Sữa tăng giá không phải do đổi tên
Nhiều ý kiến cho rằng, việc đổi tên sản phẩm sữa thành “ sản phẩm dinh dưỡng” của Bộ Y tế đã làm cho các doanh nghiệp tránh được danh sách sản phẩm bình ổn giá. Nhưng theo Bộ Y tế, việc định danh thay đổi tên gọi không phải là nguyên nhân gây tăng giá sữa trong thời gian vừa qua.
Tên gọi không làm tăng giá
Phó cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) Nguyễn Thanh Phong khẳng định, Bộ Y tế ban hành quy chuẩn kỹ thuật đối với sản phẩm sữa bột, sản phẩm dinh dưỡng dành cho trẻ nhỏ không gây hiểu lầm, cũng như không làm tăng giá sản phẩm này.
Bộ Y tế cũng đã có văn bản báo cáo Thủ tướng Chính phủ về việc liên quan đến giá sản phẩm dinh dưỡng công thức dành cho trẻ nhỏ (vẫn thường gọi là sữa). Theo quy định mới của Bộ Y tế, hàng loạt sản phẩm dành cho trẻ nhỏ đã thay đổi tên gọi từ sữa thành “Sản phẩm dinh dưỡng công thức”, “Thức ăn bổ sung”, “Thực phẩm bổ sung”. Việc đổi tên gọi như vậy vì các thành phần trong sản phẩm cho trẻ nhỏ phải đảm bảo phù hợp lứa tuổi, lượng đạm sữa chỉ 11 – 12%, đồng thời phải thêm các vi chất, vitamin giúp cho trẻ tăng trưởng. Trong khi đó, sữa là sản phẩm có lượng đạm 34%.
Giá sữa tăng do doanh nghiệp đang cố tình lách luật. Ảnh: TL
Video đang HOT
Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long, việc quy định sữa thuộc mặt hàng bình ổn giá đã được thực hiện từ năm 2008, khi Nghị định số 75 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 170/2003 quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Giá được ban hành. Từ ngày 1/1/2013, khi Luật Giá có hiệu lực thì việc bình ổn giá đối với mặt hàng sữa chỉ quy định đối với sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi. Như vậy, việc Bộ Y tế ban hành quy chuẩn kỹ thuật đối với sản phẩm sữa bột, sản phẩm dinh dưỡng dành cho trẻ nhỏ không gây hiểu lầm, cũng như không làm tăng giá sản phẩm này.
Đều phải thực hiện liệt kê giá
Cũng theo ông Nguyễn Thanh Phong, các quy chuẩn kỹ thuật này được xây dựng trên cơ sở các tiêu chuẩn kỹ thuật của Ủy ban Tiêu chuẩn hóa thực phẩm quốc tế (CODEX), được xây dựng hài hòa với tiêu chuẩn của ASEAN. Trước khi các quy chuẩn kỹ thuật có hiệu lực thi hành an toàn thực phẩm đã có công văn Số 516/ATTP-SP ngày 28/3/2013 gửi Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) thông báo về thời hạn hiệu lực của các quy chuẩn kỹ thuật và đề nghị Cục Quản lý giá xem xét và áp giá đồng thời cung cấp danh mục các sản phẩm này đã công bố tại Cục An toàn thực phẩm để các cơ quan chức năng thực hiện nhiệm vụ quản lý Nhà nước theo quy định.
“Vừa qua, Cục Quản lý giá đã có buổi làm việc với Cục An toàn thực phẩm để làm rõ bản chất đối với sản phẩm sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi. Căn cứ bản chất sản phẩm, 2 cơ quan thống nhất: Sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi là các sản phẩm sữa và các sản phẩm có chứa sữa dùng cho trẻ dưới 6 tuổi với tên sản phẩm dinh dưỡng công thức cho trẻ em (trong đó gồm cả các sản phẩm dạng bột hoặc dạng lỏng) đều phải thực hiện kê khai giá”, ông Phong nói.
Thông tư 104 năm 2008 của Bộ Tài chính có quy định sữa trong vòng 15 ngày liên tục không được tăng 20% so với giá hiện tại. Nhưng hiện nay, các doanh nghiệp thường để sau 15 ngày mới tăng giá. Ông Phong cho rằng, như thế là doanh nghiệp lách luật. Vậy nên cần xem lại các quy định khác nữa, chứ không thể khẳng định việc thay đổi tên gọi là nguyên nhân để các cơ sở lách luật tăng giá.
Theo Vân Khánh (Gia đình & Xã hội)
Giá sữa cao 9 lần: Báo cáo Thủ tướng
Bộ Y tế, Bộ Tài chính phải báo cáo Thủ tướng Chính phủ việc đưa mặt hàng sữa vào danh mục thực phẩm bố sung làm cho giá sữa tăng cao.
Ngày 12/9, Văn phòng Chính phủ có công văn 7607 cho biết, Chương trình Thời sự tối ngày 8/9/2013 của VTV1 có phóng sự phản ánh việc Bộ Y tế đưa mặt hàng sữa vào danh mục thực phẩm bổ sung. Từ đó các sản phẩm sữa được loại khỏi danh mục hàng hóa cần phải quản lý giá và làm cho giá sữa tăng cao.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Y tế, Bộ Tài chính phải báo cáo về vấn đề này trước ngày 15/9 tới để xem xét, xử lý.
Trước đó, theo phản ánh của VTV, theo một bảng thống kê giá của một số sản phẩm sữa bột nhập khẩu do Tổng cục Hải quan cung cấp, mức giá nhập khẩu, từ 4-5 USD/hộp (khoảng 80.00- 100.000 đồng), còn giá bán lẻ trên thị trường từ 400.000-900.000 đồng, gấp 5-9 lần giá nhập khẩu.
Cục trưởng Cục Quản lý giá, Bộ Tài chính cho biết, hiện Bộ chưa vào cuộc thanh tra về giá sữa do các sản phẩm này hiện không thuộc diện kiểm soát giá của Cục.
Cục trưởng Cục Quản lý giá, Bộ Tài chính cho biết, hiện Bộ chưa vào cuộc thanh tra về giá sữa (Ảnh minh họa: Người lao động)
Trong văn bản của các hãng sữa ngoại gửi Cục Quản lý giá, không có sản phẩm nào là sữa mà đa phần là thực phẩm bổ sung, sản phẩm dinh dưỡng. Chỉ với một động tác thay tên đổi họ đơn giản, những sản phẩm mà mọi người đều biết đến là "sữa cho trẻ em dưới 6 tuổi" đã nghiễm nhiên ra khỏi danh sách bình ổn giá.
Ông Nguyễn Anh Tuấn, Cục trưởng Cục Quản lý giá, Bộ Tài chính cho biết: "Nếu sắp xếp quy chuẩn về chất lượng và tên gọi thay đổi sẽ rất khó cho cơ quan quản lý giá thực hiện việc bình ổn giá đối với những sản phẩm trước đây là sữa và nay thành sản phẩm dĩnh dưỡng".
Cục Quản lý giá cho biết, Cục đang làm việc với Cục Vệ sinh an toàn thực phẩm, Bộ Y tế để kiến nghị đưa các mặt hàng như thực phẩm bổ sung, sản phẩm dinh dưỡng vào danh mục hàng bình ổn giá.
"Không biết bao giờ kiến nghị này sẽ được trình lên và phê duyệt, chỉ biết trong nửa năm nằm ngoài sự quản lý giá của Bộ Tài chính, các hãng sữa ngoại đã kịp tăng giá tới 5 lần, với mức tăng lên đến 20%" phóng sự của VTV cho hay.
Theo Dương Tùng (Khampha.vn)
Hiệp hội vận tải Hà Nội: Phản đối kịch liệt kiểu làm ăn gian dối Hà Nội hạn chế cấp phép đăng ký kinh doanh taxi. Một số hãng taxi "lách luật" - lập chi nhánh ở các tỉnh ngoài Hà Nội để được cấp phù hiệu taxi của tỉnh đó, rồi đưa các xe về hoạt động và kinh doanh dịch vụ taxi trái phép tại Hà Nội... LTS: Thành phố Hà Nội đã tạm ngừng và...