Sữa tiệt trùng và sữa thanh trùng khác nhau thế nào?
Sữa thanh trùng là sữa được xử lý qua nhiệt độ thấp để đảm bảo hàm lượng dinh dưỡng, nên không thê diêt hêt vi sinh vât gây hai.
Hỏi: Sữa thanh trùng và tiệt trùng có gì khác nhau trong cách chế biến? – Trần Hoàng Ly (TPHCM).
PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ sinh học – Công nghệ thực phẩm, trường Đại học Bách khoa: Sữa thanh trùng là sữa được xử lý qua nhiệt độ thấp để đảm bảo hàm lượng dinh dưỡng của sữa. Nhiệt độ khoảng 70 – 80 độ C sẽ không thể diệt hết được tất cả các vi sinh vật gây hại. Cách này chỉ diệt một số vi sinh vật, một số khác bị kìm hãm sự phát triển nên thời gian bảo quản sữa ngắn.
Sữa tiệt trùng được xử lý ở nhiệt độ cao, các vi sinh vật gây hại bị diệt hết nên thời gian bảo quản dài. Về chất lượng thì sữa thanh trùng làm đúng quy trình chất lượng sẽ tốt hơn.
Theo Kiến thức
Thực phẩm tuyệt đối không ăn khi để qua đêm
Việc để các thực phẩm như cá, tôm, cua, sò, ốc, mực... đã chế biến qua đêm sẽ khiến cho chất protein có trong các món ăn này bị biến đổi. Nó không những không có lợi cho sức khỏe mà còn có thể gây hại cho chức năng của gan, thận.
Video đang HOT
Nước đun sôi để nguội quá lâu
Một chuyên gia đã phát hiện ra rằng, hàm lượng muối natri nitrit trong nước đun sôi cao hơn trong nước lã. Hơn nữa nước sôi được đun đi đun lại và đun sôi lâu thì hàm lượng muối natri nitrit còn tăng lên rõ rệt. Hàm lượng muối natri nitrit trong nước đun sôi sau 24 tiếng cao hơn nước mới đun sôi 1,3 lần. Vì thế, tốt nhất đun nước hôm nào uống hôm đó, cũng không nên uống nước đun sôi quá lâu.
Cá, hải sản
Việc để các thực phẩm như cá, tôm, cua, sò, ốc, mực... đã chế biến qua đêm sẽ khiến cho chất protein có trong các món ăn này bị biến đổi. Nó không những không có lợi cho sức khỏe mà còn có thể gây hại cho chức năng của gan, thận.
Đặc biệt, đối với các món gỏi từ cá hay hải sản như gỏi cá, gỏi tôm... các bạn tuyệt đối không nên ăn nếu đã để qua đêm. Nguyên nhân là do nhữngmón ăn này chứa rất nhiều gia vị như giấm, ớt..., việc để qua ngày hôm sau, kể cả để trong tủ lạnh, cũng rất dễ sinh ra nấm mốc và gây ngộ độc cho người sử dụng đó!
Trứng luộc
PGS.TS Phan Thị Sửu, giám đốc Trung tâm Kỹ thuật An toàn vệ sinh thực phẩm cho biết, trứng gà để qua đêm có nên ăn hay không còn tùy thuộc vào quả trứng đó đã luộc chín hay chưa, bạn có luộc lại trước khi ăn hay không, và bảo quản ở đâu.
Nếu bảo quản trong tủ lạnh thì cũng không có vấn đề nhiều, một số vi chất sẽ giảm. Tuy nhiên, nếu để ở ngoài thì với nhiệt độ từ 10oC trở lên sẽ là điều kiện cho vi sinh vật phát triển, khi ăn vào rất có hại cho dạ dày, đường ruột, gây đầy hơi, nóng, thậm chí tiêu chảy.
Nếu lần đầu bạn đã luộc chín trứng, lần sau, trước khi ăn bạn luộc lại một lần nữa thì sẽ không vấn đề gì, vẫn có thể ăn được.
Nhưng đối với những quả trứng luộc chưa chín hẳn (hay còn gọi là "lòng đào") thì tốt nhất là không nên ăn.
Những món gỏi
PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ Sinh học, Công nghệ Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội cho biết thêm, những món gỏi như gỏi cá, gỏi bò, gỏi tôm...
Khi làm gỏi bạn cho rất nhiều gia vị như giấm, ớt... nếu để qua ngày hôm sau kể cả khi bạn cất trong tủ lạnh, món ăn cũng dễ sinh nấm mốc, gây ngộ độc, vì vậy, tốt nhất là ăn hết trong ngày.
Nộm
Khi làm nộm bạn cho rất nhiều gia vị như dấm, ớt... nếu để qua ngày hôm sau kể cả khi bạn cất trong tủ lạnh, món ăn cũng dễ sinh nấm mốc, gây ngộ độc.
Nấm, rau xanh đã chế biến
Trong nấm và rau xanh nấu chín có chứa một hàm lượng lớn nitrat. Nếu sau khi chế biến, chúng ta để qua đêm sẽ làm cho hàm lượng dinh dưỡng bị giảm đáng kể. Đồng thời, nó còn tạo điều kiện cho các vi khuẩn phân hủy, khiến lượng nitrat này hồi nguyên trở lại thành nitrit gây hại cho sức khỏe, ảnh hưởng đến khả năng tạo máu của cơ thể và làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư.
Đặc biệt, trong các loại rau xanh nhiều lá và nấm tuyết, lượng nitrat này càng lớn. Vì thế, chúng mình cũng không nên để quá lâu mà hãy sử dụng ngay trong bữa ăn. Nó không chỉ đảm bảo an toàn cho sức khỏe mà còn phát huy được các dưỡng chất có lợi từ nấm rau xanh nữa đấy!
Theo Phunutoday
Không sợ độc khi ăn nhãn xông lưu huỳnh Để bảo quản nhãn, người ta xông lưu huỳnh nhăm tiêu diệt nấm mốc, vi khuẩn bám trên vỏ quả nhãn. Hỏi: Bây giờ đang bắt đầu mùa nhãn. Tôi nghe nói để bảo quản nhãn người ta sẽ xông lưu huỳnh. Xin hỏi cách bảo quản như vậy liệu có độc không? - Nguyễn Thị Nguyệt Hà (Hà Nội). PGS.TS Nguyễn Duy...