Sức hủy diệt của siêu tên lửa Kalibr/Club trên chiến hạm Nga
Ngày 18-3, nhà máy đóng tàu Yantar cho biết, Nga sẽ trang bị các hệ thống tên lửa hành trình Kalibr (ký hiệu NATO là SS-N-27 Sizzler) cho 3 chiếc khinh hạm đầu tiên thuộc Dự án 11356 của họ.
Một nhà máy trực thuộc Tổng công ty đóng tàu “Thống Nhất” sẽ sản xuất các hệ thống tên lửa này để trang bị cho 3 chiếc khinh hạm lớp Krivak IV đầu tiên, đang được chế tạo tại nhà máy đóng tàu Yantar, dự kiến sẽ bàn giao tên lửa trước khi kết thúc năm 2014.
Khinh hạm lớp Krivak IV thuộc dự án 11356 của Nga
“ Theo hợp đồng hiện tại, nhà máy đóng tàu Yantar sẽ lắp đặt các hệ thống tên lửa Kalibr trên 3 chiếc khinh hạm đầu tiên“, đại diện nhà máy này cho biết. Theo kế hoạch, 3 chiếc kinh hạm tiếp theo thuộc Dự án 11356 cũng sẽ được trang bị các hệ thống tên lửa Kalibr, nhà máy đóng tàu Baltic cho biết thêm.
Khinh hạm lớp Krivak IV thuộc dự án 11356 Nga xuất khẩu cho Ấn Độ (Ấn Độ gọi là Talwar )
Khinh hạm Krivak IV thuộc “Dự án 11356″ đang được đóng tại nhà máy đóng tàu Yantar, là khinh hạm mang tên lửa điều khiển được thiết kế, để thực hiện các nhiệm vụ chiến chống tàu nổi, tàu ngầm và các mục tiêu trên không.
Kalibr là một tổ hợp tên lửa đa năng do Phòng thiết kế Novator (OKB-8) của Nga phát triển, phiên bản xuất khẩu của nó được gọi là Club.
Tên lửa tấn công đối hạm 3M-54E
Thế hệ tên lửa Kalibr hiện có 5 phiên bản là Kalibr-NKE (Club-N) trang bị cho tàu nổi và Kalibr-PLE (Club-S) trang bị cho tàu ngầm, Kalibr-A (Club-A) trang bị cho máy bay, Club-K bố trí trong container triển khai trên trận địa bờ biển, tàu hỏa, xe tải hay tàu vận tải biển và Kalibr-M dùng để phòng thủ bờ đối hạm.
Tên lửa tấn công đối hạm 3M-54E1 “ Sát thủ tàu sân bay”
Hiện nay, Nga đang tiếp tục phát triển phiên bản Club-U (thiết kế module) dành cho tàu nổi,
Video đang HOT
Tên lửa Kalibr phóng từ tàu mặt nước có khả năng tấn công hiệu quả các mục tiêu tàu nổi, tàu ngầm và tấn công đối đất. Tùy từng biến thể, tên lửa có chiều dài từ 6,2m tới 8,22m với trọng lượng phóng từ 1.300kg tới 2.300kg và đường kính là 0,533 m.
Tên lửa hành trình tấn công đối đất 3M-14E
Tên lửa có nhiều biến thể phóng từ tàu nổi và tàu ngầm, cụ thể:
3M-54E: Phiên bản đối hạm có chiều dài 8,22 m, đầu đạn nặng 200 kg. Tầm bắn 220 km. Nó có khả năng bay là là mặt biển với vận tốc cận âm, rồi đạt vận tốc siêu âm 2,9 Mach (tương đương 3.500 km/giờ) và độ cao bay là 4,6 m ở pha cuối.
Cận cảnh mô hình tên lửa 3M-54E
3M-54E1 : Phiên bản nâng cấp của 3M-54E, dài 6,2 m, với đầu đạn 400 kg, tầm bắn 300 km. Loại tên lửa này được cho là có khả năng đánh bị thương, thậm chí là đánh chìm một tàu sân bay.
3M-14E : Phiên bản tấn công mục tiêu trên đất liền có hệ điều khiển quán tính. Chiều dài 6,2 m, đầu nổ 400 kg, tầm bắn 275 km. Vận tốc cận âm ở pha cuối.
Cận cảnh mô hình tên lửa 3M-54E1
91RE1 : Là biến thể ngư lôi chống ngầm phóng từ các ống phóng ngư lôi của tàu ngầm. Nó có chiều dài 8 m, tầm bắn 50 km, vận tốc siêu âm với một đầu đạn nặng 76 kg. Biến thể này cùng với biến thể 91RE2 có tính năng kỹ chiến thuật tương đương như hệ thống tên lửa/ngư lôi ASROC/SUBROC của Mỹ.
Cận cảnh mô hình tên lửa 3M-14E
91RE2: Biến thể chống ngầm cải tiến của 91RE1 phóng từ tàu nổi, có chiều dài 6,5 m, tầm bắn 40 km với vận tốc siêu âm. Ngư lôi có một đầu đạn nặng 76 kg. 2 loại ngư lôi này là biến thể nhẹ nhất trong tất cả các phiên bản của Kalibr, trọng lượng phóng là 1.300 kg.
Biến thể ngư lôi chống ngầm phóng từ từ ngầm 91RE1
Hiện tại, Hải quân Nga chủ yếu trang bị hệ thống tên lửa này cho tàu ngầm lớp Kilo và khinh hạm lớp Gepard (hiện chỉ có trên các tàu hộ vệ Gepard của hải quân Nga). Trong tương lai, các tàu ngầm lớp Lada và các biến thể tàu ngầm lớp Akula và lớp Yasen cũng sẽ được trang bị loại tên lửa này. Tàu khu trục lớp Đô đốc Sergei Gorshkov mới của Nga và kinh hạm lớp Talwar cũng sẽ được trang bị tên lửa Kalibr.
Biến thể ngư lôi chống ngầm phóng từ từ ngầm 91RE2
Hai khinh hạm lớp Gepard của Việt Nam là HQ-011 và HQ-012 (Đinh Tiên Hoàng và Lý Thái Tổ) không được trang bị dòng tên lửa này, mà sử dụng tên lửa Kh-35 Uran-E, dự kiến 2 chiếc tiếp theo vừa ký hợp đồng tháng 12/2012 và các tàu ngầm lớp Kilo của Việt Nam mới được trang bị loại tên lửa Kalibr.
Theo soha
'Kẻ hủy diệt' trực thăng của Phòng không Việt Nam
Nhà chế tạo MANPADS Igla-Super của Nga đã cung cấp cho Việt Nam 50 tổ hợp tên lửa phòng không vác vai Igla-S với tổng trị giá 64 triệu USD.
Năm 1996, Việt Nam đã đặt mua của Nga 400 tên lửa phòng không vác vai di động Igla-L (SA-16 Gimlet), trong số 400 tên lửa này đã có 340 tên lửa được Nga bàn giao cho Việt Nam trong giai đoạn từ năm 1999-2011. Nga tiếp tục cung cấp cho Việt Nam 50 tổ hợp tên lửa Igla-S theo hợp đồng ký giữa 2 chính phủ vào mùa thu năm 2001 với tổng trị giá lên tới 64 triệu USD.
Tổ hợp tên lửa phòng không mang mác 9K338 Igla-S được chế tạo để tiêu diệt máy bay trực thăng bay thấp, máy bay không người lái và tên lửa.
Tổ hợp tên lửa Igla-S mở ra khả năng là tổ hợp vũ khí tên lửa tầm thấp có điều khiển đầy tính cơ động. MANPADS Igla-Super hiện đại có kích cỡ và trọng lượng phù hợp (dưới 20kg) để người lính có thể dễ dàng mang vác.
Mỗi tổ hợp tên lửa phòng không vác vai Igla-S bao gồm: Một tên lửa 9M342 đặt trong ống, ống phóng 9P522, bảng điều khiển 9V866-2, thiết bị điều khiển tên lửa 9F719-2, kính nhìn đêm 1PN97 Maugli-2.
Sự khác biệt chính so với các hệ thống trước đó là cự ly tiêu diệt mục tiêu của Igla-S tăng từ 5,2 đến 6 km, khối lượng đầu đạn và số lượng mảnh đạn cũng tăng lên, mặc dù trên thực tế khối lượng của tên lửa vẫn không thay đổi.
Tính năng kỹ thuật cơ bản: Tầm bắn/trần bay 6.000/3.500 m Tốc độ 400 m/s Trọng lượng 19 kg Cỡ đạn 72 mm Trọng lượng đầu đạn 2,5 kg Trọng lượng của tên lửa 11,7 kg Thời gian vận hành 13 giây Thời gian chuẩn bị cho lần bắn tiếp theo 30 giây.
Trong tổ hợp tên lửa Igla-S lần đầu tiên ứng dụng 2 thiết bị cảm ứng mục tiêu là không tiếp xúc nổ và tiếp xúc nổ. Thiết bị cảm ứng mục tiêu không tiếp xúc tạo ra một vụ nổ khi tên lửa tiếp cận mục tiêu trong trường hợp mục tiêu nhỏ.
Không chỉ ứng dụng cảm biến mục tiêu không tiếp xúc ở đầu đạn, Igla-S có thể tối đa hóa vụ nổ với 1 cảm ứng tiếp xúc. Đó chính là quá trình làm chậm vụ nổ thứ cấp sau khi kích hoạt vụ nổ sơ cấp với cảm ứng nổ không tiếp xúc mục tiêu. Trong thời điểm kích hoạt cảm ứng nổ không tiếp xúc mục tiêu, cảm ứng nổ tiếp xúc sẽ bị khóa.
Trong trường hợp tên lửa bắn sượt qua mục tiêu, có nghĩa là chỉ có vụ nổ bằng cảm ứng không tiếp xúc thì ngay sau đó tên lửa sẽ tự hủy.
MANPADS Igla-Super có thể hoạt động với độ tin cậy cao trong mọi điều kiện thời tiết (nhiệt độ và độ ẩm). Hệ thống có khả năng làm việc bình thường trong vòng nửa tiếng đồng hồ khi ngâm trong nước và khi được đưa lên độ cao 12.000m.
Igla-S có thể được lắp đặt trên hầu như tất cả các phương tiện chiến đấu trên mọi loại địa hình. MANPADS có độ bền tốt, không bị hư hỏng khi rơi từ độ cao 2 m. (Theo GDVN/ Topwar)
Theo soha
Nụ cười tỏa nắng của những "bóng hồng" Na Uy Mặc dù số lượng không nhiều nhưng những nữ quân nhân Na Uy luôn hiện diện trong tất cả các đơn vị thuộc biên chế của Hải quân, Không quân và Lục quân. Cùng chiêm ngưỡng vẻ đẹp của các nữ quân nhân Na Uy: Nữ quân nhân của quân đội Na Uy rạng ngời với chiếc mũ đỏ. Một "bóng hồng" của...