Sửa tỷ lệ điều chỉnh mức thuế khoán từ 50% xuống 20%
Đây là đề xuất của Bộ Tài chính tại dự thảo Thông tư hướng dẫn thuế và quản lý thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh, để đảm bảo phù hợp thực tế, đảm bảo quyền lợi của người nộp thuế, đặc biệt là trong thời gian dịch bệnh COVID-19.
Ảnh minh họa
Bộ Tài chính cho biết, đối với nội dung về hộ khoán do Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 giao Bộ Tài chính hướng dẫn, tại dự thảo Thông tư có điểm mới so với quy định hiện hành tại Thông tư số 92/2015/TT-BTC như sau:
Về việc điều chỉnh mức thuế khoán (tại tiết c điểm 2.3 khoản 2 Điều 8 dự thảo Thông tư): Việc xác định doanh thu tính thuế của hộ khoán có điểm mới so với hiện hành đó là trường hợp hộ khoán có thay đổi doanh thu thì cơ quan thuế sẽ điều chỉnh tăng hoặc giảm theo thực tế nếu doanh thu có thay đổi từ 20% trở lên.
Video đang HOT
Theo quy định hiện hành tại Nghị định số 12/2015/NĐ-CP thì chỉ trường hợp thay đổi doanh thu từ 50% trở lên thì cơ quan thuế mới thực hiện điều chỉnh. Điều này đã gây khó khăn cho cả người nộp thuế và cơ quan thuế trong việc điều chỉnh mức thuế khoán đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh, đặc biệt là trong thời gian COVID-19, những hộ bị ảnh hưởng thay đổi doanh thu dưới 50% sẽ không được điều chỉnh giảm thuế khoán.
Ngoài ra, mức giao tăng dự toán hàng năm đối với khu vực ngoài quốc doanh trong đó bao gồm hộ kinh doanh thường ở mức từ 10% đến 20% (theo số liệu báo cáo thực tế trong khoảng thời gian từ năm 2015 đến nay) nhưng cơ quan thuế chỉ có thể điều chỉnh tăng mức thuế khoán nếu doanh thu tăng trên 50% – điều này gây khó khăn cho cơ quan thuế trong việc thực hiện dự toán thu ngân sách. Do đó, để có thể điều chỉnh tăng/giảm mức thuế khoán trong năm phù hợp thực tế, đảm bảo quyền lợi của người nộp thuế, đáp ứng việc hoàn thành dự toán thì cần phải quy định một tỷ lệ phù hợp là 20%.
Đối với một số đối tượng như: hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp kê khai; cá nhân cho thuê tài sản; cá nhân trực tiếp ký hợp đồng làm đại lý xổ số, bảo hiểm, đa cấp, mặc dù các nội dung về nguyên tắc khai thuế, hồ sơ khai thuế, thời hạn nộp thuế, địa điểm nộp hồ sơ đã được quy định chung tại Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 và Nghị định số 126/2020/NĐ-CP. Để thực hiện thống nhất và dễ tra cứu, đặc biệt là đối tượng cá nhân phát sinh nhiều hình thức đặc thù cần phải có hướng dẫn cụ thể, do đó, tại dự thảo Thông tư có hướng dẫn cụ thể riêng cho từng đối tượng này để thuận tiện cho người nộp thuế tra cứu hồ sơ thủ tục và thực hiện đúng quy định.
Bộ Tài chính đánh giá các sửa đổi này không phát sinh thủ tục hành chính. Việc sửa đổi tỷ lệ điều chỉnh mức thuế khoán từ 50% xuống 20% để đảm bảo để phù hợp thực tế, đảm bảo quyền lợi của người nộp thuế, đặc biệt là trong thời gian dịch bệnh COVID-19.
Hướng dẫn mới về thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh
Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý của nhân dân đối với dự thảo Thông tư hướng dẫn thuế và quản lý thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh.
Theo đó, dự thảo bổ sung một số lĩnh vực ngành nghề chưa được hướng dẫn cụ thể trong Biểu thuế giá trị gia tăng đã phát sinh vướng mắc trong thời gian qua.
Ảnh minh họa
Bộ Tài chính cho biết, căn cứ Biểu thuế suất thuế giá trị gia tăng (GTGT) và Biểu thuế suất thuế thu nhập cá nhân (TNCN), tại dự thảo Thông tư xây dựng Biểu thuế bao gồm cả thuế GTGT và thuế TNCN đối với hộ, cá nhân kinh doanh theo 04 nhóm thuế suất quy định tại Luật và có hướng dẫn chi tiết các lĩnh vực ngành nghề. Biểu thuế chi tiết được xây dựng theo nguyên tắc kế thừa Biểu thuế GTGT và có bổ sung một số lĩnh vực ngành nghề chưa được hướng dẫn cụ thể trong Biểu thuế GTGT đã phát sinh vướng mắc trong thời gian qua. Cụ thể Biểu thuế tại dự thảo Thông tư như sau:
Đối với phân phối, cung cấp hàng hoá: Dự thảo bổ sung"Các khoản thưởng, hỗ trợ đạt doanh số, khuyến mại, chiết khấu thương mại, chiết khấu thanh toán, chi hỗ trợ bằng tiền hoặc không bằng tiền cho cá nhân kinh doanh" có tỷ lệ % tính thuế GTGT là 1% và thuế suất thuế TNCN là 0,5%.
Bộ Tài chính cho biết lý do bổ sung làđể hướng dẫn rõ khoản thu nhập từ các khoản thưởng, hỗ trợ đạt doanh số, khuyến mại, chiết khấu thương mại, chiết khấu thanh toán, chi hỗ trợ bằng tiền hoặc không bằng tiền cho cá nhân kinh doanh, cũng chịu thuế suất thống nhất với hoạt động kinh doanh thương mại. Do trước đây chưa có quy định cụ thể nên đang tạm thời căn cứ các quy định tại pháp luật thuế GTGT để hướng dẫn đối với cá nhân, theo đó các khoản thu nhập này không chịu thuế GTGT nên sẽ bất hợp lý trong trường hợp áp dụng đối với cá nhân.
Ví dụ cụ thể: đối với hộ khoán, hộ kê khai kinh doanh đại lý thức ăn gia súc đang kê khai, nộp thuế theo ngành thương mại là 1,5% (1% thuế GTGT và 0,5% thuế TNCN) nhưng đối với phần thưởng hỗ trợ đạt doanh số lại chỉ chịu thuế 1% (0% thuế GTGT và 1% thuế TNCN), mặc dù về bản chất khoản thưởng hỗ trợ đạt doanh số cũng là doanh thu từ hoạt động kinh doanh đại lý thức ăn gia súc. Các hướng dẫn hiện hành này đang tạm thời hướng dẫn.
Bên cạnh đó, dự thảo cũng nêu rõ: Dịch vụ tắm hơi, massage, karaoke, vũ trường, bi-a, internet, game; dịch vụ may đo, giặt là; cắt tóc, làm đầu, gội đầu; dịch vụ sửa chữa máy vi tính và các đồ dùng gia đình có mức thuế GTGT 5% và thuế TNCN 2%.
Dịch vụ cho thuê tài sản gồm: Cho thuê nhà, đất, cửa hàng, nhà xưởng, kho bãi trừ dịch vụ lưu trú; cho thuê phương tiện vận tải, máy móc thiết bị không kèm theo người điều khiển có mức thuế GTGT và TNCN đều là 5%.
Dịch vụ vận tải hàng hóa, vận tải hành khách; dịch vụ ăn uống; dịch vụ sửa chữa và bảo dưỡng máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, ô tô, mô tô, xe máy... có mức thuế GTGT 3% và thuế TNCN 1,5%...
Theo Bộ Tài chính, những sửa đổi, bổ sung này sẽ không phát sinh thủ tục hành chính và đảm bảo hướng dẫn đầy đủ các mức thuế suất phù hợp với từng lĩnh vực ngành nghề theo đúng quy định.
Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý của nhân dân đối với dự thảo này tại Cổng Thông tin điện tử của Bộ.
Đã có kết quả bước đầu của cơ quan thuế về Youtuber Thơ Nguyễn Theo nguồn tin của Dân trí tại Tổng cục Thuế, cơ quan thuế tỉnh Bình Dương xác định chủ Youtuber đang gây phẫn nộ Thơ Nguyễn đã kê khai thuế tại địa phương. Tuy nhiên, để có kết luận cuối cùng, cơ quan thuế cần thời gian rà soát, đánh giá từ nhiều kênh khác nhau. Nguồn tin của Dân trí cho biết...