Sửa quy định về chứng chỉ tin học, ngoại ngữ trong tuyển dụng công chức
Bội Nội vụ cho biết, hiện nay, một số cơ sở giáo dục đại học đã xây dựng chương trình đào tạo có quy định về chuẩn đầu ra ngoại ngữ khi tốt nghiệp. Cho nên, cần giảm thiểu quy định về chứng chỉ ngoại ngữ, tin học trong điều kiện tuyển dụng.
Bộ Nội vụ rà soát quy định nhằm giảm thiểu yêu cầu về văn bằng, chứng chỉ trong tuyển dụng công chức
Bộ Nội vụ đang xây dựng Nghị định quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức, trong đó bổ sung quy định việc giảm thiểu yêu cầu về chứng chỉ ngoại ngữ, tin học trong tuyển dụng.
Cụ thể, dự thảo Nghị định đề xuất bổ sung quy định, người đăng ký dự tuyển có bằng tốt nghiệp tại cơ sở giáo dục chuyên nghiệp hoặc cơ sở giáo dục đại học đã thực hiện chương trình đào tạo chuẩn đầu ra về ngoại ngữ, tin học mà tương ứng với yêu cầu về trình độ ngoại ngữ, tin học quy định tại tiêu chuẩn chuyên môn nghiệp vụ của ngạch công chức theo yêu cầu của vị trí việc làm đăng ký dự tuyển thì không yêu cầu phải có chứng chỉ ngoại ngữ, tin học.
Lý giải đề xuất này, Bộ Nội vụ cho hay, hiện nay, chuẩn đầu ra về ngoại ngữ của sinh viên tốt nghiệp các trình độ trung cấp chuyên nghiệp, cử nhân đều yêu cầu đáp ứng trình độ ngoại ngữ bậc 3. Đồng thời, các cơ sở giáo dục đại học hiện quy định chuẩn đầu ra trình độ ngoại ngữ đối với sinh viên khi tốt nghiệp theo Quyết định số 1400/QĐ-TTg, mà chuẩn đầu ra về trình độ ngoại ngữ đó phù hợp với yêu cầu về trình độ ngoại ngữ tương ứng với ngạch công chức tham gia dự tuyển.
Đối với tin học, hiện nay yêu cầu sử dụng công nghệ thông tin trong các cơ sở giáo dục cũng như quy định việc tổ chức thi tuyển trên máy tính cũng là bước kiểm tra kiến thức và kỹ năng sử dụng tin học.
Cho nên, việc bổ sung quy định nêu trên nhằm mục tiêu giảm thiểu các quy định về hành chính, bảo đảm thực hiện Nghị quyết số 100/2019/QH14 của Quốc hội về hoạt động chất vấn tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV; đồng thời tạo điều kiện để các cơ sở giáo dục tăng cường triển khai Đề án ngoại ngữ theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.
Video đang HOT
Theo anninhthudo
Các thầy cô hãy bình tĩnh, đừng lo lắng quá
Tất cả giáo viên đừng quá lo lắng, sốt sắng việc đi học - thi các loại chứng chỉ như tin học, ngoại ngữ... chỉ để thăng hạng, nâng ngạch.
Đọc bài viết: "Vừa bước ra khỏi phòng thi thăng hạng nhiều giáo viên Kiên Giang bật khóc nức nở" của tác giả Phan Tuyết đăng trên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam, ngày 30/19, tôi rất đồng cảm với nỗi khổ, vất vả và thất vọng của nhiều thầy cô giáo ở tỉnh Kiên Giang khi tham gia kỳ thi thăng hạng giáo viên sau 4 năm chờ đợi.
Nhiều giáo viên ở tỉnh có tổ chức thi thăng hạng thường đặt câu hỏi: cũng là giáo viên cả nhưng tại sao giáo viên tỉnh tôi lại phải vất vả, khổ sở với 4 bài thi: kiến thức chung, chuyên môn, tin học và ngoại ngữ làm trên máy tính, còn giáo viên ở các tỉnh khác rất khỏe, không phải thi, chỉ xét qua hồ sơ thôi?
Bộ Nội vụ, Bộ Giáo dục và Đào tạo từng quy định, thăng hạng giáo viên mầm non, phổ thông công lập từ hạng hai trở xuống thuộc thẩm quyền của Ủy ban Nhân dân tỉnh, thành phố phê duyệt, quyết định chọn lựa hình thức thi hay xét.
Thầy cô không cần quá lo lắng về việc thi hay xét thăng hạng. (Ảnh minh họa: Giaoducthoidai.vn)
Hai năm nay, có một số địa phương dùng hình thức xét hồ sơ để thăng hạng giáo viên.
Song cũng có nhiều địa phương áp dụng hình thức thi, trên cơ sở đủ tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định.
Qua thực tiễn, tôi nhận thấy, mỗi hình thức tổ chức thăng hạng đều có ưu điểm và nhược điểm riêng.
Nếu chọn hình thức xét thì cái được là giáo viên đỡ vất vả trong việc học, ôn bài và thi, các thầy cô giáo lớn tuổi có nhiều cơ hội trúng tuyển hơn.
Nhưng đối với giáo viên trẻ, ít thành tích, khó có thể cạnh tranh với giáo viên lớn tuổi, có bề dày thành tích.
Hơn nữa, trong xét, chấm hồ sơ dễ nảy sinh tiêu cực, nghi kị lẫn nhau; nếu đưa ra các tiêu chí, tính điểm không rõ ràng, thống nhất càng dễ dẫn tới sự mất công bằng, khách quan giữa giáo viên này với giáo viên kia.
Nếu chọn hình thức thi thì cái được là, mọi người đều có ý thức học tập, rèn luyện; tính công bằng, minh bạch sẽ cao hơn hẳn so với hình thức xét hồ sơ, các giáo viên trẻ có nhiều cơ hội trúng tuyển hơn do nhạy bén trong làm bài, khả năng tin học và ngoại ngữ khá tốt (so với giáo viên lớn tuổi) .
Trái lại, giáo viên phải chịu áp lực với 4 bài thi trong một thời gian ngắn (1 buổi), các giáo viên lớn tuổi mặc dù có thành tích công tác nhiều nhưng lại chẳng dễ vượt qua môn tin học và ngoại ngữ.
Tôi luôn đồng tình với quan điểm, các giáo viên muốn được thăng hạng cao hơn hạng đang giữ thì phải đáp ứng được các tiêu chí của hạng cao hơn đó.
Các thầy cô giáo không có phấn đấu, rèn luyện, không có các thành tích nổi bật gì về chuyên môn, không vượt qua kỳ thi (nếu có) mà lại luôn trông mong được thăng hạng, chuyển sang ngạch bậc lương mới là điều không thể.
Tôi thiết nghĩ, tất cả giáo viên chúng ta cũng đừng quá lo lắng, sốt sắng việc đi học - thi các loại chứng chỉ như tin học, ngoại ngữ... chỉ để thăng hạng, nâng ngạch.
Nếu mình chưa đủ điều kiện để làm hồ sơ, chưa đủ năng lực để tham gia thi thăng hạng hoặc xét, thi không đạt thì âu cũng là chuyện bình thường.
Cố gắng giữ hạng đang có, đang hưởng là được rồi, ai có chê trách chi đâu.
Hãy gắng sức, toàn tâm cho công việc giáo dục ở tại nhà trường. Các cấp quản lý giáo dục đã chỉ rõ để thầy cô yên tâm:
Không bắt buộc dự xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp. Hiện nay không có bất cứ một quy định nào bắt buộc giáo viên phải đăng ký dự xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp.
Không bắt buộc tham gia học để thi thăng hạng chức danh. Thông tư 28/2017/TT-BGDĐT quy định "Việc cử giáo viên dự xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp phải căn cứ vào vị trí việc làm, cơ cấu chức danh nghề nghiệp, nhu cầu của các cơ sở giáo dục công lập và tình hình thực tế của địa phương".
Những giáo viên được cử không bắt buộc phải tham gia học các lớp đào tạo thi thăng hạng, nếu ai có nhu cầu thì tham gia, ai không có nhu cầu thì thôi.
SÔNG TRÀ
Theo giaoduc.net
Bộ trưởng Bộ Nội vụ cam kết sửa quy định chứng chỉ tin học, ngoại ngữ "Tôi thấy rất phiền hà. Xin hứa với Quốc hội, chúng tôi sẽ sửa quy định về chứng chỉ tin học, ngoại ngữ để không còn là gánh nặng với cán bộ". Là một trong những đại biểu đầu tiên đặt câu hỏi chất vấn đối với Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân, sáng 7/11, bà Nguyễn Thị Phúc (đoàn Hưng...