Sữa tỏi giúp giảm đau thần kinh tọa, đau lưng
Sử dụng sữa tỏi để giảm đau thần kinh tọa và đau lưng, theo The Epoch Times.
Shutterstock
Với thực tế hiện nay rất nhiều người làm công việc văn phòng, chỉ ngồi suốt ngày ở bàn làm việc và ít vận động, chứng thần kinh tọa và đau lưng có lẽ đang ngày càng hoành hành khắp nơi, từ văn phòng đến sau vô lăng xe và thậm chí cả giường ngủ.
Và cơn đau thần kinh toạ hoặc đau lưng một khi đã bắt đầu, thật khó có thể thoát khỏi nó.
Nếu bạn bị đau thần kinh tọa, bạn sẽ quen với cơn đau đôi khi lả người, chạy từ lưng dưới, qua mông, xuống phía sau chân và đến bàn chân. Dây thần kinh tọa là dây thần kinh dài nhất trong cơ thể. Bạn cần phải giảm đau, và sự thực là không chỉ mình bạn chịu đựng cơn đau này, theo The Epoch Times.
Theo Hiệp hội Phẫu thuật Thần kinh Mỹ, 75% – 80% người Mỹ từng bị đau lưng.
Niềm hy vọng là có đến 90% các trường hợp có thể phục hồi mà không cần phẫu thuật.
Và bạn có tin rằng bí quyết giảm đau thần kinh tọa hoặc đau lưng đang nằm trong tủ lạnh nhà bạn?
Một biện pháp khắc phục tại nhà với hiệu ứng đáng kinh ngạc có thể làm bạn ngạc nhiên. Đó là sữa tỏi, theo The Epoch Times.
Tỏi là một loại thực phẩm kỳ diệu. Tỏi là một chất chống viêm tự nhiên giúp tăng cường hệ miễn dịch, là chất khử trùng hiệu quả và khởi động hệ thống tim mạch. Nó cũng có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim, làm giảm cholesterol và chữa ung thư.
Tỏi thậm chí còn được sử dụng như một chất khử trùng để giúp chữa bệnh dịch tả và bệnh lao trong Thế chiến thứ nhất, theo BBC.
Video đang HOT
Sữa rất giàu vitamin B12, protein, canxi và kali mang lại huyết áp khỏe mạnh.
Kết hợp với các đặc tính chữa bệnh của tỏi, dễ hiểu tại sao món sữa tỏi này lại được sử dụng phổ biến như một phương thuốc tự nhiên trị đau lưng.
Công thức sữa tỏi trị đau lưng
Tỏi: 4 tép
sữa: 250 ml
Mật ong: một chút
Cách chế biến
1. Nghiền nát tỏi rồi cho vào sữa, đun nhỏ lửa cho sôi nhẹ.
2. Khuấy thường xuyên để tránh bị cháy.
3. Khi hỗn hợp sôi, nhấc nồi ra khỏi bếp và để nguội.
4. Thêm một chút mật ong, sau đó rót vào ly và tận hưởng những lợi ích của sữa tỏi!
Lưu ý: Nên để tỏi nghiền nát trong không khí ít nhất 5 phút trước khi cho vào sữa. Thời gian chờ này giúp giải phóng allicin trong tỏi – một enzyme hoạt động có chứa các đặc tính chữa bệnh.
Một tín đồ của tỏi, cô Justyna Serwach, một blogger người Ba Lan, cũng cung cấp cho người hâm mộ một công thức thay thế hơi khác, trên blog của cô – trang Garlic Matters.
Làm ấm một muỗng cà phê bơ và một cốc sữa trong nồi, cho đến khi bơ tan chảy, thì tắt lửa.
Đợi hỗn hợp nguội đến nhiệt độ phòng, thêm một tép tỏi đã được nghiền nát và đã được để trong không khí ít nhất 5 phút, cùng với một nhúm bột nghệ và 2 muỗng mật ong để tăng thêm lợi ích sức khỏe.
Nếu bạn ăn chay, hoàn toàn có thể sử dụng các loại sữa thay thế như sữa gạo, sữa dừa, sữa hạnh nhân hoặc sữa đậu nành cho phương thuốc giảm đau này. Tác dụng cũng như dùng sữa bò.
Thận trọng: Tỏi là chất làm loãng máu tự nhiên, nên hãy hạn chế ở mức một ly sữa tỏi mỗi ngày.
Kết hợp với các bài tập do bác sĩ hướng dẫn, bạn sẽ sớm nhận thấy sự cải thiện triệt để.
Nếu bạn đang vật vã đau đớn vì chứng đau thần kinh tọa, hãy thử ngay hôm nay để đánh bại cơn đau thần kinh tọa và đau lưng, theo The Epoch Times.
Theo Thanh niên
Chàng trai 20 tuổi bị bất động vì chữa viêm cột sống ở thầy lang
Sau nhiều năm điều trị chứng bệnh viêm cột sống dính khớp không thành công, nam thanh niên 20 tuổi quyết định tìm đến thầy lang để điều trị.
Bất ngờ sau thời gian điều trị tại thầy lang bằng một "bài thuốc" rất đặc biệt, nam thanh niên này đã bị bất động, tiểu, tiêu tại chỗ.
Kết quả chụp X-quang cho thấy, bệnh nhân bị tổn thương khung chậu - Ảnh: BVCC
Ngày 17.8, Bệnh viện Nhân dân 115 (TP.HCM) cho hay bệnh viện đang tiếp nhận và điều trị một nam thanh niên bị bất động ở tư thế nằm sấp, ăn uống, tiêu, tiểu tại chỗ do điều trị chứng bệnh viêm cột sống dính khớp tại một thầy lang miệt vườn.
Nam thanh niên này năm nay mới tròn 20 tuổi. Tuy nhiên từ 5 năm trước, bệnh nhân đã thấy đau lưng, rồi đau lan xuống mông 2 bên, đi lại bị hạn chế. Bệnh nhân đến một bệnh viện lớn ở TP.HCM để điều trị thì bác sĩ chẩn đoán bị đau thần kinh tọa/thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng. Bệnh nhân điều trị một thời gian, nhưng không liên tục, bệnh không cải thiện. Sau đó, bệnh nhân chuyển sang điều trị thuốc nam nhưng tình trạng bệnh cũng không cải thiện hơn.
Cách đây 2 năm, bệnh nhân đến khám tại một bệnh viện lớn khác ở TP.HCM để khám và điều trị. Tại đây, các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị viêm cột sống dính khớp. Tuy nhiên, do ở xa, bệnh nhân này đã không quay lại tái khám mà đến một bệnh viện ở địa phương để điều trị. Sau thời gian điều trị, tình trạng bệnh vẫn không cải thiện, bệnh nhân bỏ không điều trị nữa.
Cách đây khoảng 6 tháng, nam thanh niên này tìm đến một thầy lang để chữa trị căn bệnh trên. Tại đây, thầy lang đã điều trị cho bệnh nhân bằng một "bài thuốc" rất đặc biệt là kéo giãn tứ chi và buộc bệnh nhân nằm bất động trong 6 tháng thì bất ngờ bệnh nhân bị bất động nằm luôn một chỗ. Gia đình hoảng sợ liền đưa bệnh nhân lên TP.HCM rồi chuyển vào Bệnh viện Nhân dân 115 để điều trị.
Bác sĩ Huỳnh Thị Tố Khanh - Khoa Cơ Xương Khớp, Bệnh viện Nhân dân 115 cho biết khi chuyển đến bệnh viện, bệnh nhân này bất động ở tư thế nằm sấp, ăn uống, tiêu, tiểu tại chỗ kèm đau lưng và đau khớp háng hai bên nhiều.
"Chúng tôi quyết định điều trị bằng thuốc đặc hiệu cho bệnh nhân. Sau 3 tuần điều trị bằng thuốc đặc hiệu, bệnh nhân có thể đi lại bằng nạng. Sau 6 tuần điều trị, bệnh nhân có thể tự đi lại dễ dàng", bác sĩ Khanh cho biết.
"Rất may mắn cho bệnh nhân này là đã kịp thời đến bệnh viện, nếu bệnh nhân đến trễ, tiếp tục điều trị bằng kéo dãn tại thầy lang sẽ gây hậu quả khó hồi phục là cứng khớp tứ chi", bác sĩ Khanh cho biết thêm.
Theo bác sĩ Khanh, viêm cột sống dính khớp là bệnh tự miễn, thường có triệu chứng đau lưng kiểu viêm, mệt mỏi, sưng nóng đỏ đau các khớp ngoại biên, có thể kèm rối loạn tiêu hóa. Bệnh thường bị nhầm lẫn với đau lưng do vận động nặng, do sai tư thế hay đau thần kinh tọa do đặc điểm đau lưng lan xuống mông. Nếu không được phát hiện và điều trị sớm, bệnh này sẽ gây nhiều biến chứng nặng nề, gây tàn phế, mất khả năng lao động khi bệnh nhân đang ở độ tuổi trẻ, tạo gánh nặng cho gia đình và xã hội.
"Những nam giới trẻ tuổi bị đau lưng, không đáp ứng với điều trị thông thường, kèm theo một trong những biểu hiện đã kể trên thì cần đến khám tại các bệnh viện lớn có chuyên khoa cơ xương khớp để được chẩn đoán sớm và điều trị đúng", bác sĩ Khanh khuyến cáo.
Hồ Quang
Theo motthegioi
Suýt cứng khớp tay chân do nằm bất động 6 tháng trị cột sống Sáng 17-8, bác sĩ (BS) Huỳnh Thị Tố Khanh, khoa Cơ xương khớp Bệnh viện (BV) Nhân Dân 115 TP.HCM, cho biết BV vừa điều trị thành công viêm cột sống dính khớp cho bệnh nhân trẻ tuổi. Trước đó, BV tiếp một bệnh nhân nam 20 tuổi trong tình trạng bất động ở tư thế nằm sấp, ăn uống và vệ sinh...