Sức ép tứ bề
Cuộc xung đột giữa Israel và phong trào Hamas tại Dải Gaza đã diễn ra tròn 8 tháng mà chưa bớt khốc liệt, với số người thương vong tăng lên từng ngày.
Những tòa nhà bị phá hủy sau cuộc tấn công của Israel tại thành phố Khan Younis, miền Nam Dải Gaza ngày 31/5/2024. Ảnh: THX/TTXVN
Trong bối cảnh đó, đề xuất mới của Tổng thống Mỹ Joe Biden gồm 3 giai đoạn hướng tới một lệnh ngừng bắn toàn diện để đổi lấy việc trả tự do cho các con tin được đánh giá là một gợi mở để các bên cân nhắc, nhưng kết quả của việc cân nhắc đó vẫn còn để ngỏ.
Đề xuất nhận được sự hoan nghênh ngay lập tức của dư luận quốc tế, vốn đang mong mỏi thảm cảnh nhân đạo với người Palestine tại Dải Gaza sẽ sớm được chấm dứt. Đã có hơn 36.000 người thiệt mạng và hàng triệu người phải rời bỏ nhà cửa. Hai cơ quan của Liên hợp quốc (LHQ), gồm Chương trình Lương thực thế giới (WFP) và Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp (FAO) liên tục công bố báo cáo về thảm họa nhân đạo ở Dải Gaza, với cảnh báo nạn đói ở cấp độ cao nhất nếu xung đột tiếp diễn. Các quốc gia trung gian Mỹ, Ai Cập và Qatar đang nỗ lực thúc đẩy hiện thực hóa đề xuất ngừng bắn. Trong vòng đàm phán mới về thỏa thuận ngừng bắn, Ai Cập mời thêm 2 phái đoàn của Palestine đến Cairo để thảo luận, gồm Mặt trận Nhân dân Giải phóng Palestine (PFLP) và phong trào Thánh chiến Hồi giáo Palestine (PIJ).
Hamas đón nhận đề xuất với tinh thần “tích cực”, tuyên bố sẵn sàng đàm phán để tiến tới một “thỏa thuận đầy đủ”. Tuy nhiên, một quan chức cấp cao của lực lượng này cũng cho rằng đề xuất “chỉ là những lời nói suông” và họ chưa nhận được bất kỳ cam kết bằng văn bản nào liên quan đến lệnh ngừng bắn.
Video đang HOT
Phía Israel vẫn chưa đưa ra quan điểm rõ ràng. Dựa trên tinh thần của đề xuất và những gì các nhà lãnh đạo nước này tuyên bố, có thể thấy vẫn còn những khoảng vênh quá lớn. Ngay sau khi đề xuất được công bố, Thủ tướng Benjamin Netanyahu khẳng định: “Các điều kiện của Israel về kết thúc chiến tranh không thay đổi… và Israel sẽ tiếp tục khẳng định những điều kiện này phải được đáp ứng trước khi lệnh ngừng bắn vĩnh viễn được áp dụng”.
Giới phân tích nhận định, so với các đề xuất trước do Qatar và Ai Cập đưa ra và đều thất bại, đề xuất của Mỹ không có điểm đột phá do không đưa ra giải pháp rõ ràng cho khác biệt mấu chốt trong lập trường của hai bên tham chiến. Với Hamas là “Israel phải ngừng bắn và rút quân vĩnh viễn”, còn với Israel là “Hamas phải bị triệt tiêu năng lực quân sự và năng lực quản lý”. Tuy nhiên, các diễn biến trên chiến trường và chính trường thời gian qua sẽ có những tác động tới quan điểm của cả hai bên, giúp làm tăng cơ hội thành công cho vòng đàm phán lần này.
Chiến dịch tấn công của Quân đội Israel (IDF) vào thành phố Rafah, miền Nam Dải Gaza, đang có những bước tiến ngoài dự đoán. Trong vòng chưa đầy một tháng đã có khoảng 1 triệu người dân được sơ tán sau khi IDF thay đổi chiến thuật. Thay vì sử dụng nhiều vũ khí hạng nặng, IDF lựa chọn phân vùng và tăng cường tấn công chính xác, kết hợp vũ khí hiện đại và thông tin tình báo. Quá trình sơ tán dân, thay vì sàng lọc các tay súng Hamas, IDF cho người dân Palestine di chuyển ồ ạt tới các khu lán trại, qua đó giảm sức ép dư luận về tình hình nhân đạo và khiến năng lực quân sự của Hamas suy yếu nhanh hơn. Ước tính sau 8 tháng giao tranh, Hamas đã mất khoảng một nửa lực lượng và hiện phải chuyển sang chiến thuật tấn công chớp nhoáng, bất ngờ.
Tuy nhiên, chiến dịch tấn công Rafah cũng gây ra thiệt hại nghiêm trọng về sinh mạng của người dân Gaza. Mới nhất, ngày 6/6, IDF thừa nhận cuộc không kích vào một trường học của LHQ ở miền Trung Gaza đã khiến ít nhất 37 người thiệt mạng. Chính phủ Israel và cá nhân Thủ tướng Netanyahu nói riêng đang đứng trước các sức ép lớn gia tăng từng ngày từ dư luận quốc tế. Tòa án Công lý quốc tế (ICJ) ra phán quyết yêu cầu Israel tạm ngừng các hoạt động quân sự Rafah và tăng cường viện trợ nhân đạo vào Dải Gaza. Tòa án Hình sự quốc tế (ICC) đề xuất ban bố lệnh truy nã Thủ tướng Netanyahu với cáo buộc tội ác chiến tranh và tội ác chống lại loài người. Thêm nhiều quốc gia tuyên bố công nhận Nhà nước Palestine độc lập, coi giải pháp “hai nhà nước” là căn cơ cho nền hòa bình giữa người Israel và người Palestine.
Ở trong nước, Thủ tướng Netanyahu cũng đối mặt với sức ép chia rẽ lớn chưa từng có trong xã hội, giữa một bên cho rằng ngừng bắn là giải pháp duy nhất lúc này, dù cái giá phải trả sẽ ra sao, để có thể đưa các con tin còn sống trở về; và bên còn lại nhất quyết mục tiêu lật đổ Hamas và ngăn chặn xảy ra các cuộc tấn công trong tương lai. Các cuộc biểu tình ở Tel Aviv và Jerusalem diễn ra thường xuyên và bạo lực hơn. Ở thượng tầng chính trị, phe cực hữu, cụ thể là hai chính trị gia Bezalel Smotrich (Bộ trưởng Tài chính) và Ben Gvir (Bộ trưởng An ninh quốc gia), dọa sẽ rút khỏi liên minh và khiến chính phủ của ông Netanyahu sụp đổ. Họ cho rằng thỏa thuận do Mỹ đề xuất đồng nghĩa với việc chấm dứt chiến tranh và từ bỏ mục tiêu tiêu diệt Hamas, “một rủi ro an ninh cho Nhà nước Israel”. Trong khi đó, phe trung dung với đại diện là các nhà lãnh đạo Yair Lapid và Benny Gantz tuyên bố không ngừng bắn đồng nghĩa với “bỏ rơi” an ninh quốc gia, bỏ rơi các con tin cũng như những người dân đang phải sơ tán chiến tranh.
Trả lời phỏng tạp chí Time mới đây, Tổng thống Mỹ Joe Biden cho rằng “có đủ lý do để mọi người kết luận ông đang kéo dài cuộc chiến ở Gaza vì sinh mệnh chính trị”. Đây là lần đầu tiên nhà lãnh đạo Mỹ công khai nhận định như vậy, cho thấy sức ép từ Washington đang “ nóng” hơn bao giờ hết, đồng thời là sự khẳng định quan điểm lâu nay của giới phân tích. Giáo sư Sử học Jonathan Kekel Chen, trường Đại học Jerusalem, nhận xét: “Tổng thống Biden đặt lên bàn đàm phán một đề xuất ngừng bắn và trao đổi con tin mới, thúc giục ông Netanyahu và phong trào Hamas đồng ý với các điều khoản. Nhưng Chính phủ Israel đang có quan điểm lệch lạc về mục tiêu chiến thắng. Cuộc chiến này giống một cuộc thập tự chinh hơn… các mục tiêu của nó được quyết định bởi những người thiểu số, cực đoan, cực hữu”.
Vai trò của Mỹ khiến đề xuất ngừng bắn mới có cơ hội thành công hơn. Dường như Washington đã ngầm đảm bảo với cả Israel và Hamas rằng các yêu cầu mấu chốt của họ sẽ được dàn xếp ổn thỏa. Tuy nhiên, so với các đề xuất trước, sự khác biệt trong lập trường cốt lõi của Hamas và Israel vẫn không thay đổi, khiến nguy cơ các cuộc đàm phán lần này thất bại cũng rất cao.
Công bố đề xuất ngừng bắn mới hôm 31/5, Tổng thống Biden nói thêm đây là một thỏa thuận do “Israel đưa ra”. Không phải ngẫu nhiên Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) tuyên bố ủng hộ đề xuất của Mỹ, hứa sẽ tạo điều kiện tăng cường viện trợ nhân đạo cho người dân ở Gaza và đảm bảo những mong muốn của Israel về an ninh. Cùng lúc, Mỹ thông báo đã gửi văn bản lên Hội đồng Bảo an LHQ, đề nghị ra một nghị quyết ủng hộ thỏa thuận ngừng bắn và trao đổi con tin tại Dải Gaza. Các động thái được cho là nước đi “chiếu tướng”, đặt Thủ tướng Netanyahu vào thế buộc phải ra quyết định.
Việc các thành viên Nội các chiến tranh dọa rời bỏ chính phủ khiến ông càng phụ thuộc vào phe cực hữu. Đây là lý do dư luận đồn đoán, một mặt nhà lãnh đạo Israel phải ra các tuyên bố cứng rắn, mặt khác phải ngầm thỏa hiệp với Mỹ để có thể thực hiện phần nào yêu cầu của đồng minh, trong bối cảnh ông đang chịu sức ép tứ bề. Ở Israel thời điểm này, Thủ tướng Netanyahu vẫn được coi là nhà lãnh đạo kinh nghiệm và bản lĩnh bậc nhất. Được ví là “chính trị gia của những tình huống khó khăn”, những tính toán sắp tới của ông khiến cuộc chiến tại Dải Gaza, dù đã trải qua 8 tháng, vẫn khó dự đoán hơn bao giờ hết.
Phái đoàn Hamas dự kiến trở lại Ai Cập vào ngày 7/5
Theo phóng viên TTXVN tại Cairo, truyền thông Ai Cập ngày 5/5 dẫn một nguồn tin cho biết phái đoàn của phong trào Hamas đã đến Doha (Qatar) để tham vấn và sẽ quay lại Cairo vào ngày 7/5 tới để hoàn tất các cuộc đàm phán liên quan đến thỏa thuận ngừng bắn ở Dải Gaza với Israel.
Thủ lĩnh chính trị của Hamas Ismail Haniyeh. Ảnh (tư liệu): AFP/TTXVN
Trong tuyên bố ngày 5/5, phong trào Hamas cho hay các cuộc đàm phán ở Cairo đã kết thúc và họ sẽ đến Doha để tham khảo ý kiến của các thủ lĩnh của lực lượng này. Phái đoàn Hamas cho biết thêm rằng họ đã chuyển phản hồi của phong trào này tới các nhà hòa giải Ai Cập và Qatar, đồng thời khẳng định đã có các cuộc thảo luận sâu sắc và nghiêm túc với các nhà hòa giải. Hamas nhấn mạnh đã thực hiện cách tiếp cận tích cực và có trách nhiệm, cũng như thể hiện sự nhạy bén và quyết tâm đạt một thỏa thuận đáp ứng các yêu cầu của người Palestine, bao gồm chấm dứt hoàn toàn xung đột với Israel, yêu cầu lực lượng Israel rút hoàn toàn khỏi Dải Gaza, tạo điều kiện cho việc hồi hương những người Palestine di tản, tăng cường đưa viện trợ nhân đạo vào Gaza, bắt đầu công cuộc tái thiết và hoàn tất thỏa thuận trao đổi tù nhân.
Ai Cập đang tổ chức vòng đàm phán gián tiếp mới giữa Hamas và Israel về lệnh ngừng bắn ở Gaza, trao đổi tù nhân và tăng cường viện trợ nhân đạo cho dải đất này.
Đề xuất của Ai Cập yêu cầu Hamas thả 20-40 con tin đang bị giam giữ ở Gaza để đổi lấy các tù nhân an ninh Palestine đang thụ án dài hạn trong các nhà tù của Israel.
Israel trước đó đã đặt thời hạn 1 tuần để Hamas đồng ý thỏa thuận giải quyết vấn đề con tin, nếu không, nước này sẽ phát động chiến dịch tấn công Rafah, thành phố được coi là "nơi trú ẩn cuối cùng" của hơn 1 triệu người trong tổng số 2,3 triệu dân Palestine tại Gaza.
Hamas chấp thuận lệnh ngừng bắn hoàn toàn 'theo từng giai đoạn' Một nguồn tin chức thức từ phong trào Hồi giáo Hamas ngày 4/5 xác nhận lực lượng này sẽ chấp nhận thỏa thuận ngừng bắn hoàn toàn với Israel "theo từng giai đoạn". Những tòa nhà bị phá hủy trong cuộc tấn công của Israel vào thành phố Rafah, Dải Gaza ngày 1/5/2024. Ảnh: THX/TTXVN Nguồn tin cho rằng cần có những đảm...