Sức hấp dẫn khó cưỡng của bánh giò gấc xứ Lạng
Nhìn chiếc bánh đỏ au, mòng mọng, thoang thoảng mùi dịu mát của gấc chín quện với vị béo béo của thịt, ngòn ngọt của nhân đậu xanh khiến bất cứ ai nhìn thấy cũng muốn được thưởng thức.
Trong một lần đi xuống chợ phiên của người dân tộc Tày, Dao ở tít trong xã Trấn yên (Bắc Sơn – Lạng Sơn) tôi thật sự thích thú khi thấy một gánh hàng bày bán những chiếc bánh giò gấc đỏ au. Giá bánh rất “mềm”, chỉ 3 ngàn đồng một chiếc, tôi mua liền mấy chiếc đem về làm quà và không quên hỏi cách làm. Thứ quà quê vừa giản dị, độc đáo lại vừa đẹp mắt và ngon khiến những người thân của tôi cứ tấm tắc mãi.
Bánh giò gấc xứ Lạng.
Cách làm bánh này cũng khá đặc biệt và rất công phu. Nguyên liệu để làm gồm có bột gạo tẻ, bột gạo nếp cái hoa vàng, đỗ xanh, đường kính (nếu làm nhân ngọt), mộc nhĩ, thịt lợn ba chỉ, lá chuối, muối, hành hương, nước mắm, hạt tiêu.
Trước tiên là khâu chọn gấc. Lựa lấy quả gấc chín đỏ đều, tùy số lượng bột mà dùng nhiều hoặc ít gấc, bỏ vỏ, thêm vào ít rượu trắng và đảo đều cho có màu đỏ tươi, đem trộn đều với gạo đã ngâm sẵn cho thật ngấm rồi mới đem xát thành bột.
Với bột (có thể lấy loại gạo tẻ nào cũng được nhưng với gạo nếp nhất thiết phải là nếp cái hoa vàng để tạo độ dính cao), gạo mang đi xát thành bột mịn, không để lẫn hai thứ bột vào nhau. Làm bánh giò nên chủ yếu là bột gạo tẻ, chỉ cho thêm một muỗng nhỏ bột gạo nếp vào cho kết dính và bánh có độ mịn, bóng đẹp mắt.
Tiếp đó tới khâu làm nhân, nếu làm bánh ngọt thì giống như nhân bánh rán bình thường, nếu là nhân mặn sẽ lâu hơn. Thịt ba chỉ rọi băm nhuyễn cùng mộc nhĩ đã ngâm nở sẵn, cho hành hương, nước mắm, hạt tiêu vào trộn đều, để tầm 30 phút thì chao lên cho chín tái.
Chọn lấy những lá chuối to bản và rửa sạch, hơ qua lửa rồi rọc thành từng tấm hình vuông cỡ 20×20cm và vài tấm lớn cỡ 25cm x25cm. Xong khâu chuẩn bị thì bắt đầu đổ bột vào nồi, dùng muôi khuấy đều, bắc lên bếp, đun nhỏ lửa đến khi bột đặc lại thì bắc xuống.
Tiếp đến là khâu gói bánh, đặt lá chuối nhỏ ở dưới, lá lớn ở trên, hai lá đặt chéo góc và úp hai mặt chéo vào nhau sao cho khi gói thành hình tam giác đẹp mắt, rồi phết chút mỡ lợn vào mặt trong lá chuối trước khi gói để bánh không dính vào lá. Gói sao cho bột bao kín hết nhân. Cuối cùng là đem bánh hấp khoảng 30 phút, chú ý cho lửa đều thì bánh sẽ không bị sượng hoặc nhão. Bánh giò nên ăn nóng sẽ hấp dẫn hơn, nhất là trong tiết trời se lạnh thế này, cùng với một ít tương ớt chấm kèm thì thật tuyệt.
Bài và ảnh Dương Khuyên
Theo VNE
[Chế biến] - Bánh củ sắn và đỗ xanh
Lớp bánh bên ngoài của bánh củ sắn hơi dai, pha lẫn nhân bên trong là đỗ xanh bùi bùi, dùng kèm với muối vừng, nhâm nhi với ly trà nóng rất ngon và thú vị.
Video đang HOT
Nguyên liệu:
- 1 củ sắn vừa ăn (củ khoai mỳ)
- 1/4 bát con đỗ xanh đã xát vỏ
- 2 thìa canh bột gạo nếp
- 2 thìa canh đường cát trắng
- Một thìa nhỏ muối
- Hành khô, muối, đường
- Lá chuối, vừng rang chín và dừa bào vụn.
Cách làm:
Bước 1:
- Đỗ xanh đãi qua nhiều lần nước cho thật sạch, ngâm đậu vào âu nước lạnh, ngâm khoảng từ 1 - 2 tiếng.
Bước 2:
- Cho đỗ xanh vào nồi hấp chín, tán mịn.
- Tiếp theo đun nóng hai thìa nhỏ dầu ăn, phi hành khô thơm, cho đỗ xanh đá tán mịn vào xào từ 5-10 phút đến khi đỗ xanh khô, thêm vào một ít muối, một ít đường, nêm vừa miệng.
Bước 3:
- Tắt bếp, để nguội, dùng tay vo viên thành từng những viên tròn nhỏ.
Bước 4:
- Củ sắn gọt vỏ, cắt làm đôi, ngâm vào âu nước lạnh có pha một ít muối, ngâm từ 6-7 tiếng.
- Sau đó lấy ra rửa lại cho thật sạch, bào mịn, đong được 200g củ sắn đã bào.
- Vắt sơ củ sắn cho ráo nước, thêm bột gạo nếp và đường vào, đảo đều đến khi hỗn hợp kết dính, chạm nhẹ vào bột không dính tay là đạt yêu cầu.
Bước 5:
- Dùng tay ngắt bột củ sắn thành từng viên tròn nhỏ, ấn dẹp ra.
Bước 6:
- Cho từng viên nhân đỗ xanh vào giữa, bọc kín lại.
Bước 7:
- Dùng tay vo tròn cho kín nhân, làm cho hết phần bột và vỏ.
Bước 8:
- Lá chuối quét một ít dầu ăn để chống dính, xếp vào xửng, cho từng viên bánh củ sẵn vào nồi, hấp từ 10-15 phút, thỉnh thoảng lau nước đọng dưới đáy để hơi nước không làm ướt vỏ bánh.
Bước 9:
- Hấp đến khi vỏ bên ngoài nổi màu trắng đục.
Bước 10:
- Vừng rang chín, giã cùng với một ít đường và muối.
- Cùi dừa bào vụn.
Bước 11:
- Bánh sau khi chín, để cho nguội bớt, dùng tay lăn từng viên bánh qua lớp cùi dừa bào vụn, dùng kèm với muối vừng.
Cún Khang
Theo ngôi sao
Gọi tên bánh là xu xê hay phu thê Xu xê và phu thê là hai cách gọi khác nhau của một loại bánh thường dùng làm quà biếu tặng vào những dịp lễ tết, hay cưới hỏi của người Việt Nam bắt đầu từ thời vua Lý Anh Tông (1138 - 1175). Bánh xu xê hay còn gọi là phu thê đều có nguyên liệu làm từ bột lọc, bột củ...