Sức hút từ người vợ ‘ghê gớm’
Nhiều năm qua anh Huy vẫn tự hỏi một câu: không hiểu vì sao mình lại lấy “nó”. Trong suy nghĩ của anh, chị Đào, vợ anh, “chẳng được cái nước gì”. Ấy thế mà đầu sắp bạc, răng sắp long vẫn cứ phải “dính vào nhau” không có cách nào rời bỏ.
Anh Huy với vợ không hợp nhau kể từ lúc quen đến lúc yêu. Cái cách mà chị nói chuyện rất kênh kiệu, dạy đời và ra vẻ ta đây cái gì cũng biết khiến anh rất ức chế. Cũng chính vì cái thói kênh kênh của chị nên anh Huy ngày xưa đã quyết định “tán đểu”, định làm cho chị điêu đứng vì anh rồi “đá” cho biết mặt.
Cá tính của chị lại khiến anh rơi vào vòng luẩn quẩn và không thể rời xa. Ảnh minh họa
Trước sự tấn công đầy âm mưu của anh Huy, cuối cùng chị Đào cũng “đổ” một cách bất khả kháng. Yêu nhau được vài ngày, anh phát hiện ra chị còn ghê gớm hơn anh tưởng, động tí là tham gia “hỗn chiến” với người yêu, không nhượng bộ, không lùi bước, bất chấp tất cả.
Cá tính của chị lại khiến anh rơi vào vòng luẩn quẩn. Sự kiêu hãnh pha lẫn vẻ đắm đuối của chị khiến anh mãi không thể “đá”, dù suốt 2 năm yêu chị, anh chẳng khác nào bị “tra tấn”, nhưng xa chị thì trái tim anh lại héo mòn, chịu không nổi.
Vì sao thế? Anh cũng không lý giải nổi, chỉ biết bạn bè, anh em họ gia đình đều đặt cho anh và chị cái biệt danh “cặp đôi phường chèo”. Cuối cùng anh cũng đi đến quyết định sẽ cưới chị, hy vọng chấm dứt những ngày tháng yêu như “hỗn chiến”.
Sau đám cưới, thời gian đầu chị Đào đảm đang chăm lo cho gia đình bé nhỏ. Anh tưởng rằng sóng gió đã qua, đang định hưởng thụ thì đến lúc chị có bầu, sinh con, mọi thứ trở thành một mớ bòng bong, “vướng chân vào thì té dập mặt”. Lúc sinh con xong, tưởng cái tính đỏng đảnh của chị sẽ hết và tập trung vào “chuyên môn chính” là chăm con, ai ngờ chị dựa vào con hành anh đủ kiểu. Nếu không vừa ý là lôi con vào cuộc, nói anh chẳng quan tâm, cứ coi vợ con như người dưng. Cái kiểu chanh chua của chị khiến anh vừa buồn lại vừa ngán.
Lấy nhau đã được gần 10 năm, không khi nào anh Huy bỏ cái suy nghĩ: sai lầm lớn nhất đời anh là tán tỉnh chị và cuối cùng là cưới chị. Dần dần, anh ghét vợ đến mức, mọi điều chị làm, mọi lời chị nói đều cảm thấy “không bình thường”. Cũng chính vì cách “phản kháng” rất tự nhiên này mà hai vợ chồng không mấy khi bàn bạc được vấn đề gì, đa phần anh để chị quyết để khỏi bị dây dưa.
Mặc dù gia đình anh đều quý chị, còn nói “nó khẩu xà tâm phật, nói năng khó nghe nhưng mà tốt tính” nhưng anh thì thấy mình “ăn quả thiệt thòi” lớn khi có cô vợ “không phải dạng vừa” như chị, thế nên trong đầu anh luôn hình thành một suy nghĩ dứt bỏ chị để được tự do thoải mái, để được sống những tháng ngày bình yên.
Một ngày, sau khi tranh luận vài câu, chị bảo: “Em chẳng hiểu sao anh lại ghét em đến thế. Nếu ghét đến thế sao không ly hôn đi”. Cái từ “ly hôn” đã có trong đầu anh từ lâu lắm rồi, còn chị thì đây là lần đầu tiên nhắc đến. Anh vặn lại: “Là cô ghét tôi chứ, tôi nói câu nào cũng bị cô đốp lại”. “Anh có nhầm không, em nói câu nào cũng bị anh bắt bẻ, nói khéo không được, nói thẳng không xong, em chẳng biết làm thế nào cho vừa lòng anh?” – chị cao giọng nói lại.
Chẳng may cô em gái anh nghe được, nói vào: “Anh Huy khó tính từ bé mà chị, bố mẹ em còn chịu thua đấy!”. Anh bực bội nói dỗi: “Ở cái nhà này ai là người ghê gớm cô còn lạ gì”. “Thì em còn lạ gì đâu. Chị Đào chịu được anh là giỏi đấy. Anh là chuyên gia bắt bẻ, đúng là nói khéo thì anh bảo giả tạo, nói thẳng thì anh bảo khó nghe, đàn ông như anh lấy được vợ vẫn còn may”.
Nghe em gái nói xong, anh ngớ người ra. Nhìn sang chị thấy chị chỉ cười cười không nói gì. Từ trước đến giờ anh luôn cho rằng vợ mình mới là người nói khó nghe trước, anh tự cho mình là người biết ứng xử, kín kẽ trong lời ăn tiếng nói, suy nghĩ sâu xa. Vậy mà lại bị chính em gái mình tố cáo. Lẽ nào?
Tối hôm đó, anh nằm suy nghĩ rất lâu, điểm lại những câu nói của mình trong ngày. Quả thật, đôi lúc chị chỉ nói vô tư thì anh lập tức nghe đã khó chịu, lên tiếng vặn vẹo, thế là thành cãi nhau. Lúc vợ nói dịu dàng thì anh lại bảo: “Có gì cứ nói thẳng ra đi không phải vờ vịt, phát mệt”, lúc chị nói thẳng tuột thì anh bảo: “Chẳng biết văn hóa để đâu một lời tử tế với chồng cũng hiếm”. Càng nghĩ, anh càng thấy mình mới là nguyên nhân châm ngòi những cuộc hỗn chiến.
Lần đầu tiên, anh quay sang vòng tay ôm lấy vợ, khe khẽ bảo: “Mình này, anh không ghét em, chỉ là hiểu lầm thôi, mình đừng nói đến chuyện ly hôn, anh sợ”. Chị cười cười bảo: “Một vừa hai phải thôi chồng nhé, anh đừng suy nghĩ quá nhiều để làm cho nó phức tạp hơn”. Anh càng xiết chị chặt hơn, vùi đầu vào lưng chị, gật đầu: “Ừ, tuân lệnh!”.
Yến Nhi
Theo phunuvietnam.vn
Video đang HOT
Thế hệ trẻ bây giờ: Chăn ấm nệm êm, tiền làm ra cả núi nhưng luôn bế tắc và không hạnh phúc
Mạng xã hội hay những ảo tưởng, kỳ vọng quá lớn lao chính là nguyên do khiến thế hệ trẻ rơi vào bế tắc và không cảm thấy hạnh phúc.
Có thể khẳng định, tiện ích công nghệ cùng tốc độ chóng mặt của truyền thông xã hội của thời hiện đại đã khiến các thế hệ ngày càng xa cách.
Từ nhân sinh quan, lối sống cho đến lời ăn tiếng nói... của giới trẻ đều có những khác biệt lớn so với bố mẹ, ông bà hay những người trưởng thành xung quanh họ. Trong khi người lớn tuổi cho rằng "lũ trẻ bây giờ chỉ biết cắm mặt vào điện thoại, chơi điện tử hoặc chạy theo trào lưu trên mạng xã hội" thì thanh niên lại phản bác: "Cuộc sống nhàm chán quá, không vùi mình vào internet thì biết làm gì?"
Ngày xưa, đời bố mẹ, ông bà khổ vì thiếu thốn đủ đường còn thời nay, người trẻ lại cảm thấy khổ sở vì... quá đủ đầy. Về cơ bản, sự quan tâm của giới trẻ giờ đây hầu như chỉ xoay quanh vẻ bề ngoài, thích coi mình là tâm điểm để khiến xã hội chú ý. Nếu trong quá khứ, phải đẹp từ trong ra ngoài mới đáng để người ta thần tượng thì bây giờ, câu chuyện về những kẻ khoe mẽ, đầy thị phi đầy độc hại lại trở thành món ăn tinh thần của người trẻ.
Sự thật phũ phàng là, một bộ phận không nhỏ người trẻ của thế kỷ 21 đang đánh giá người khác bằng vật chất và vẻ bề ngoài; đặt cái tôi lên cao chót vót và đặc biệt tôn sùng việc "ăn miếng trả miếng" và coi đó là điều hiển nhiên trong cuộc sống.
Để lý giải cho điều này, blogger nổi tiếng thế giới Tim Urban đã đưa ra một khía cạnh, góc nhìn mới mẻ và dễ hiểu cho vấn đề "đủ mà vẫn thiếu, không phải vất vả bươn trải nhưng vẫn không thấy hạnh phúc của giới trẻ".
Về cơ bản, xã hội loài người hiện tại gồm 3 thế hệ chính: X (sinh ra từ năm 1965 - 1980, khá già rồi), thế hệ Y (1981 - 2000, hay gen Y, đang tuổi sung sức, tạm gọi là thành đạt) và thế hệ Z (gen Z, sinh ra từ năm 1996 trở đi, rất trẻ).
Bài viết này sẽ bàn về gen Y, thế hệ bản lề của 2 thế kỷ và có những vấn đề tương đồng với gen Z.
Vì sao có chăn ấm đệm êm, kiếm ra tiền nhưng giới trẻ ngày nay vẫn không mấy hạnh phúc?
Xin giới thiệu với mọi người, đây là em Hà:
Em Hà
Tạm coi em Hà là đại diện của thế hệ Y, sinh năm 199x, thuộc nhóm những người trẻ có hiểu biết, kiếm tiền giỏi nhưng tiêu cũng rất nhanh. Nhóm này chiếm phần đông trong thế hệ trẻ.
Những người giống Hà thích thú với phong cách sống của họ, tuy nhiên lại không mấy khi cảm thấy hạnh phúc, thậm chí thường xuyên lo lắng về bản thân và vũ trụ.
Sinh ra trong sự đủ đầy nhưng tại sao không thấy hạnh phúc? Cùng đi tìm lý do nào! Về cơ bản, công thức để xác định sự hạnh phúc rất đơn giản, nó như thế này:
Hạnh phúc = Thực tế - Kỳ vọng
Tức là: Khi thực tế cuộc sống tốt hơn kỳ vọng, con người ta thường cảm thấy hạnh phúc. Trái lại, thực tế mà tồi tệ hơn kỳ vọng, con người rơi vào đau khổ. Đơn giản đúng không?
Để hiểu hơn, chúng ta cần sự so sánh giữa các thế hệ với nhau. Vì vậy, bố và mẹ của Hà được mời tham gia bài viết này:
Bố mẹ Hà không còn trẻ nữa, họ sinh ra vào những năm 50 của thế kỷ trước. Họ có mặt trên đời trong thời kỳ bùng nổ dân số toàn cầu (baby boomer). Còn ông bà của Hà lại sinh ra và lớn lên trong Đại khủng hoảng kinh tế, thậm chí trải qua Thế chiến II.
Đương nhiên, sống ở thời đại khác nên ông bà có cách tư duy khác biệt hẳn so với bố mẹ và các cháu (Hà và các bạn đồng trang lứa). Câu cửa miệng thường thấy của ông bà Hà là: "Tụi trẻ chúng mày (bố mẹ và Hà) giờ sướng lắm, làm sao khổ bằng chúng tao hồi xưa".
Cơ bản thì, ông bà của Hà sống trong thời khủng hoảng, bị ám ảnh bởi đói khổ và bệnh tật nên họ đã nỗ lực nuôi dậy bố mẹ của Hà để họ có nghề nghiệp và cuộc sống ổn định nhất có thể (cho đỡ khổ). Sau khi có cuộc sống ổn định, bố mẹ của Hà lại thấy phải có của để dành cho cuộc sống sung túc trong tương lai. Tức là, đời ông bà chỉ mong ăn no mặc ấm, đời bố mẹ là ăn ngon mặc đẹp, còn đời Hà là ăn sung mặc sướng. Làm gì thì làm, đời sau là phải sung túc và xanh rờn như bãi cỏ:
Đặc biệt, bố mẹ Hà được ông bà nội ngoại dạy rằng: Sau chiến tranh thì chẳng có gì ngăn cản họ ổn định và thăng tiến, nhưng phải lao động vất vả và tích cóp trong nhiều năm mới đạt được mục đích.
Sau nhiều năm học hành, thậm chí tu nghiệp ở nước ngoài trở về, bố mẹ của Hà không còn là những thanh niên choai choai bướng bỉnh nữa. Họ đi làm và trải qua những năm 70, 80 rồi 90s của thế kỷ 20 - cả thế giới bước vào giai đoạn kinh tế thịnh vượng chưa từng thấy.
Và bố mẹ của Hà thậm chí còn đạt được nhiều nhiều thành quả vượt cả mong đợi, điều này khiến họ vô cùng lạc quan và mãn nguyện.
Cuộc sống của bố mẹ Hà về cơ bản là dễ dàng và tốt đẹp hơn những gì ông bà phải trải qua. Do đó, bố mẹ muốn nuôi dạy Hà trong sự lạc quan.
Không chỉ bố mẹ Hà, cả một thế hệ sinh ra trong thời kỳ bùng nổ dân số dạy con cái của họ rằng: Các con có thể trở thành bất cứ thứ gì, bất cứ ai mà mình muốn (không thành tội phạm là được). Thậm chí, nhiều phụ huynh còn gieo vào đầu con cái tư tưởng khá nguy hiểm: Các con có những tố chất đặc biệt!
Điều này khiến những bạn đồng trang lứa với Hà cảm thấy tràn trề hi vọng về tương lai sự nghiệp. Nếu bố mẹ chỉ mong có nghề nghiệp ổn định, có của ăn của để - thì thế hệ của Hà và những người trẻ hơn lại muốn nhiều hơn thế! Bố mẹ muốn bãi cỏ xanh, thì Hà muốn bãi cỏ ấy phải mọc ra các loại hoa xanh, đỏ, tím, vàng...
Rõ ràng, thê hê tre ngay nay muôn giau co giông như cha me minh đa lam đươc - ho con muôn toai nguyên trong sư nghiêp nưa, theo cach ma cha me minh chưa nghi đên.
Tuy nhiên, lại có vấn đề khác nảy sinh. Mặc dù các mục tiêu nghề nghiệp của thế hệ tre ngay nay nói chung đã cụ thể và tham vọng hơn rât nhiêu, nhưng đáng nói ở chỗ, từ bé Hà đã được bố mẹ khẳng định "con là đứa trẻ đặc biệt". Và vì vậy, Hà và các bạn mong mỏi có được sự nghiệp to lớn, nổi bật giữa đám đông.
Không thể đánh đồng mọi cá thể thuộc giới trẻ, tuy nhiên, họ có nhiều ảo tưởng sau khi ra trường đi làm. Nếu đời trước phải cật lực phấn đấu mới có ngày hôm nay, Hà lại cho rằng: "Có công ăn việc làm là điều hiển nhiên, chỉ là vấn đề thời gian và chọn con đường nào mà thôi".
Tiếc rằng, đời lại không như mơ. Thực tế cuộc sống không đơn giản như Hà và bao bạn khác nghĩ. Ở thời nào cũng cần chăm chỉ, cố gắng, không chỉ đổ mồ hôi mà đôi khi phải đổ cả máu!
Trên thực tế, những tỷ phú tự thân nổi tiếng thế giới cũng hiếm có ai làm được gì quá to tát ở tuổi ngoài hăm chưa băm.
Một yếu tố cực kỳ quan trọng không thể không nhắc đến, chính là truyền thông xã hội của thời hiện đại. Facebook, Instagram... đã tạo ra một thế giới khá mệt cho Hà và những bạn giống mình:
A) Tất cả mọi thứ tốt đẹp mà mọi người làm đều được khoe ra.
B) Hầu hết con người trên mạng xã hội thổi phồng tầm quan trọng của bản thân.
C) Người thành công trong sự nghiệp là những người khoe ra nhiều nhất, còn gặp khó khăn thì không ai thấy cả.
Ghen tỵ, so sánh, chán nản và thất vọng là vài trong nhiều hệ quả không mấy tốt đẹp mà internet và mạng xã hội tạo ra cho những người trẻ giống Hà. Đó là lý do vì sao Hà (hay người trẻ ngày nay) cảm thấy không hạnh phúc, dù cuộc sống đủ đầy nhưng lại luôn cảm thấy thiếu thốn gì đó khó nói ra thành lời.
Cách lý giải phía trên có phần dài dòng dù khá đơn giản, nhưng Tim Urban có vài lời khuyên cho Hà (và những bạn giống Hà):
- Hãy cứ tham vọng đi: Thế giới này ngày một khắc nghiệt nhưng không có nghĩa là hết cơ hội, luôn có cửa cho những người tài giỏi và có tham vọng như Hà. Có thể chưa rõ hướng đi cụ thể nhưng hãy cứ trải nghiệm và đương đầu với khó khăn đi, thử rồi mới biết.
- Chấm dứt ngay chuyện nghĩ mình là cá thể đặc biệt: Kể cả có tài giỏi thật, bạn vẫn là một người trẻ non nớt và thiếu rất nhiều kỹ năng cũng như kinh nghiệm. Nói thật, bạn chẳng có gì ngoài tham vọng, khả năng học hỏi và sức trẻ. Chúng ta chỉ có thể trở nên đặc biệt nhờ sự chăm chỉ, tích lũy kinh nghiệm qua thời gian.
- Mặc kệ những kỳ vọng và lời đám tếu của xã hội: Nếu cứ nhìn vào vẻ bề ngoài và bức tranh tươi đẹp, đầy màu sắc trên mạng xã hội, cả đời người sẽ chìm trong đau khổ vì thấy mình chẳng bằng ai. Hầu hết là ảo thôi, hãy thành thật với chính mình để biết ta đang ở đâu và cần cố gắng như thế nào.
Con người ở thời đại nào cũng vậy, họ phải lớn lên và đương đầu với những nghi ngờ về chính bản thân, cũng nhiều lần thất bại và thất vọng rồi mới đạt được gì đó.
Theo Tim Urban/Việt hóa bởi JJJ/Helino
Tử vi 12 con giáp thứ tư ngày 21/8/2019: Sửu mọi thứ diễn ra tốt đẹp, Dậu cẩn thận lời nói Tử vi 12 con giáp thứ tư ngày 21/8/2019 có nói, mọi thứ đang diễn ra tốt đẹp với Sửu. Trong khi đó, Dậu nên cẩn thận trong lời ăn tiếng nói và hành động của mình. Tử vi 12 con giáp thứ tư ngày 21/8/2019 tuổi Tý Tử vi 12 con giáp có nói, Tý tự tin quá vào bản thân, không...