thư phổi. Tuy nhiên, những sản phẩm này dẫn đến một số rủi ro sức khỏe tương tự hay thậm chí là hơn thuốc lá thông thường. Vậy bạn đã biết rõ về những tác hại của loại thuốc lá này để có cách phòng tránh thích hợp?
Thuốc lá không khói cũng gây hại sức khỏe con ngườiCác dạng thuốc lá không khói
Các sản phẩm thuốc lá không khói bao gồm thuốc lá hoặc hỗn hợp thuốc lá được nhai, ngậm hoặc hít thay vì hút như thuốc lá thông thường. Bạn sẽ hấp thụ nicotine qua các mô mềm trong miệng và đôi khi là nuốt nicotine trong quá trình dùng loại thuốc lá này.
Có nhiều loại thuốc lá không khói khác nhau nhưng bạn có thể tham khảo một số loại chính là:
Thuốc lá nhai: Thuốc lá nhai là lá của cây thuốc lá ở dạng rời hay dạng được nén thành những viên vuông hoặc sợi xoắn. Khi dùng, bạn đặt một mẩu thuốc lá vào miệng. Bạn có thể nuốt hoặc nhổ nước bọt tích tụ trong miệng khi ngậm thuốc lá. Thuốc lá nhai cũng có thể được tẩm thêm hương vị.
Thuốc lá snuff: Thuốc lá snuff là thuốc lá được cắt hoặc được nghiền nhỏ và có thể được tẩm thêm hương vị. Loại thuốc lá này có ở dạng khô hoặc ẩm và được bảo quản trong hộp thiếc hoặc trong túi giấy như túi trà. Khi dùng, bạn đặt thuốc lá dọc theo nướu, trong khoảng trống giữa môi với nướu hoặc má với nướu. Thuốc lá snuff dạng khô còn có thể được hít qua đường mũi.
Thuốc lá snus: Thuốc lá snus không mùi và có thể được tẩm thêm hương vị. Loại thuốc lá này có nguồn gốc từ Thụy Điển. Sản phẩm được bán dưới dạng lá rời hoặc được đóng trong túi như túi trà. Thuốc lá snus tương tự như thuốc lá snuff nhưng được tiệt trùng trong quá trình sản xuất để tiêu diệt các vi khuẩn có thể tạo ra hóa chất gây ung thư. Có một số bằng chứng cho thấy những ai dùng thuốc lá snus có ít nguy cơ mắc ung thư miệng, bệnh tim, ung thư phổi, đột quỵ, khí phế thũng và viêm phế quản mãn tính hơn so với những ai hút thuốc lá thông thường.
Thuốc lá ngậm: Sản phẩm này là bột thuốc lá được tẩm hương vị và nén thành các viên nhỏ. Những viên này thường tan trong miệng nên khi ngậm. Những viên thuốc lá này có thể có dạng cầu hay dạng tròn dẹt như kẹo. Ngoài ra, thuốc lá ngậm còn có dạng que hoặc dải mỏng. Loại thuốc lá này không giống như viên ngậm nicotine với chức năng hỗ trợ bỏ thuốc lá nên bạn cần phân biệt cẩn thận.
Nguy cơ từ thuốc lá không khói
Tất cả các sản phẩm thuốc lá không khói đều có chứa nicotine, một hóa chất có thể gây nghiện. Ngoài ra, bạn còn có thể nạp tới 28 loại hóa chất có thể gây ung thư có sẵn trong thuốc lá hoặc hình thành trong quá trình sản xuất thuốc lá. Những chất này có thể dẫn đến nguy cơ mắc một số vấn đề sức khỏe sau đây:
Nghiện: Thuốc lá không khói vẫn có chứa nicotine nên có thể gây nghiện như thuốc lá thông thường. Mức độ nicotine lưu thông trong máu ở những người hút thuốc lá và những người sử dụng thuốc lá nhai là như nhau. Tuy nhiên, những ai hút thuốc lá thường chỉ hút trong một số thời điểm nhất định trong ngày còn người dùng thuốc lá không khói lại thường sử dụng liên tục. Điều này có nghĩa là những người dùng thuốc lá nhai tiếp xúc với lượng nicotine cao trong suốt cả ngày nên có mức độ phụ thuộc cao.
Tương tự như bỏ hút thuốc, việc bỏ thuốc lá không khói cũng gây ra các triệu chứng như thèm thuốc dữ dội, tăng cảm giác thèm ăn, khó chịu và tâm trạng chán nản.
Ung thư: Việc sử dụng thuốc lá nhai và các sản phẩm thuốc lá không khói khác làm tăng nguy cơ ung thư miệng, cổ họng, má, nướu, môi hoặc lưỡi. Ngoài ra, loại thuốc lá này còn tăng nguy cơ ung thư tuyến tụy và thực quản, một ống nối từ cổ họng đến dạ dày.
Tổn thương miệng tiền ung thư: Thuốc lá không khói làm tăng nguy cơ mắc bệnh bạch sản. Đây là tình trạng niêm mạng lưỡi xuất hiện những mảng da dày màu trắng. Những tổn thương này nếu nghiêm trọng có thể dẫn đến ung thư.
Bệnh tim: Một số dạng thuốc lá không khói làm tăng nhịp tim và huyết áp. Có bằng chứng cho thấy việc sử dụng loại thuốc lá này trong thời gian dài làm tăng nguy cơ tử vong vì bệnh tim và đột quỵ.
Bệnh răng miệng: Đường và chất kích ứng trong sản phẩm có thể gây sâu răng, mòn răng, vàng răng, hôi miệng, các bệnh về nướu, mất xương quanh chân răng và mất răng.
Thai kỳ bị ảnh hưởng: Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc sử dụng thuốc lá không khói, bao gồm cả thuốc lá snus có thể làm tăng nguy cơ thai chết lưu. Trẻ sơ sinh cũng có nguy cơ bị nhẹ cân và nhịp tim không ổn định nếu mẹ dùng loại thuốc lá này.
Nguy cơ ngộ độc cho trẻ em: Một số loại thuốc lá không khói có bề ngoài khá giống kẹo nên có thể khiến các bé nuốt nhầm. Việc nuốt phải những sản phẩm này có thể gây ngộ độc nicotine. Tình trạng này có thể gây buồn nôn, nôn, lả người, co giật, không phản ứng, thở yếu và tử vong.
Cách bỏ thuốc lá không khói
Các cách can thiệp được chứng minh là có hiệu quả trong nghiên cứu về việc bỏ thuốc lá nhai và các loại thuốc lá không khói khác bao gồm:
Liệu pháp thay thế nicotine: Liệu pháp thay thế nicotine là liệu pháp bạn dùng kẹo cao su hoặc viên ngậm. Nicotine trong những sản phẩm này được hấp thụ qua niêm mạc miệng và có thể giúp giảm cảm giác thèm thuốc lá.
Varenicline (Chantix): Đây là một loại thuốc theo toa để bỏ thuốc lá không chứa nicotine. Thuốc có thể giúp giảm các triệu chứng cai nicotine bằng cách bắt chước cách hoạt động của nicotine trong cơ thể.
Thuốc lá không khói chưa phải một lựa chọn thay thế an toàn cho các loại thuốc lá thông thường mà mang đến rất nhiều tác hại cho sức khỏe. Bạn cần hiểu rõ những tác hại của loại thuốc lá này để có thể phòng tránh và từ bỏ càng sớm càng tốt.
Dùng kháng sinh sai cách: Xin đừng đầu độc gia đình vì... tiện Miền Bắc sắp đón một đợt gió mùa với nền nhiệt giảm tương đối sâu, vào ban đêm có thể xuống dưới 10 độ C. Nhiều gia đình có con nhỏ lo lắng cho những chứng bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ như viêm mũi họng, cúm, viêm phế quản... Riêng đối với lực lượng y tế, một vấn đề nguy hiểm, đáng...