Sửa quy định tiêm vắc xin; môn lịch sử có thể vừa bắt buộc, vừa lựa chọn
Về môn học lịch sử, ngay tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4, Thủ tướng Chính phủ đã có ý kiến chỉ đạo tiếp tục nghiêm túc, cầu thị lắng nghe ý kiến của người dân, chuyên gia, tổng kết thực tiễn, nghiên cứu, xử lý.
Thủ tướng yêu cầu lắng nghe ý kiến nhân dân về môn học lịch sử – Ảnh: VGP
Theo đó, Thủ tướng chỉ đạo: đối với môn lịch sử, cần tiếp tục nghiêm túc, cầu thị lắng nghe ý kiến của người dân, chuyên gia, tổng kết thực tiễn, nghiên cứu, xử lý, có giải pháp kịp thời, vừa bảo đảm chủ trương, quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước, vừa phù hợp thực tiễn. Thủ tướng gợi ý có thể quy định theo hướng lịch sử vừa có phần bắt buộc, vừa có phần tự chọn.
Người đứng đầu Chính phủ nhắc lại, truyền thống văn hóa lịch sử cũng là một nguồn lực, đầu tư cho giáo dục văn hóa – lịch sử là đầu tư cho sự phát triển. Đồng thời, Thủ tướng lưu ý, với các chính sách tác động tới toàn dân, tới lợi ích chính đáng của người dân thì phải rất thận trọng, nghiên cứu, tính toán kỹ lưỡng.
Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng yêu cầu phải tiếp tục làm tốt công tác phòng, chống dịch COVID-19; tập trung đẩy mạnh thực hiện chiến dịch tiêm chủng vắc xin bảo đảm an toàn, khoa học, kịp thời, hiệu quả, nhất là tiêm vắc xin cho trẻ em.
Ông yêu cầu Bộ Y tế hướng dẫn về 5K phù hợp tình hình mới; nghiên cứu sửa đổi quy định tiêm vắc xin cho phù hợp, thực tiễn đã cho thấy vắc xin là yếu tố quyết định để phòng, chống dịch COVID-19, mở cửa trở lại; căn cứ tình hình thực tế để sử dụng hiệu quả khoản kinh phí 46.000 tỉ đồng được bố trí dành cho nhập khẩu vắc xin, thuốc điều trị, trang thiết bị y tế.
Video đang HOT
Thủ tướng lưu ý tình hình dịch COVID-19 còn diễn biến phức tạp, những dịch bệnh khác có thể nổi lên, do đó, phải tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, bảo đảm vắc xin, thuốc chữa bệnh, trang thiết bị, vật tư y tế cho phòng chống dịch bệnh, ai làm sai phải xử lý, ai làm tốt, có công thì động viên, tôn vinh, khen thưởng.
Gắn với đó, Thủ tướng yêu cầu tập trung rà soát, bổ sung, hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách, kịp thời tháo gỡ, đề xuất xử lý các khó khăn, vướng mắc trong thực tế, nhất là phối hợp với các cơ quan của Quốc hội giải quyết các điểm nghẽn về quy hoạch, đầu tư công, chương trình phục hồi nhanh và phát triển bền vững, các chương trình mục tiêu quốc gia, các vấn đề liên quan tới vật liệu xây dựng, đất rừng, đất lúa…
Thủ tướng yêu cầu xác định giải ngân vốn đầu tư công là một nhiệm vụ trọng tâm để vừa giải quyết các nút thắt, bức xúc của nhân dân, vừa thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, vừa phát triển đột phá chiến lược về hạ tầng; rà soát điều chuyển kế hoạch đầu tư vốn giữa các dự án chậm giải ngân sang dự án có tiến độ giải ngân tốt; phát huy hiệu quả hoạt động của các tổ công tác để đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, vốn ODA, vốn vay ưu đãi nước ngoài, nhất là các dự án trọng điểm quốc gia.
Thủ tướng cho rằng chương trình phục hồi và phát triển là chương trình lớn, chưa có tiền lệ nên không tránh khỏi vướng mắc, nhưng phải nắm chắc tình hình và xử lý kịp thời.
Đối với kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2022, Thủ tướng yêu cầu tổ chức tốt kỳ thi, bảo đảm an toàn, nghiêm túc, chất lượng; tổ chức hội nghị sơ kết tự chủ đại học và việc thực hiện các quy định pháp luật về tự chủ đại học để làm căn cứ sửa đổi, bổ sung quy định liên quan.
Thủ tướng giao Bộ Giáo dục và đào tạo chủ trì, rà soát, nghiên cứu giải pháp phù hợp với các vấn đề liên quan sách giáo khoa theo hướng tạo thuận lợi, tiết kiệm, giảm chi phí, bảo đảm lợi ích chính đáng của học sinh, phụ huynh.
Không giải ngân được vốn đầu tư công sẽ không phát huy được hiệu quả đồng vốn
Sáng 19/5, chủ trì cuộc họp với 8 bộ, cơ quan Trung ương để thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái, Tổ trưởng Tổ công tác số 2 về kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công năm 2022 đã lưu ý các bộ, cơ quan nếu không triển khai được dự án cần mạnh dạn chuyển vốn về trung ương để điều tiết cho các đơn vị khác, không giữ vốn, bởi giữ vốn mà chưa thực hiện được là Chính phủ bị phê bình.
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái chủ trì làm việc với 8 bộ, ngành, cơ quan Trung ương về giải ngân vốn đầu tư công năm 2022. Ảnh: Lâm Khánh/TTXVN
Báo cáo tổng hợp của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho thấy, tổng kế hoạch đầu tư vốn ngân sách Nhà nước năm 2022 Thủ tướng Chính phủ giao theo tổng mức vốn đã được Quốc hội quyết nghị cho 8 bộ, cơ quan trung ương thuộc Tổ công tác số 2 là 3.477 tỷ đồng. Đến nay, các bộ, cơ quan trung ương đã phân bổ, giao chi tiết cho từng nhiệm vụ, dự án là 3.217,721 tỷ đồng, đạt 92,54% so với số vốn Thủ tướng Chính phủ đã giao, còn lại chưa phân bổ chi tiết là 259,279 tỷ đồng, bằng 7,46% so với số vốn Thủ tướng Chính phủ đã giao.
Có 3 đơn vị chưa phân bổ hết vốn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư 148,576 tỷ đồng; Thanh tra Chính phủ 41,44 tỷ đồng; Văn phòng Trung ương Đảng 69,263 tỷ đồng. Nguyên nhân chưa phân bổ là do số vốn này dự kiến cho các nhiệm vụ, dự án khởi công mới nhưng chưa có Quyết định đầu tư, Quyết định phê duyệt dự toán nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư, nhiệm vụ quy hoạch nên chưa đủ điều kiện giao kế hoạch đầu tư vốn ngân sách Trung ương năm 2022 theo quy định của Luật Đầu tư công.
Theo báo cáo của Bộ Tài chính, tổng số vốn ngân sách Nhà nước của 8 bộ, cơ quan trung ương thuộc Tổ công tác số 2 đã giải ngân tính đến 30/4 là 119,539 tỷ đồng, đạt 3,44% kế hoạch năm 2022 được Thủ tướng Chính phủ giao, thấp hơn mức bình quân chung cả nước (16,35%). Ước giải ngân đến hết tháng 5/2022 khoảng 337,329 tỷ đồng, đạt 9,70% kế hoạch, vẫn thấp hơn nhiều mức bình quân chung cả nước (20,27%). Cụ thể, Bộ Tài chính 8,17%; Bộ Kế hoạch và Đầu tư 13,87%; Thanh tra Chính phủ 4,13%; Viện Kiểm sát nhân dân tối cao 16,55%; Văn phòng Trung ương Đảng 2,54%; Thông tấn xã Việt Nam 8,74%; Đài Tiếng nói Việt Nam 4,1%; Đài Truyền hình Việt Nam 6,12%.
Những khó khăn, vướng mắc ảnh hưởng đến tiến độ giải ngân vốn đầu tư công 5 tháng đầu năm là do giá nguyên vật liệu tăng cao đột biến, vướng trong bồi thường, giải phóng mặt bằng. Các dự án khởi công mới đa số đang trong giai đoạn đấu thầu và thương thảo hợp đồng. Một số dự án được bố trí vốn nhiều để đền bù, giải phóng mặt bằng nhưng đến nay tiến độ thực hiện còn rất chậm nên giải ngân rất thấp. Một số bộ, cơ quan trung ương và địa phương có nhiều dự án khởi công mới cần thời gian hoàn thành thủ tục... do đó, chưa có thanh toán tạm ứng hoặc chưa có nhiều khối lượng thanh toán để giải ngân vốn.
Chỉ ra các nguyên nhân khách quan ảnh hưởng đến tiến độ giải ngân như phần lớn các dự án đầu tư cơ sở vật chất, trụ sở làm việc của ngành, quy mô dự án và số vốn nhỏ, đầu tư rải rác trên địa bàn nhiều tỉnh, thành phố; việc chỉ đạo thực hiện còn phụ thuộc diễn biến tình hình dịch bệnh và sự phối hợp, tạo điều kiện của các tỉnh, thành phố..., báo cáo cũng nêu lên nguyên nhân chủ quan là do công tác tổ chức thực hiện còn nhiều hạn chế; công tác chuẩn bị dự án chất lượng thấp nên vướng mắc khi triển khai; công tác thẩm định, tư vấn còn chậm; các đơn vị bộ, ngành còn gặp khó khăn thiếu cán bộ chuyên môn về xây dựng. Ban quản lý dự án, chủ đầu tư, nhà thầu yếu kém về năng lực...
Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Đặng Công Huẩn cho biết, cơ quan này đang triển khai 3 dự án mới, trong đó có Đề án "Xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về kiểm soát tài sản, thu nhập" mới được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 28/3/2022. Đây là những công việc khó, mới. Theo tính toán, trong năm 2022, Thanh tra Chính phủ sẽ không thể sử dụng hết số vốn được giao do không triển khai được dự án, không có khối lượng thanh toán. Sau cuộc họp, cơ quan này sẽ trình Bộ Kế hoạch và Đầu tư báo cáo Thủ tướng cho điều chuyển khoảng 20 tỷ đồng.
Bốn tháng đầu năm chưa giải ngân được đồng nào, song Phó Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam Trần Minh Hùng khẳng định đến cuối năm sẽ giải ngân 100% số vốn được giao.
Phó Tổng Giám đốc Thông tấn xã Việt Nam Đinh Đăng Quang cho biết, căn cứ vào quyết định phân bổ vốn đầu tư, ngay từ đầu năm, đã phân bổ cho 7 dự án với kinh phí 129,5 tỷ đồng. Thông tấn xã Việt Nam đã thành lập tổ thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư, thay mặt cho Ban lãnh đạo cơ quan rà soát, phân tích nguyên nhân khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy công tác nghiệm thu...
Nguyên nhân giải ngân thấp là do các dự án chuyển tiếp đang thực hiện theo đúng tiến độ kế hoạch nhưng chưa đến điểm dừng nghiệm thu về khối lượng nên chưa thanh toán được. Còn với các dự án mới, đa số là các gói thầu mua sắm và đang ở bước lựa chọn nhà thầu. Ước hết năm 2022, sẽ giải ngân 100% vốn kế hoạch được giao.
Đánh giá các bộ, cơ quan đã có nhiều cố gắng trong giải ngân vốn đầu tư công, nhưng do tính chất phức tạp, trình tự thủ tục, đặc thù của các ngành nên giải ngân từ đầu năm đến nay vẫn thấp hơn so với bình quân chung cả nước, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái lưu ý các bộ, cơ quan nếu không triển khai được dự án cần mạnh dạn chuyển vốn về trung ương để điều tiết cho các đơn vị khác, không giữ vốn, bởi giữ vốn mà chưa thực hiện được là Chính phủ bị phê bình.
Theo Phó Thủ tướng, tính đến thời điểm hiện nay, số giải ngân vốn đầu tư công của cả nước xấp xỉ bằng cùng kỳ năm trước. Đồng tình với một số nguyên nhân khách quan làm ảnh hưởng đến tiến độ giải ngân đã được chỉ ra trong báo cáo, song, Phó Thủ tướng cho rằng, lý giải vẫn chưa sát với tình hình. Thời gian tới, phải đánh giá, lường trước các vấn đề đặt ra để có dự báo sát hơn, sâu hơn, dự kiến tiến độ triển khai dự án để bố trí vốn cho hiệu quả. Trong vốn đầu tư công có vốn vay, vốn ODA, đã huy động rồi, phải trả lãi mà không giải ngân được sẽ không phát huy được hiệu quả đồng vốn.
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu từng bộ, ngành phải có kế hoạch giải ngân đối với từng dự án, có kiểm tra, đôn đốc, nhắc nhở, thường xuyên nắm bắt tình hình. Qua rà soát, nếu cam kết giải ngân được 100% vốn giao thì để lại, nếu không được, phải đề nghị điều chuyển sớm, có thể điều chuyển trong nội bộ ngành hoặc điều chuyển cho đơn vị khác. Cùng với đó, quan tâm đến thủ tục thanh toán liên quan đến khối lượng, phối hợp với các bộ, ngành, Kho bạc Nhà nước giải ngân sớm.
Các bộ, cơ quan nghiên cứu báo cáo Chính phủ thực hiện cắt vốn và điều chỉnh vốn theo đúng chỉ đạo tại Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4.
Dành hơn 10.400 tỷ đồng vốn trung hạn nâng cấp đường sắt Bộ Giao thông vận tải (GTVT) đang hoàn thiện Dự thảo Quy hoạch mạng lưới đường sắt thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 trình Thủ tướng Chính phủ xem xét phê duyệt. Trong đó, giai đoạn 2021-2025, Bộ GTVT dự kiến dành hơn 10.400 tỷ đồng vốn trung hạn để triển khai các dự án đầu tư, nâng cấp đường sắt....