Sức hấp dẫn của thị trường dược 5,5 tỷ USD
Thị trường dược phẩm Việt Nam trị giá hơn 5,5 tỷ USD đang thu hút đầu tư nước ngoài, xếp thứ ba trong các nước ASEAN, sau Singapore và Indonesia.
Tại hội thảo Hiện thực hóa tiềm năng ngành y tế Việt Nam, ngày 7/7, ông Luke Treloar, Trưởng Bộ phận Tư vấn ngành y tế và đời sống, KPMG Việt Nam, nhận định ngành dược phẩm Việt Nam đã trở thành điểm đến hấp dẫn với các nhà đầu tư nước ngoài. Năm 2018, lượng vốn FDI đổ vào ngành công nghiệp dược phẩm đạt 15,5 tỷ USD, tốc độ tăng trưởng kép 5 năm là 10,4%.
Xét về tỷ lệ tổng vốn FDI giữa các nước ASEAN, Việt Nam đứng thứ ba sau Singapore và Indonesia, trên Thái Lan, Philippines và Malaysia.
Tính đến năm 2018, ngành dược Việt Nam ghi nhận 50 dự án FDI đăng ký thành lập, tổng số vốn khoảng 500 triệu USD. Trong số dự án, khoảng 60% là sản xuất thuốc, 20% hoạt động về công tác hậu cần và lưu trữ dược phẩm, 20% còn lại thuộc các loại dự án khác.
“Các điều kiện đầu tư kinh tế vĩ mô của Việt Nam được kỳ vọng tiếp tục diễn ra tích cực, với sự hội nhập thương mại mở rộng thông qua các hiệp định quốc tế như Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – châu Âu (EVFTA)”, ông Luke Treloar nói.
Trước đó, tại cuộc họp về chính sách thanh toán bảo hiểm y tế với biệt dược gốc cuối tháng 6, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu Bộ Y tế hoàn thiện đề án hợp tác giữa Việt Nam và các doanh nghiệp dược phẩm của châu Âu, Mỹ. Ngành dược tăng cường sản xuất thuốc tại Việt Nam, rút ngắn quá trình sản xuất biệt dược gốc.
Video đang HOT
Ông Lê Văn Truyền, nguyên Thứ trưởng Y tế, đánh giá thị trường dược phẩm tại Việt Nam đang trên đà tăng trưởng mạnh mẽ. Trong 25 năm qua, từ một thị trường rất nhỏ bé, nay phát triển rất nhanh. Năm 1990, thị trường dược phẩm đạt giá trị khoảng 3 triệu USD, đến nay trên 5,5 tỷ USD.
Theo ông Truyền, trong thị trường này, ngành dược nội địa chiếm khoảng 50%. Mục tiêu của Chính phủ phải chiếm được 80% thị trường. Vì vậy, chiến lược của Việt Nam là cần phát triển ngành dược nội địa.
“Phải coi đây là ngành mũi nhọn, không chỉ đóng góp vào chăm sóc sức khỏe nhân dân mà còn cho kinh tế quốc gia”, ông Truyền nói.
Dây chuyền sản xuất thuốc viên của một doanh nghiệp. Ảnh: DAV.
Trong thị trường dược, thuốc phát minh (biệt dược gốc) đóng vai trò quan trọng, ước tính đến 22% tổng giá trị thị trường, mặc dù chỉ chiếm khoảng 3% khối lượng sản phẩm. Khoảng 44.000 lao động đang làm việc trong ngành dược.
Theo Bộ Y tế, 755 loại biệt dược gốc đang lưu hành trên thị trường Việt Nam, trong đó khoảng 150 loại đã hết thời gian bảo hộ bản quyền. Số biệt dược gốc này đã có các thuốc tương đương (thuốc generic) thay thế.
Theo ông Truyền, biệt dược gốc là nền công nghiệp của các nước phát triển. Các nước này có khả năng phát hiện phân tử mới, hợp chất mới để bào chế thành dược phẩm điều trị bệnh. Theo một số nghiên cứu, thế giới ít có quốc gia nào thu nhập bình quân đầu người trong một năm dưới 25.000 USD có thể tham gia ngành công nghiệp phát minh thuốc mới.
“Tuy nhiên, phát minh ra thuốc mới là một chuyện, còn sản xuất ở đâu là câu chuyện khác. Chọn nơi sản xuất thuốc phát minh ở đâu dựa trên tính toán của hãng dược, sao cho ngoài việc đảm bảo lợi nhuận, mục tiêu là giảm giá thuốc, người dân dễ tiếp cận”, ông Truyền phân tích.
Ông Truyền cho rằng Việt Nam chưa thể phát minh thuốc mới, nhưng có thể tham gia vào chuỗi sản xuất toàn cầu khi có đầy đủ điều kiện như cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực, chính sách đối với các nhà phát minh.
Theo thống kê của Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế, tính đến tháng 8/2019, hơn 180 nhà sản xuất dược phẩm đang hoạt động trên thị trường (cả công ty nội địa và nước ngoài) Việt Nam. Trong đó, 225 đơn vị có cơ sở sản xuất đạt tiêu chuẩn GMP – WHO. Hầu hết công ty này sản xuất thuốc generic để phục vụ nhu cầu nội địa. Đến 90% thành phần hoạt chất dược phẩm, đều được nhập khẩu chủ yếu từ Ấn Độ và Trung Quốc.
Gần 300 công dân từ UAE về nước an toàn tại sân bay Cần Thơ
Những công dân được đưa về nước trong đợt này gồm có trẻ em và học sinh dưới 18 tuổi, người cao tuổi, người ốm đau.
Bộ Ngoại giao cho biết, trong hai ngày 2-3/5, các cơ quan chức năng Việt Nam, Đại sứ quán Việt Nam tại UAE và hãng Hàng không Quốc gia Việt Nam đã phối hợp với các cơ quan chức năng UAE, tổ chức chuyến bay đưa gần 300 công dân Việt Nam trở về nước an toàn, trong bối cảnh các đường bay thương mại giữa Việt Nam và quốc tế tạm dừng vì dịch Covid-19.
Những công dân được đưa về nước trong đợt này gồm có trẻ em và học sinh dưới 18 tuổi, người cao tuổi, người ốm đau, người đi du lịch, thăm thân đã hết hạn thị thực bị kẹt lại ở nước sở tại, lao động bị cắt hợp đồng hoặc nghỉ không lương nhiều tháng.
Đại sứ quán Việt Nam tại UAE đã cử các cán bộ trực tiếp đến sân bay Dubai, phối hợp với các cơ quan chức năng UAE hướng dẫn, hỗ trợ công dân hoàn thành các thủ tục lên máy bay về nước.
Cảng hàng không quốc tế Cần Thơ đón chuyến bay đưa công dân từ Indonesia cũng như UAE về nước.
Với mục tiêu đảm bảo sức khỏe cho công dân, ngăn ngừa sự lây lan của dịch bệnh, hãng hàng không đã thực hiện nghiêm túc các biện pháp về an ninh, an toàn và vệ sinh dịch tễ trong suốt chuyến bay. Ngay sau khi hạ cánh xuống sân bay quốc tế Cần Thơ, những người tham gia chuyến bay đã được giám sát y tế và cách ly tập trung theo đúng quy định.
Trong thời gian tới, trên tinh thần bám sát chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, các cơ quan chức năng của Việt Nam sẽ tiếp tục phối hợp với cơ quan đại diện Việt Nam ở các nước, rà soát và tổ chức các chuyến bay đưa công dân Việt Nam có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn về nước, trên cơ sở nguyện vọng của công dân, diễn biến thực tế của dịch bệnh trong và ngoài nước, bảo đảm cân đối chung và phù hợp với năng lực cách ly của các địa phương.
Ông Nguyễn Đức Chung: Hà Nội tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm cộng đồng cao nhất nước Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung nhận định thành phố là một trong những địa phương tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm COVID-19 trong cộng đồng cao nhất cả nước. Tại cuộc họp Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 TP Hà Nội chiều 8/4, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho rằng, các chính sách liên...