Sức gió ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 9, giật cấp 10-11
Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Trung ương, hồi 4 giờ ngày 22-6, vị trí tâm bão số 1 (có tên quốc tế là Kujira) ở vào khoảng 17,4 độ Vĩ Bắc; 111,4 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Bắc quần đảo Hoàng Sa. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 9 (tức là khoảng từ 75 đến 90km/giờ), giật cấp 10-11.
Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Bắc Tây Bắc, mỗi giờ đi được 10km. Đến 4 giờ ngày 23-6, vị trí tâm bão ở vào khoảng 19,9 độ Vĩ Bắc; 110,8 độ Kinh Đông, trên khu vực phía Đông đảo Hải Nam (Trung Quốc). Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 9 (tức là khoảng từ 75 đến 90km/giờ), giật cấp 10-11.
Vị trí và đường đi của bão số 1. Ảnh: nchmf.gov.vn Do ảnh hưởng của bão, vùng biển phía Bắc quần đảo Hoàng Sa và phía Đông đảo Hải Nam (Trung Quốc) có gió mạnh cấp 7-8, vùng gần tâm bão đi qua cấp 9, giật cấp 10-11, sóng biển cao 3-5 mét. Biển động mạnh. Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 3.
Trong 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Bắc Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 10km và suy yếu dần thành áp thấp nhiệt đới. Đến 4 giờ ngày 24-6, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 22,1 độ Vĩ Bắc; 109,6 độ Kinh Đông, trên khu vực phía Đông Nam tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc). Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 7 (tức là khoảng từ 50 đến 60km/giờ), giật cấp 8-9. Vùng biển phía Đông vịnh Bắc Bộ có gió mạnh cấp 5, sau tăng lên cấp 6, giật cấp 7- 8. Biển động. Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 1. Các tỉnh vùng núi Đông Bắc và Tây Bắc có khả năng mưa lớn diện rộng.
Trong 48 đến 72 giờ tiếp theo, áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 10km và tiếp tục suy yếu thêm.
Ngoài ra do ảnh hưởng kết hợp với gió mùa Tây Nam hoạt động mạnh nên khu vực giữa và Nam Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Trường Sa), vùng biển các tỉnh từ Bình Thuận đến Cà Mau có gió Tây Nam mạnh cấp 6, giật cấp 7-8 và có mưa rào, dông mạnh. Sóng biển cao 2-4 mét. Biển động. Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 1.
Video đang HOT
Theo_An ninh thủ đô
Bão đang mạnh lên, giật cấp 17
Khoảng trưa nay (16/7), bão Rammasun giật cấp 17 sẽ đi vào Biển Đông. Chiều qua, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã chủ trì cuộc họp, yêu cầu đảm bảo an toàn cho tàu thuyền, trong đó có các tàu thực thi pháp luật ở khu vực hoạt động của giàn khoan 981...
Theo Trung tâm Khí tượng Thủy văn Trung ương, hồi 1 giờ sáng nay (16/7), vị trí tâm bão Rammasun ở vào khoảng 13,9 độ Vĩ Bắc; 121,9 độ Kinh Đông, trên khu vực miền Trung Philippin. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 14 (tức là từ 150 đến 166 km một giờ), giật cấp 16, cấp 17.
Dự báo trong 24 giờ tới bão di chuyển chủ yếu theo hướng giữa Tây Tây Bắc và Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 20 - 25km. Đến 1 giờ ngày 17/7, vị trí tâm bão ở vào khoảng 16,8 độ Vĩ Bắc; 117,1 độ Kinh Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 510km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 12 (tức là từ 118 đến 133 km một giờ), giật cấp 14, cấp 15.
Trong khoảng 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão tiếp tục di chuyển theo hướng giữa Tây Tây Bắc và Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 20 - 25km. Đến 1 giờ ngày 18/7, vị trí tâm bão ở vào khoảng 18,9 độ Vĩ Bắc; 112,4 độ Kinh Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 250km về phía Bắc. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 12, cấp 13 (tức là từ 118 đến 149 km một giờ), giật cấp 14, cấp 15.
Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão, từ sáng nay (16/7), vùng biển phía Đông Biển Đông, có gió mạnh dần lên cấp 7, cấp 8, sau tăng lên cấp 9, cấp 10, vùng gần tâm bão cấp 11, cấp 12, giật cấp 13, cấp 14. Biển động dữ dội.
Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải chủ trì cuộc họp - ảnh: chinhphu
Đảm bảo an toàn cho tàu thực thi pháp luật
Chiều qua 15/7, trước tình hình bão Rammasun, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã chủ trì cuộc họp khẩn Ban Chỉ đạo Phòng chống lụt bão Trung ương và Ủy ban quốc gia Tìm kiếm cứu nạn để chỉ đạo các giải pháp kịp thời ứng phó.
Theo Văn phòng Ban chỉ đạo Phòng chống lụt bão Trung ương, tính đến 15h ngày 15/7, lực lượng Biên phòng các tỉnh, thành phố tuyến biển từ Quảng Ninh đến Bà Rịa - Vũng Tàu đã phối hợp với các địa phương, gia đình chủ tàu, thuyền trưởng thông báo, kiểm đếm, hướng dẫn cho 58.406 tàu với 235.082 lao động biết diễn biến của bão để chủ động phòng tránh.
Phát biểu tại cuộc họp, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải yêu cầu, với tinh thần cảnh giác từ xa, chủ động ứng phó, việc đầu tiên cần làm là theo dõi, kiểm đếm các phương tiện đang hoạt động trên biển, tìm mọi biện pháp thông báo cho chủ các phương tiện biết vị trí, hướng di chuyển và diễn biến của bão để chủ động về nơi trú tránh, thoát ra khỏi hoặc không đi vào khu vực nguy hiểm; ứng trực theo dõi diễn biến của bão, cập nhật trên các phương tiện thông tin đại chúng, quản lý chặt chẽ việc ra khơi của tàu thuyền, giữ thông tin liên lạc thường xuyên với chủ các phương tiện để xử lý kịp thời các tình huống xấu có thể xảy ra.
Riêng đối với 79 tàu ở khu vực quần đảo Hoàng Sa, Phó Thủ tướng yêu cầu lực lượng Biên phòng cần nắm chắc từng tàu để kêu gọi đi về phía Nam hoặc di chuyển vào bờ. Đối với các tàu thực thi pháp luật của Việt Nam đang hoạt động ở khu vực giàn khoan Hải Dương-981 cũng cần tính toán thời gian để ứng phó với bão, đảm bảo an toàn.
Đối với các giàn khoan dầu khí của Việt Nam, Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Công thương và Tập đoàn Dầu khí Việt Nam tập trung chỉ đạo để đảm bảo an toàn cho người và trang thiết bị. Bộ Giao thông Vận tải thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn giao thông, tránh tình trạng giao thông bị chia cắt.
Theo kinh nghiệm, cơn bão đầu tiên của năm thường chạy dọc ở phía Bắc và thường kèm mưa lớn, vùng ảnh hưởng rất rộng, vì vậy, Phó Thủ tướng yêu cầu các tỉnh, nhất là Bắc Bộ cần lưu ý về mưa lớn trong những ngày 18, 19/7 để kiểm tra, rà soát phương án bảo đảm an toàn hồ đập, các công trình phòng chống lụt bão; các hồ vận hành xả nước theo quy định, phù hợp với tình hình thực tế để đảm bảo an toàn công trình và tăng hiệu quả cắt lũ, đồng thời hạn chế gây ảnh hưởng, thiệt hại cho vùng hạ du; chuẩn bị chống úng cho các diện tích có khả năng bị úng.
Phó Thủ tướng cũng yêu cầu các tỉnh rà soát ngay các khu vực có nguy cơ xảy ra sạt lở đất, lũ quét, lũ ống để chủ động sơ tán, di dời dân an toàn. Duy trì lực lượng, phương tiện cứu hộ, cứu nạn để sẵn sàng ứng cứu khi có yêu cầu.
Thông tin từ cuộc họp cho biết, khoảng từ trưa đến chiều nay (16/7) bão Rammasun sẽ đi vào Biển Đông và trở thành cơn bão số 2. Khi vào Biển Đông, bão số 2 ở cấp 11-12 và sau đó có khả năng mạnh thêm. Dự báo khoảng ngày 19-20/7, bão sẽ ảnh hưởng đến các tỉnh ven biển Bắc Bộ, cường độ bão đạt cấp 8 - cấp 9. Do ảnh hưởng của bão, từ ngày 19 - 22/7 tại các tỉnh đồng bằng và trung du Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ sẽ có mưa lớn, tổng lượng mưa dự kiến khoảng 200-300mm.
Hiện mực nước trong các hệ thống thủy lợi đang ở mức thấp. Các địa phương đã kiểm tra, đánh giá hiện trạng các trạm bơm tiêu, cống tiêu, chủ động bảo dưỡng các trạm bơm bảo đảm vận hành tiêu úng khi có mưa lớn. Mực nước các hồ chưa vừa và lớn đang ở mức thấp, đạt khoảng 50% dung tích thiết kế. Một số hồ đạt ở mức cao như: Yên Lập ở mức 74%, Đầm Hà Động đạt 86%, Khuôn Thần 79%, Bò Lạc 81,8%.
Các hồ chứa nhỏ hầu hết đạt 40-65% dung tích thiết kế. Một số hồ chứa nhỏ của tỉnh Bắc Giang đã đạt dung tích thiết kế gồm: Chùa Sừng, Hàm Rồng, Lòng Thuyền. Các hồ chứa nhỏ có nguy cơ mất an toàn đã được địa phương chủ động tích nước thấp, xây dựng phương án phòng chống lụt bão cho công trình và thường xuyên theo dõi, kiểm tra.
Theo báo cáo nhanh của Tập đoàn Điện lực Việt Nam, mực nước các hồ chứa Thủy điện Sơn La, Hòa Bình, Thác Bà và Tuyên Quang đang ở mức thấp. Khu vực Bắc Bộ có 7/17 hồ có mực nước xấp xỉ hoặc đạt mực nước dâng bình thường. Hiện có 4 hồ đang xả tràn và dự kiến tiếp tục xả. Ở khu vực Bắc Trung Bộ, hầu hết mực nước các hồ đều đạt khá thấp so với mực nước dân bình thường.
Hiện khu vực Bắc Bộ đã cơ bản thu hoạch xong lúa vụ Đông Xuân, chỉ còn khoảng 20.000 ha ở một số tỉnh trung du miền núi phía Bắc. Đối với sản xuất lúa vụ hè thu và vụ mùa 2014, các tỉnh Bắc Trung Bộ đã cấy xong 175.000 ha lúa mùa, các tỉnh Đồng bằng sông Hồng và Trung du miền núi phía Bắc đã cấy được khoảng 850.000/985.000 ha.
Mỹ Hạnh
Theo_VnMedia
Bão Hagupit đang suy yếu, có thể đổ vào Nam Trung Bộ 80% siêu bão Hagupit có sức gió giật tới trên cấp 17 sẽ đổ bộ vào Biển Đông, có khả năng tiến thẳng vào bờ biển Nam Trung bộ nước ta. Theo bản tin mới nhất phát lúc 2h30 hôm nay (6/12) của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương, hồi 1h, vị trí tâm bão Hagupit ở vào khoảng...