Sức ép lên Gazprom, Nord Stream-2 nhận cảnh báo Đức
Cơ quan quản lý mạng lưới Đức dọa áp đặt thủ tục xử lý nhà điều hành khi không đạt tiêu chuẩn độc lập như yêu cầu.
Hôm 5/10, Cơ quan quản lý mạng lưới liên bang của Đức đã có phản ứng đầu tiên sau khi Gazprom bắt đầu bơm khí vào chuỗi đường ống thứ nhất để củng cố cho việc lưu trữ và vận hành thử Nord Stream-2.
Đức dọa Nord Stream-2 giữa tình hình nóng.
Theo đó, cơ quan này đe dọa sẽ áp đặt ngay lập tức thủ tục xử lý nhà điều hành đường ống này khi họ chưa xác định được sự độc lập với nhà cung ứng khí đốt Nord Stream-2 là Gazprom.
Cơ quan quản lý mạng lưới liên bang yêu cầu Nord Stream 2 AG cung cấp đầy đủ thông tin và nếu cần thiết phải cung cấp bằng chứng cho thấy trong quá trình vận hành nhánh đường ống đầu tiên, tất cả các quy định sẽ được thực hiện và tuân thủ.
Quy định này liên quan đến các vấn đề thuộc “quyền truy cập không phân biệt đối xử vào mạng lưới và sự tích hợp cơ sở hạ tầng đó vào thị trường Đức”.
“Cơ quan quản lý mạng lưới liên bang giữ quyền bắt đầu thủ tục áp đặt giám sát đối với công ty Nord Stream-2 AG, bao gồm cả giám sát đối với những hành vi không trung thực, nếu những nghi ngờ liên quan đến việc tuân thủ tất cả các quy định hướng dẫn không được nhà điều hành đường ống đáp ứng” – nguồn tin nói với Sputnik cho biết.
Video đang HOT
Nord Stream 2 AG là nhà điều hành đường ống dẫn khí chạy dưới biển Baltic, có trụ sở tại Thụy Sĩ và người đứng đầu là một công dân Đức. Gaprom nắm cổ phần 51% tại công ty này.
Vào tháng 6, công ty đã nộp đơn lên Cơ quan quản lý mạng lưới liên bang của Đức để đăng ký là nhà điều hành độc lập của đường ống dẫn khí Nord Stream-2. Cho đến nay, Đức cần xin ý kiến của châu Âu trước khi cấp phép cho đường ống.
Hôm 4/10, Nord Stream-2 đã bơm khí vào chuỗi đường ống thứ nhất của Nord Stream-2 nhằm thực hiện các biện pháp kỹ thuật cần thiết.
Có thể thấy Đức chưa vội xem xét cấp phép cho dự án này trong bối cảnh thị trường năng lượng của châu Âu đã gặp khủng hoảng những tháng qua.
Không chỉ liên quan đến Nord Stream-2, Gazprom còn bị đổ lỗi là nguyên nhân dẫn đến tình trạng khủng hoảng năng lượng ở châu Âu.
Hôm 5/10, nhóm các nước thuộc Liên minh châu Âu (EU) gồm Pháp, Tây Ban Nha, Czech, Romania và Hy Lạp đã đề nghị điều tra nguyên nhân khiến giá khí đốt ở châu Âu tăng kỷ lục.
“Hoạt động của thị trường khí đốt châu Âu nên được điều tra để hiểu lý do tại sao các hợp đồng khí đốt hiện tại không đủ” – tuyên bố cho biết.
Năm quốc gia cũng kêu gọi các quy định chung về dự trữ khí đốt để giảm thiểu sự tăng vọt về giá. Các bên tuyên bố đề xuất tăng cường phối hợp mua hàng để cải thiện tình hình.
Ngoài ra, các nước EU cho rằng, cần phải cải cách thị trường điện EU để cải thiện mối quan hệ giữa chi phí phát điện và giá cuối cùng cho người tiêu dùng.
Về vấn đề khủng hoảng năng lượng ở châu Âu, Gazprom đã từng tuyên bố rằng họ đã tuân thủ đủ các nghĩa vụ hợp đồng với các nhà buôn khí đốt lớn ở EU gồm có Đức và Ý.
Trong cuộc khủng hoảng năng lượng lần này, giá cổ phiếu phổ thông của Gazprom đã đạt mức cao kỷ lục(380 rúp), vượt mức hồi năm 2008 (369 rúp). Một trong những yếu tố chính thúc đẩy giá trị vốn hóa của công ty là sự gia tăng liên tục của giá khí đốt tại châu Âu và có những dấu hiệu cho thấy ngành năng lượng sẽ tăng trưởng vượt bậc.
Theo nhà phân tích Sergey Kaufman của Finam, lĩnh vực dầu khí tiếp tục hỗ trợ sự tăng trưởng của thị trường chứng khoán Nga.
Chuyên gia Alexei Grivach – Phó Tổng Giám đốc Quỹ An ninh Năng lượng Quốc gia của Ngacho rằng việc dự đoán tình hình thị trường khí đốt lúc này là vô cùng khó khăn.
“Khí đốt đã đắt gấp đôi dầu và đắt gấp bốn lần than đá, trong khi giá than đá cũng đã chạm mức tối đa trong lịch sử. Đây vẫn chưa phải là đỉnh điểm, vì việc thay thế khí đốt một cách hiệu quả là điều khá khó khăn, còn nếu xét theo các nguyên nhân về tư tưởng là điều hoàn toàn không thể. Việc tăng nguồn cung cấp khí đốt cũng không hề đơn giản. Điều này cho thấy điều tồi tệ nhất có lẽ vẫn còn ở phía trước” – chuyên gia nhận định.
Sáng 6/10, giá khí đốt đã tăng lên mức cao nhất từ trước đến nay trong ngày 5/10, với mức giá 1.427 USD/1.000 mét khối khí.
Theo Tổng thống Nga Vladimir Putin, sự rối loạn và hoang mang trên thị trường khí đốt châu Âu là hệ quả của chính sách yếu kém.
“Các bạn đều nhận thấy sự rối loạn và hoang mang đang diễn ra trên các thị trường năng lượng châu Âu. Vì sao lại như vậy? Đó là bởi không một ai tiếp cận vấn đề này một cách nghiêm túc. Một số người can dự vào hoạt động đầu cơ dựa trên những vấn đề về biến đổi khí hậu. Số khác lại đánh giá không đúng nhân tố này, nhân tố khác. Có người lại cắt giảm đầu tư vào ngành khai thác” – ông Putin phát biểu tại cuộc họp của chính phủ Nga ngày 5/10.
Theo Tổng thống Nga, quá trình dịch chuyển sang năng lượng xanh cần phải được thực hiện tuần tự, êm thấm. Nga là nước có đầy đủ cơ hội để tránh những sai lầm dịch chuyển. Quyết định không cân bằng cùng những bước đi mất cân đối trong đầu tư và chuyển đổi đột ngột đã dẫn tới thực trạng khủng hoảng năng lượng ở châu Âu hiện nay.
Gazprom bắt đầu cung cấp khí đốt cho Hungary không qua Ukraine
Ngày 1/10, tập đoàn Gazprom đã bắt đầu cung cấp khí đốt cho Hungary theo hợp đồng dài hạn, ký ngày 27/9, thông qua đường ống khí đốt "Dòng chảy Balkan" ở Serbia (đường ống tiếp nối của "Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ") và các đường ống ở Đông Nam châu Âu.
Trụ sở Tập đoàn năng lượng Gazprom tại Moskva, Nga. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo thông báo trước đó, tổng cộng có 2 hợp đồng đã ký, với khối lượng khí đốt lên tới 4,5 tỷ m3/năm - mỗi hợp đồng có thời hạn 15 năm. Hồi năm 2020, Gazprom cung cấp cho Hungary 8,6 tỷ m3 khí đốt. Đây là khối lượng lớn thứ 2 trong vòng 12 năm qua.
Hợp đồng mới ký kết giữa Nga và Hungary cắt giảm phần lớn hoặc ngừng hoàn toàn quá trình vận chuyển khí đốt thông qua lãnh thổ Ukraine. Kiev bày tỏ thất vọng và tuyên bố sẽ nộp đơn khiếu nại lên Ủy ban châu Âu (EC). Phản hồi trước động thái này, EC cho biết họ đang nghiên cứu những hậu quả tiềm tàng về một thỏa thuận dài hạn mới giữa Hungary với Gazprom.
Trong phản ứng của mình, ngày 1/10, Thủ tướng Hungary Viktor Orban đã bác bỏ chỉ trích của quốc gia láng giềng Ukraine, nhấn mạnh rằng ông không thể xét tới quan điểm của Kiev. Theo ông Orban, ông chỉ chịu trách nhiệm với các cử tri của Hungary, những người sẽ phải trả giá khí đốt cao hơn rất nhiều nếu không có thỏa thuận mới này.
Trước đó, Ngoại trưởng Hungary Peter Szijjarto ngày 28/9 đã triệu Đại sứ Ukraine tại nước này phản đối "những âm mưu" của Kiev ngăn chặn thỏa thuận cung cấp khí đốt dài hạn mới của Budapest với Moskva.
Mỹ khẳng định có thể giảm thiếu tác động của dự án Dòng chảy phương Bắc 2 Ngày 8/6, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken tuyên bố Mỹ đang hợp tác với Đức nhằm giảm thiểu mọi tác động của việc hoàn tất đường ống dẫn khí đốt tự nhiên Dòng chảy phương Bắc 2 của Nga sau khi Washington miễn áp đặt trừng phạt đối với các thực thể châu Âu liên quan đến dự án này. Một tàu tham...