Sức ép nhà vô địch
Sau khi SEA Games 31 chính thức hoãn sang năm 2022, mục tiêu lớn nhất của bóng đá Việt Nam sẽ là bảo vệ ngôi vương Giải Vô địch Bóng đá Đông Nam Á ( AFF Cup) vào cuối năm nay. Đây sẽ là thời điểm rất bận rộn của bóng đá Việt Nam. Liệu dưới sức ép của nhà vô địch, Việt Nam có tự tin giữ cup?
Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, AFF Cup 2020 đã được hoãn sang năm nay. Thay vì thi đấu theo thể thức sân nhà – sân khách từ vòng bảng như năm 2018, giải năm nay diễn ra ở một địa điểm tập trung là Singapore từ 5/12/2021 đến 1/1/2022, để tránh cho các đội phải di chuyển nhiều trong thời điểm dịch bệnh. Tại vòng bảng, các đội thi đấu theo thể thức vòng tròn một lượt, hai đội đầu bảng sẽ được đi tiếp. Vòng bán kết và chung kết sẽ áp dụng thể thức hai lượt đi – về, hai đội thua tại bán kết xếp đồng hạng ba.
Đoàn quân của HLV Park Hang-seo tham dự giải với tư cách đương kim vô địch sau khi lên ngôi trên sân Mỹ Đình năm 2018. Theo kết quả bốc thăm, Việt Nam nằm ở bảng B cùng các đối thủ Malaysia, Indonesia, Campuchia và Lào. Xét trên lý thuyết và thực lực, Việt Nam đang là ứng viên số 1 cho tấm vé vào bán kết. Tấm vé còn lại là sự cạnh tranh của Malaysia và Indonesia. Trong khi đó, Campuchia và Lào sắm vai kẻ ngáng đường khó chịu khi đang cho thấy nhiều tiến bộ thời gian gần đây.
“Những chiến binh sao vàng” được dự đoán sẽ gặp không ít khó khăn khi gặp phải những thách thức không nhỏ tại giải năm nay. Tại Đông Nam Á, Việt Nam là cái tên duy nhất dự vòng loại cuối World Cup 2022 khu vực châu Á. Mật độ thi đấu dày đặc khi cùng lúc phải thi đấu trên 2 mặt trận là bài toán khó cho HLV Park Hang-seo. Có nhiều ý kiến cho rằng “thuyền trưởng” người Hàn Quốc cần chia đều lực lượng ra chơi AFF Cup với những đối thủ dưới cơ tại vòng bảng để giữ sức cho mặt trận cúp thế giới. Có nghĩa ông Park cần sử dụng nhiều hơn các cầu thủ dưới 23 tuổi đá giải Đông Nam Á, cũng là cách giữ gìn cho lứa đàn anh có thể gặp nguy cơ quá tải khi căng mình tại vòng loại cuối cùng World Cup. Song, liệu ông có dám trao niềm tin cho các cầu thủ trẻ trước áp lực bảo vệ ngôi vương Đông Nam Á?
Bên cạnh đó, việc V.League 2021 bị hủy khiến ông khó có những lựa chọn khác ngoài lực lượng nòng cốt và U22 đang được gọi tập trung. Chưa hết, chúng ta còn phải đối mặt với sự vắng mặt vì chấn thương của các trụ cột như Hùng Dũng, Văn Hậu, Đặng Văn Lâm và nhiều cầu thủ đang gặp các vấn đề khác nhau. Nếu không tính toán kỹ Việt Nam có thể mất thêm nhiều nhân tố quan trọng vì bị quá tải trong thời gian tới.
Dưới thời thầy Park, các đội tuyển Việt Nam đang bất bại trước các đối thủ tại khu vực Đông Nam Á với chức vô địch AFF Cup 2018 và giành HCV SEA Games 30 đầy thuyết phục. Nhưng vì vậy mà các đội bóng đã biết sức mạnh của “đoàn quân áo đỏ”, họ sẽ không chủ quan và có những toan tính kỹ lưỡng khi đấu với Việt Nam.
Tuy nhiên, nhìn từ góc độ lạc quan, việc thi đấu vòng loại World Cup 2022 sẽ giúp ích nhiều cho thầy trò HLV Park Hang-seo tại AFF Cup. Được tập luyện liên tục, thi đấu với các đối thủ mạnh ở cường độ cao sẽ giúp các cầu thủ có được cảm giác tốt nhất, tích lũy thêm kinh nghiệm và bãn lĩnh thi đấu. Thầy trò ông Park không cần lo việc “làm nóng” trước thềm AFF Cup khi sẽ có quãng nghỉ khoảng 3 tuần (từ 16/11 đến 5/12) để sạc lại năng lượng, hồi phục những chấn thương nhẹ nếu có và duy trì được phong độ.
Thực tế, việc bảo vệ chức vô địch khu vực vẫn là việc nằm trong khả năng của tuyển Việt Nam, dễ hơn là vượt qua các đối thủ hàng đầu châu lục ở vòng loại 3 World Cup. Ngoài ra, AFF Cup vẫn là bệ phóng trong quá trình từng bước vươn ra châu lục. Sau chức vô địch năm 2018, bóng đá Việt Nam đã có bước tiến vượt bậc, gặt hái được nhiều thành tích đáng tự hào. Và việc lần đầu lọt vào vòng loại cuối World Cup 2022 là sự khẳng định cho thành công đó. Hiện, Việt Nam được xếp số 1 tại khu vực Đông Nam Á trên bảng xếp hạng FIFA, nhưng với việc mới chỉ lần thứ 2 lên ngôi Đông Nam Á là chưa đủ để đội tuyển Việt Nam khẳng định vị thế lâu dài so với các nền bóng đá cùng khu vực. Chưa kể, sân chơi AFF Cup vẫn luôn nhận được sự quan tâm lớn của khán giả nước nhà, cho nên sức ép và kỳ vọng khi giải đấu khởi tranh chắc chắn sẽ được đặt lên vai của nhà vô địch.
Video đang HOT
Hành trình bảo vệ ngôi vô địch AFF Cup của tuyển Việt Nam sẽ không dễ dàng. Ảnh trong bài: ĐỨC ĐỒNG – HẢI ĐĂNG
Tuyển Việt Nam rơi khỏi top 15 châu Á sau 2 năm
Bảng xếp hạng FIFA tháng 10 chưa được công bố chính thức nhưng những tính toán của các trang thống kê uy tín cũng cho biết chính xác thứ hạng của đội tuyển Việt Nam.
Tuyển Việt Nam bị đánh bật khỏi vị trí đẹp
Trong tháng 10, đội tuyển Việt Nam thi đấu hai trận thuộc vòng loại 3 World Cup 2022. Thầy trò HLV Park Hang-seo lần lượt thua 2-3 trước Trung Quốc và 1-3 trước Oman trên sân khách.
Theo Footy rankings, tuyển Việt Nam bị trừ 21,17 điểm sau hai trận thua và rớt 3 bậc từ hạng 95 xuống 98. Kết quả này kéo theo tuyển Việt Nam bị tụt xuống hạng 17 châu Á do Lebanon và Cộng hoà Kyrgyz giành kết quả tốt và vươn lên mạnh mẽ.
Tuyển Việt Nam bị Oman đánh bại với tỷ số 3-1 ngày 12/10 (Ảnh: AFC)
Tuyển Việt Nam bị đánh bật khỏi top 15 châu Á sau 2 năm. Trước đó, tuyển Việt Nam có 24 tháng liên tiếp (10/2019 - 9/2021) nằm trong top 15 dưới thời HLV Park Hang-seo.
Tuyển Việt Nam lần đầu lọt vào top 15 châu Á thời HLV Park là tháng 6/2019 với thứ hạng 96 trên BXH FIFA. Thành tích này có được nhờ thi đấu tốt ở giải giao hữu Kings Cup trên đất Thái Lan.
Tuyển Việt Nam duy trì vị trí trong top 15 ở tháng 7-8/2019, tụt xuống hạng 16 ở tháng 9/2019. Đến tháng 10/2019, tuyển Việt Nam trở lại top 15 và duy trì đến tháng 9/2021. Từ đó, người hâm mộ Việt Nam luôn được chứng kiến tên đội nhà có mặt trong bức ảnh công bố top 15 hàng tháng trên fanpage chính thức Liên đoàn bóng đá châu Á (AFC).
Những đối thủ ở bảng B vòng loại 3 cùng tuyển Việt Nam cũng có thay đổi vị trí trên BXH FIFA. Nhật Bản và Australia cùng tụt 2 bậc lần lượt xuống hạng 28 và 34. Saudi Arabia thăng tiến mạnh mẽ 7 bậc lên hạng 49. Thứ hạng của tuyển Trung Quốc không thay đổi. Trong khi đó, Oman tăng 1 bậc lên hạng 77.
Ở khu vực Đông Nam Á, tuyển Việt Nam vẫn đứng số 1. Thái Lan đứng thứ 2 hạng 117 FIFA sau khi tăng 5 bậc. Xếp sau lần lượt là Philippines (127), Myanmar (145), Malaysia (155), Singapore (160), Indonesia (165) Campuchia (170), Lào (185), Brunei (189), Timor Leste (194).
Thứ hạng của tuyển Việt Nam trên BXH FIFA kể từ khi HLV Park Hang-seo dẫn dắt (Ảnh: Hiếu Lương)
Tuyển Việt Nam đối mặt nguy cơ mất chỗ trong top 100 FIFA
Tuyển Việt Nam đã tụt 6 bậc từ hạng 92 xuống 98 sau 4 trận ở vòng loại 3 World Cup 2022. Thứ hạng có thể sẽ còn giảm trong tháng 11 do tuyển Việt Nam phải chạm trán hai đối thủ mạnh là Nhật Bản và Saudi Arabia. Khoảng cách với 5 đội tuyển phía sau cũng rất sít sao.
Saudi Arabia thể hiện sức mạnh và đẳng cấp trước tuyển Việt Nam ở trận ra quân vòng loại 3. Trong khi đó, Nhật Bản dù mới chỉ giành 6 điểm sau 4 trận ở vòng loại 3 nhưng trước Việt Nam vẫn được đánh giá cao hơn nhiều. Lối chơi của Nhật Bản tương đồng Saudi Arabia với kỹ thuật, tốc độ luôn là trở ngại lớn với đoàn quân HLV Park Hang-seo.
AFF Cup 2020 diễn ra vào tháng 12 tới cũng là cơ hội để đội tuyển Việt Nam tích luỹ điểm số. Kể từ năm 2016, AFF Cup được FIFA đưa vào hệ thống các giải đấu được tính điểm. Tuy nhiên, số điểm không cao do AFF Cup thuộc nhóm các trận giao hữu nằm ngoài FIFA (không tổ chức vào FIFA days).
Ở AFF Cup 2018, tuyển Việt Nam thắng Philippines 2 trận ở bán kết; thắng 1, hoà 1 Malaysia ở chung kết trong tháng 12 nhưng số điểm thu về chỉ là 5.
Từ khi HLV Park Hang-seo dẫn dắt, tuyển Việt Nam hoàn thành mục tiêu lọt top 100 FIFA (Ảnh: Hiếu Lương)
Việc đội tuyển Việt Nam có thể nằm trong top 100 khi năm 2021 khép lại hay không vì vậy vẫn phụ thuộc lớn vào kết quả hai trận sắp tới ở vòng loại 3 World Cup 2022.
Trong trường hợp vẫn không thể giành từ kết quả hoà trở lên, tuyển Việt Nam có thể hy vọng khoảng cách với những đội xếp trên không lớn, đồng thời bảo vệ thành công chức vô địch AFF Cup.
Bảng xếp hạng FIFA có chức năng phân định phần nào trình độ giữa các nền bóng đá. Ngoài ra, thứ hạng các đội cũng là giúp FIFA phân nhóm hạt giống ở các vòng loại World Cup và VCK World Cup.
Ở vòng loại 3 khu vực châu Á, 12 đội được chia là 6 nhóm hạt giống dựa trên thứ hạng BXH FIFA tháng 6/2021. Lebanon và Việt Nam có thứ hạng thấp nhất nên thuộc nhóm 6.
VCK World Cup cũng sẽ phân định nhóm hạt giống dựa trên BXH FIFA một tháng nhất định.
Khi dẫn dắt tuyển Việt Nam từ tháng 10/2017, HLV Park Hang-seo đặt mục tiêu đưa đội tuyển Việt Nam vào top 100 FIFA. Từ hạng 121, tuyển Việt Nam chính thức vươn lên hạng 100 vào tháng 11/2018. Kể từ đó đến nay, tuyển Việt Nam chưa lần nào rời khỏi top 100.
Trong lịch sử, tuyển Việt Nam đạt thứ hạng cao nhất là 84 vào tháng 9/1998. Thứ hạng thấp nhất là 172 vào tháng 12/2006.
Thái Lan áp sát Việt Nam, Indonesia tăng chóng mặt trên bảng xếp hạng FIFA Thái Lan đã áp sát Việt Nam, trong khi thứ hạng của Indonesia tăng chóng mặt trên bảng xếp hạng FIFA tháng 10/2021. Bảng xếp hạng FIFA tháng 10/2021 khu vực Đông Nam Á. Sau loạt trận thi đấu quốc tế tháng 10, bảng xếp hạng của FIFA đã có nhiều biến động. Do để thua Trung Quốc 2-3 và Oman 1-3 khiến...