Sức ép quốc tế tiếp tục đè nặng lên chính quyền Syria
15 nước Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc vưa nhất trí thông qua tuyên bố xác nhận thời hạn chót ngừng bắn vào tuần tới đối với Syria.
Hội đồng Bảo an cũng cảnh báo Damascus về “các biện pháp tiếp theo”, nếu như nước này không thực thi cam kết đã tuyên bố trước đó.
Chính phủ Syria đang đứng trước áp lực lớn từ cộng đồng quốc tế để chấm dứt cuộc khủng hoảng. Tuy nhiên, bất chấp các cam kết, tình hình bạo lực tại Syria dường như vẫn chưa có dấu hiệu suy giảm.
Tuyên bố mới nhất của Hội đồng Bảo an Liên Hơp Quôc về vấn đề Syria đã nhận được sự ủng hộ từ Trung Quốc và Nga, 2 đồng minh thân cận của Syria. Đây là một dấu hiệu cho thấy, các nước này đang dần thay đổi quan điểm của mình về Syria và áp lực của cộng đồng quốc tế đối với chính quyền Tổng thống Bashar al-Assad ngày càng lớn.
Những cột khói bay lên sau các trận bắn phá vào thanh phô Homs, Syria
Đặc phái viên chung của Liên Hợp Quốc và Liên đoàn Arab Kofi Annan nhấn mạnh, cần phải cấp bách thực hiện các hành động hiệu quả hơn nữa nhằm chấm dứt bạo lực tại Syria.
Ông Kofi Annan nói: “Tất cả các bên tại Syria cần phải chấm dứt mọi hình thức bạo lực vào luc 6h sáng 12/4 (theo giờ Damascus). Tôi kêu gọi Chính phủ và phe đối lập Syria ban hành các chỉ thị rõ ràng tới các binh sĩ và các tay súng trên khắp đất nước. Cần phải ngừng sử dụng xe tăng, trực thăng, súng cối và dừng tất cả các hình thức bạo lực khác như tra tấn, hành quyết, lạm dụng tình dục, bắt cóc, phá nhà, lạm dụng trẻ em… Chúng tôi đã yêu cầu phe đối lập ngay lập tức thực hiện yêu cầu này nếu như Chính phủ Syria đáp ứng các cam kết của mình”.
Trong khi đó, Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki moon cho rằng, tình hình xung đột tại Syria đang ngày càng nghiêm trọng hơn và các cuộc tấn công tại các khu vực dân cư không có dấu hiệu suy giảm, bất chấp tuyên bố bắt đầu rút quân của Chính phủ nước này.
Video đang HOT
“Mặc dù Chính phủ Syria đã chấp nhận kế hoạch của ông Kofi Annan để giải quyết cuộc khủng hoảng, Tuy nhiên, bạo lực và các cuộc tấn công tại các khu vực dân cư vấn chưa chấm dứt. Tình hình đang tiếp tục xấu đi”- ông Ban Ki moon noi.
Cùng ngày, Trung Quốc đã kêu gọi tất cả các bên liên quan hợp tác tích cực với các nỗ lực hòa giải của cuộc khủng hoảng tại Syria. Tại cuộc họp báo thường kỳ, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi cho biết, Trung Quốc ủng hộ các nỗ lực hòa giải của Đặc phái viên Annan và kêu gọi tất cả các bên liên quan tích cực hỗ trợ sứ mệnh này.
Còn Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cho biết, trong tình hình hiện nay, các nước không nên đưa ra những lời đe doạ đối với chính quyền Syria: “Tất cả các bước đê giai quyêt khung hoang tai Syria cần phải đi theo hướng nhằm hỗ trợ sứ mệnh của ông Kofi Annan. Chính phủ Syria đã chấp nhận đề xuất của ông Annan và đã bắt đầu thực hiện nó. Tuy nhiên điều quan trọng là chúng ta không nên làm suy yếu tiến trình này bằng những lời đe dọa”.
Trong khi đó, ông Bashar Ja Fari, Đại sứ Syria tại Liên Hợp Quốc cho biết, Chính phủ Syria chấp nhận kế hoạch hòa bình của ông Annan để giải quyết cuộc khủng hoảng, đồng thời nhấn mạnh Chính phủ nước này ủng hộ hòa bình va muốn các nước ngừng can thiệp vào vấn đề nội bộ của Syria. Syria lên án việc Qatar, Saudi Arabia và Thổ Nhĩ Kỳ cung cấp vũ trang cho phe đối lập, bởi việc này là vi phạm luật pháp quốc tế.
Trong một diễn biến liên quan, Thiếu tướng Robert Mood, trưởng phải bộ gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc và là một thành viên trong nhóm của Đặc phái viên chung của Liên Hợp Quốc và Liên đoàn Arab Kofi Annan đã tới thủ đô Damascus đề thảo luận về kế hoạch triển khai một phái bộ quan sát viên tại nước này, nhăm giám sát việc thực thi lệnh ngừng bắn theo kế hoạch hòa bình do ông Annan đề xuất./.
Theo VOV
Nga và Liên đoàn Arab đạt được thỏa thuận về Syria
Trong khi đó, các Ngoại trưởng EU bác bỏ các biện pháp quân sự can thiệp đối với Syria trong cuộc họp tại Đan Mạch diễn ra trong hai ngày qua.
Ngày 10/3, Nga và Liên đoàn Arab (AL) đạt được thỏa thuận 5 điểm về vấn đề Syria nhằm ngăn chặn cuộc nổi dậy kéo dài gần một năm qua leo thang thành cuộc nội chiến toàn diện.
Trong cuộc họp với người đồng cấp từ Liên đoàn Arab là Ngoại trưởng Qatar Hamad bin Jassim Al-Thani tại Cairo ngày 10/3, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cho biết, nội dung kế hoạch bao gồm năm bước: các bên đàm phán chấm dứt bạo lực; kiểm soát tình hình; cung cấp viện trợ nhân đạo cho người dân Syria; hỗ trợ đặc phái viên của Liên Hợp Quốc Kofi Annan, thực thi nhiệm vụ tại quốc gia và bỏ phiếu trắng đối với các nỗ lực can thiệp từ bên ngoài.
Giải pháp ổn định tình hình Syria chỉ có bằng con đường hoà bình (Ảnh: Tân Hoa xã)
Phát biểu với báo chí sau cuộc họp, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cho biết: "Các điểm thỏa thuận là quan trọng nhất. Trước hết bởi nó gửi tín hiệu rõ ràng cho tất cả các phe phái của Syria. Thứ hai, nó hỗ trợ đắc lực cho sứ mệnh của ông Kofi Annan tại Syria. Tôi hy vọng, sứ mệnh này sẽ mang đến một sự khởi đầu cho các cuộc đối thoại mà không phương hại đến lợi ích cộng đồng".
Ngoại trưởng Qatar Al-Thani cho biết, các ngoại trưởng dự họp đã nhất trí thiết lập một cơ chế "giám sát khách quan" về tình hình ở Syria, đồng thời nhất trí không có sự can thiệp của nước ngoài vào Syria.
Ngoại trưởng Qatar Al-Thani nhấn mạnh: "Trước hết cần chấm dứt bạo lực, thiết lập cơ chế giám sát khách quan, đồng thời phản đối can thiệp của nước ngoài và hỗ trợ nhân đạo cho người dân Syria. Chúng ta cũng ủng hộ ông Kofi Annan để khởi động các cuộc đối thoại giữa chính phủ Syria và phe đối lập theo sứ mệnh mà ông được Tổng thư ký Liên Hợp Quốc và Liên đoàn Arab giao phó".
Thông tin về thỏa thuận 5 điểm được đưa ra đúng vào thời điểm đặc phái viên Kofi Annan đang có cuộc hội đàm quan trọng với Tổng thống Syria Bashar al-Assad tại thủ đô Damasus.
Truyền hình nhà nước Syria đưa tin, cuộc gặp diễn ra trong "bầu không khí tích cực" và Tổng thống Bashar al-Assad đã cam kết sẽ "ủng hộ bất kỳ nỗ lực hòa bình thành thực nào" nhằm chấm dứt làn sóng bạo động kéo dài gần 1 năm qua tại nước này.
Tuy nhiên, nhà lãnh đạo Syria nhấn mạnh, "không có tiến trình đối thoại hay chính trị nào thành công, nếu tồn tại các nhóm khủng bố luôn tìm cách "gieo rắc sự hỗn loạn và gây bất ổn" cho đất nước bằng các cuộc tấn công vào binh sĩ và dân thường".
Cùng ngày, các ngoại trưởng Liên minh Châu Âu (EU) cũng đã bác bỏ một giải pháp quân sự tại Syria, đồng thời tái khẳng định việc Tổng thống Syria Bashar al-Assad phải đơn phương ra lệnh chấm dứt các vụ bạo lực.
Phát biểu tại cuộc họp kín không chính thức kéo dài hai ngày của các ngoại trưởng EU, Ngoại trưởng Đan Mạch Villy Sondval, người chủ trì hội nghị cho biết, không có cuộc thảo luận nào về việc xúc tiến biện pháp quân sự.
Ngoại trưởng Đức Guido Westerwelle cảnh báo, việc xúi giục châm ngòi cho "một cuộc chiến quy mô lớn" có thể sẽ gây "hậu quả thực sự thảm khốc đối với người dân, khu vực và toàn thế giới".
Trong khi đó, Đại diện cấp cao phụ trách chính sách an ninh và đối ngoại EU, bà Catherine Ashton nhấn mạnh: "Con đường chúng tôi chọn là một giải pháp chính trị".
Theo bà Catherine Ashton, EU sẽ tiếp tục xem xét việc áp đặt thêm các lệnh trừng phạt Syria và ưu tiên trong chương trình nghị sự của EU hiện nay là giành được sự ủng hộ của Nga và Trung Quốc về dự thảo nghị quyết của Hội đồng Bảo an LHQ dự kiến được thảo luận tại New York vào ngày 12/3.
"Chúng tôi đã yêu cầu Nga và Trung Quốc xem xét lại quyết định của mình đối với vấn đề Syria tại Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc để thúc đẩy việc giải quyết tình hình tại nước này - một nước mà trong thời gian dài chìm trong các vụ bạo loạn và chết chóc", bà Catherine Ashton nói.
Giới phân tích nhận định, cho dù các bên liên quan đạt được những thỏa thuận song tình hình tại Syria vẫn có những diễn biến phức tạp./.
Theo VOV
Bạo lực trong ngày đầu phái viên LHQ thăm Syria AFP và Reuters dẫn nguồn tin từ các nhà hoạt động cho biết ít nhất 62 người, chủ yếu là binh sỹ Chính phủ Syria và các tay súng nổi dậy, đã thiệt mạng trong làn sóng bạo lực leo thang tại khắp nơi ở Syria trong ngày 10/3. Một tay súng của phe nổi dậy ở Syria trong cuộc giao tranh với...