Sữa tươi đâu ra mà nhiều thế?
Thị trường đang có hàng loạt loại sữa tươi chào hàng từ sữa nội đến sữa ngoại, đến sữa cao cấp đến sữa chọn lọc… Ai cũng đặc biệt, ai cũng tốt nhất nhưng không ít người giật mình tự hỏi sữa tươi ở đâu mà lắm thế khi có rất ít hãng sữa Việt Nam đủ sức đầu tư trang trại và chăn nuôi lượng bò đủ lớn. Vì thế, cú lừa sữa hoàn nguyên gắn mác sữa tươi cách đây mấy năm vẫn chưa hết ám ảnh người tiêu dùng Việt Nam.
Dân Việt ăn sữa &’nước hai’Số liệu của hãng tư vấn độc lập quốc tế cho thấy, Việt Nam thuộc nhóm 20 nước nhập khẩu sữa nhiều nhất trên thế giới. Mỗi năm ước nhập khẩu khoảng 1,2 triệu tấn sữa các loại, chủ yếu là sữa và kem cô đặc, pha chế. Trong dòng sữa nước, trên 70% là sữa hoàn nguyên (hay sữa pha lại) có nguyên liệu từ sữa bột nhập khẩu.
Chủ tịch Hiệp hội chăn nuôi Việt Nam Nguyễn Đang Vang cho biết thêm, Việt Nam đã phải bỏ ra khoảng 812 triệu USD trong năm 2012, và khoảng 1 tỷ USD năm 2013 để nhập khẩu sữa.
Nguồn sữa bột nhập vào Việt nam ngày càng nhiều. Ngành sữa luôn nhập siêu cả về khối lượng lẫn kim ngạch nên không có gì khó hiểu khi đa số dân Việt đang phải uống sữa nước pha lại từ sữa bột. Điều này chẳng khác nào ăn &’nước hai’. Và tất nhiên chất lượng không bao giờ bằng sữa tươi nguyên chất dù các hãng sữa đã có đủ cách như bổ sung thêm các vi chất hay quảng cáo kiểu hỏa mù tăng trí thông minh, chiều cao vượt trội.
Rất ít DN trong nước chịu đầu tư nuôi bò quy mô lớn theo công nghệ cao. Điều phi lý hơn các loại sữa bột hòa nước này lại đang được bán giá đắt hơn sữa tươi cao cấp. Theo nhiều chuyên gia, đó ngoài việc phải nhập nguyên liệu đắt còn có những chi phí tốn kém cho quảng cáo, truyền thông và hoa hồng đại lý… để bán hàng.
Video đang HOT
Mặt khác, nguồn sữa tươi trong nước hiện đã ít lại đang có rất nhiều vấn đề. Báo cáo của Viện Chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn lại cho thấy có 20-50% số sữa mà các nhà máy thu mua từ hộ nông dân không đạt một trong các tiêu chuẩn chất lượng. Lý do vì bò sữa ở VN đang được nuôi chủ yếu tại các nông hộ với năng suất sữa thấp và nuôi bằng các sản phẩm phụ trong nông nghiệp khiến chất lượng sữa cũng không đảm bảo.
Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn cho biết, tổng đàn bò của Việt Nam đạt 167.000 con, trong đó trên 120.000 con nuôi tại nông hộ gia đình. Hiện nay, mới có rất ít mô hình nuôi bò tập trung. Thậm chí, cả nước mới chỉ có một địa chỉ duy nhất nuôi bò tập trung quy mô và ứng dụng các công nghệ cao trong chăn nuôi ở Nghĩa Đàn – Nghệ An.
Hiện nay, việc kiểm soát thông tin đối với sữa nhất là sữa nước hoàn nguyên vẫn còn rất nhiều vấn đề. Rất nhiều hãng sữa công bố thông tin trên sản phẩm sữa mập mờ, khiến người tiêu dùng rơi vào “ma trận”. Người tiêu dùng Việt Nam hẳn chưa quên scandal đánh lừa dán nhãn sữa tươi lên sữa nước hoàn nguyên cách đây mấy năm mà thủ phạm có đủ các hãng sữa tên tuổi lớn ở Việt nam.
Ngay thời điểm hiện nay, rất nhiều hãng sữa đua nhau ra hàng, quảng cáo sữa tươi của mình chất lượng tốt thì một yêu cầu chính đáng để bảo vệ người tiêu dùng là ghi rõ nguồn gốc, địa chỉ trang trại sản xuất sữa… thì hầu hết vẫn lờ đi.
Chính vì thế, các chuyên gia lo ngại, chất lượng sữa chưa đảm bảo, thông tin mập mờ đã dẫn đến việc người tiêu dùng mất lòng tin vào sản phẩm sữa nội, chuyển sang dùng sữa ngoại, gây tổn thất cho ngành sữa Việt Nam và các nhà sản xuất sữa đầu tư bài bản.
Công nghệ quyết định chất lượng
Các chuyên gia nông nghiệp chỉ ra rằng, các nhà sản xuất sữa trong nước hiện chỉ ham thu lợi trước mắt nên đang đi ngược xu hướng thế giới, khi mà Việt Nam phát triển ngành sữa trước khi đầu tư vào phát triển nguồn nguyên liệu. Vì thế mới có nhiều hãng sữa làm giàu rất nhanh bằng cách nhập sữa bột về chế biến để bán mà chưa tập trung đầu tư nuôi bò
Trong khi đó, một hành lang pháp lý, các quy chuẩn chất lượng sữa tươi cũng như quy hoạch đồng bộ và quy chuẩn cho ngành chăn nuôi bò sữa cũng chưa được xây dựng rõ ràng. Thực tế này đã khiến trạng lộn xộn trong sữa tươi kéo dài, không khuyến khích đầu tư chăn nuôi và phát triển bò sữa.
Không đầu tư công nghệ, không có nguồn sữa tốt. Theo ông Đặng Kim Sơn- Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp, cần phải áp dụng công nghệ cao vào sản xuất sữa nhằm tạo ra cuộc cách mạng chăn nuôi bò sữa và chế biến sữa. Kinh nghiệm từ Israel cho thấy, nhờ áp dụng công nghệ cao vào ngành sản xuất sữa mà một đất nước không có lợi thế về điều kiện tự nhiên như Israel tự cung cấp đủ sửa cho người dân, xuất khẩu đi thế giới và trở thành nhà chuyển giao công nghệ bò sữa hàng đầu thế giới
Bà Thái Hương, Chủ tịch Tập đoàn TH cho rằng, trước đây, với khi hậu nhiệt đới Việt Nam nhiều người cho rằng không thể phát triển bò sữa. Tuy nhiên, công nghệ cao đã hóa giải điều này. “Chìa khoá vàng” cho ngành nuôi bò và sản xuất sữa chính là chuyển giao công nghệ. Việc nuôi bò thành công bất chấp khí hậu cùng với việc người tiêu dùng dần nhận ra sữa tươi tốt hơn sữa hoàn nguyên sẽ mang lại cơ hội cho phát triển bò sữa.
Tuy nhiên, theo ông Sơn, việc áp dụng công nghệ cao cần rất nhiều vốn, nên cần những nhà đầu tư mạnh và tâm huyết, bên cạnh đó vai trò của Nhà nước trong việc hỗ trợ ngành là quan trọng.
Ông Yuval, chuyên gia từ Israel cho biết, khí hậu Israel khắc nghiệt hơn Việt Nam nhưng nhờ công nghệ nên năng suất bò sữa đạt 12 tấn/con/năm. Còn tại trang trại TH, lượng sữa đạt 9-10 tấn/con/năm. Con đường nhanh chóng phát triển bền vũng ngành sữa và chăn nuôi bò sữa Việt Nam chính là ứng dụng công nghệ cao. Tuy nhiên, với kinh nghiệm quốc tế cho thấy, con đường phát triển của ngành bò sữa Việt Nam còn rất gian nan.
Theo Ngọc Sơn (VEF)
Từ 1.1.2014, lương tối thiểu vùng thấp nhất là 1.900.000đ/tháng
Theo Nghị định 182/2013/NĐ-CP vừa được Chính phủ ban hành, từ ngày 1.1.2014, lương tối thiểu vùng sẽ từ 1.900.000 đến 2.700.000 đồng/tháng (cao hơn mức lương hiện nay từ 250.000-350.000 đồng/tháng).
ảnh minh họa
Cụ thể: Vùng 1: 2.700.000 đồng/tháng; vùng 2: 2.400.000 đồng/tháng; vùng 3: 2.100.000 đồng/tháng; vùng 4: 1.900.000 đồng/tháng. Đối tượng áp dụng gồm: DN thành lập, tổ chức quản lý và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp (kể cả DN có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam); HTX, liên hiệp HTX, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các tổ chức khác của Việt Nam có thuê mướn lao động; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế và cá nhân người nước ngoài tại Việt Nam có thuê mướn lao động.
Theo Laodong
Nông dân dùng công nghệ xử lý rác ô nhiễm thành nguồn lợi Nhờ được hướng dẫn khoa học và dùng chế phẩm công nghệ những người nông dân tỉnh Vĩnh Phúc đã biết xử lí nguồn rác thải từ chăn nuôi, trồng trọt vốn gây ô nhiễm môi trường thành nguồn lợi tích cực. Dẫn đoàn khảo sát đến thăm một trang trại chăn nuôi quy mô lớn tại xã Hồ Sơn, huyện Tam Đảo,...