Sức hủy diệt khủng khiếp của vũ khí động vật trong chiến tranh
Cách đây hàng trăm, hàng ngàn năm, người xưa đã sử dụng một số loài động vật làm vũ khí trong chiến tranh. Dù những con vật này có ngoại hình nhỏ bé nhưng hiệu quả mà chúng gây ra được đánh giá là vô cùng lớn.
Một trong những động vật được người xưa sử dụng làm vũ khí trong chiến tranh là bọ cạp có nọc độc.
Quân đội Irap được cho là những người đầu tiên dùng bọ cạp làm vũ khí trong cuộc chiến bảo vệ thành Hatra năm 198 – 199 sau Công Nguyên trước sự vây hãm của quân đội La Mã.
Theo nhà sử học Adrienne Mayor (Mỹ), binh sĩ Iraq dùng que xiên qua phần đuôi của bọ cạp Deathstalker để khiến nó tê liệt và hoạt động chậm lại.
Kế đến, binh sĩ Iraq bỏ những con bọ cạp trên vào bình gốm rồi đậy chặt nắp lại. Khi cuộc chiến nổ ra, họ ném những chiếc bình có đầy bọ cạp bên trong về phía binh sĩ La Mã do hoàng đế Septimius Severus chỉ huy.
Do bị tấn công bằng bọ cạp độc nên quân đội La Mã không có sự chuẩn bị cho việc giải độc của loài vật này. Vì vậy, hoàng đế Septimius Severus buộc phải hạ lệnh rút quân sau 20 ngày chiến đấu với quân đội Iraq.
Voi từng được người xưa sử dụng làm vũ khí hiệu quả trong chiến tranh. Chúng được sử dụng lần đầu tiên trong trận chiến ở Ấn Độ hồi thế kỷ 4 trước Công nguyên. Trong suốt nhiều thế kỷ sau, loài voi được thuần hóa và huấn luyện làm voi chiến.
Alexander Đại đế từng đương đầu với những con voi chiến của quân đội Ba Tư trong trận Gaugamela năm 331 trước Công nguyên.
Ban đầu, những con voi chiến khiến lực lượng của Alexander Đại đế sợ hãi, hoảng loạn.
Thế nhưng, về sau, những con voi chiến vô cùng to lớn và hung dữ nhưng chúng không thể cản bước đội quân của Alexander Đại đế giành thắng lợi.
Sau khi kết thúc trận chiến, Alexander Đại đế nhận thấy những con voi chiến khiến kẻ thù khiếp sợ như thế nào. Vậy nên, ông bổ sung toàn bộ đàn voi chiến thu phục của Ba Tư vào lực lượng của mình.
Theo kienthuc.net.vn
"Xã hội chim" phức tạp đầu tiên trên thế giới
Nhiều loài động vật mang tính xã hội, nhưng chỉ một số ít có những gì mà các nhà sinh vật học gọi là xã hội phức tạp.
Chúng được cho là chỉ tồn tại giữa các loài động vật có vú và các loài có bộ não lớn hơn, do đó, khi phát hiện ra một xã hội đa cấp giữa Vulturine guineafowl, một loài chim châu Phi không được biết đến chính xác về trí thông minh thì các nhà khoa học thực sự rất bất ngờ.
Đối với động vật, xã hội phức tạp là những nơi mà các cá nhân là một phần của các nhóm ổn định, phù hợp với các mạng lưới lớn hơn. Điều này đòi hỏi khả năng nhận ra các cá nhân không phải là một phần của một nhóm động vật hay bộ lạc và ghi nhớ tình trạng mối quan hệ.
Loài chim Vulturine guineafowl.
Khi được phát hiện gần đây, khỉ đột phương tây có xã hội phức tạp, phát hiện này thật bất ngờ vì các nhà khoa học đã ngoại suy quá nhiều từ các nghiên cứu về tinh tinh, nơi mọi con tinh tinh bên ngoài đoàn quân đều bị coi là thù địch. Tuy nhiên, thật khó để tin rằng anh em họ có bộ não lớn của chúng ta có thể theo dõi các cá nhân trong các nhóm khác.
Thoạt nhìn, loài chim Vulturine guineafowl có vẻ quá kém thông minh để duy trì nhiều hơn một mệnh lệnh đơn giản.
Papageorgiou ngay khi phát hiện đã có báo cáo về việc những con chim Vulturine guineafowl đã thành lập... 18 nhóm xã hội với 13-65 thành viên mỗi nhóm. Các nhóm sinh sống trên các lãnh thổ chồng chéo mà không tham gia vào các trận chiến giành đất.
Thay vào đó, một số nhóm kết hợp với những nhóm khác nhiều hơn có thể được quy cho sự tình cờ nhưng thực tế không phải vậy.
Để duy trì một xã hội phức tạp, Vulturine guineafowl phải nhớ không chỉ các thành viên trong nhóm của chúng, mà cả những nhóm xung quanh để biết rằng chính xác thích dành thời gian với ai.
"Theo hiểu biết của chúng tôi, đây là lần đầu tiên một cấu trúc xã hội như thế này được mô tả cho các loài chim. Thật đáng chú ý khi quan sát hàng trăm con chim bay ra và tách ra thành các nhóm hoàn toàn ổn định mỗi ngày. Làm thế nào để chúng làm điều đó? Rõ ràng không chỉ là thông minh", Papageorgiou nói trong một tuyên bố.
Tiến sĩ Damien Farine, tác giả cao cấp của nghiên cứu cho biết thêm: "Phát hiện mới đã mở ra những khả năng thú vị để khám phá điều gì về loài chim này đã khiến chúng phát triển một hệ thống xã hội có thể so sánh với linh trưởng nhiều hơn so với loài linh trưởng khác".
Khôi Nguyên
Theo dantri.com.vn/IFL Science
Kinh hãi tê giác đuổi người, quản tượng trèo tót lên cây Một người huấn luyện voi sợ hãi trèo lên cây sau khi bị hai con tê giác đuổi người hung dữ trong vườn quốc gia Kaziranga, Ấn Độ. (Nguôn: Daily Mail) Ngươi huân luyên voi nhanh chân treo tot lên cây khi phat hiên hai me con tê giac đuôi theo anh ta trong vươn quôc gia Kaziranga, Ân Đô. Cảnh tê giác...