Sửa quy định lấy phiếu tín nhiệm các chức danh chủ chốt
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cho biết, lần thứ 2 lấy phiếu tín nhiệm tại Quốc hội vào kỳ họp thứ 7 tới (tháng 6/2014) có khả năng sửa quy định, Nghị quyết về vấn đề này song chưa có thông tin cụ thể về hướng sửa.
Lần lấy phiếu tín nhiệm lần đầu tại Quốc hội.
Sáng 23/12, UB Thường vụ Quốc hội bắt đầu phiên họp thứ 24 với nội dung xem xét chuẩn bị chương trình cho kỳ họp Quốc hội thứ 7 vào giữa năm 2014 tới. Báo cáo về vấn đề này, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho biết, chương trình kỳ họp dự kiến có 1 ngày bố trí cho việc lấy phiếu tín nhiệm các chức danh chủ chốt do Quốc hội bầu và phê chuẩn.
Tuy nhiên, Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng lưu ý thời gian dành cho việc này có thể sẽ nhiều hơn, nếu có thông báo mới về sửa nghị quyết về lấy phiếu tín nhiệm. Khả năng sửa quy định về lấy phiếu tín nhiệm, theo Phó Chủ tịch, là khá chắc chắn.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cũng đề cập đến việc sửa đổi, bổ sung nghị quyết của Quốc hội về lấy phiếu tín nhiệm nếu thấy cần thiết. Tuy nhiên, ông Hùng cũng chưa thông tin cụ thể hơn việc sửa quy định theo hướng nào.
Sau lần lấy phiếu tín nhiệm lần đầu tại Quốc hội vào kỳ họp thứ 5 (tháng 6/2013), nhiều vấn đề được chỉ ra như nhóm chức danh trong Chính phủ nhận kết quả tín nhiệm thấp hơn nhóm chức danh ở cơ quan lập pháp, tư pháp; khó đánh giá mức độ tín nhiệm với phiếu thiết kế 3 mức tín nhiệm cao – tín nhiệm – tín nhiệm thấp… Nhiều cử tri sau đó cũng nêu ý kiến chỉ nên tập trung lấy phiếu nhóm cơ quan hành pháp gồm các Bộ trưởng, thành viên Chính phủ, thiết kế lại phiếu tín nhiệm chỉ với 2 mức tín nhiệm – không tín nhiệm.
Theo dự kiến, chương trình kỳ họp tới của Quốc hội sẽ diễn ra trong khoảng 29,5 ngày với thời lượng dành cho xây dựng pháp luật lớn nhất từ trước đến nay: xem xét thông qua 10 dự án luật, cho ý kiến 18 dự án luật khác.
Video đang HOT
Với yêu cầu cấp bách sau khi Hiến pháp mới vừa được thông qua, một số ý kiến đề nghị có thể bố trí riêng một kỳ họp của Quốc hội chỉ để xây dựng pháp luật.
Rút kinh nghiệm kỳ họp Quốc hội thứ 6 vừa qua, Chủ nhiệm UB Quốc phòng – An ninh Nguyễn Kim Khoa phản ánh nhận xét của cử tri là thời gian dành cho Thủ tướng trả lời chất vấn trực tiếp quá ngắn. Vì vậy, nhiều đại biểu hỏi một một số câu rất quan trọng mà không được nghe trả lời. Ông Khoa đề nghị nên nghiên cứu thời lượng cho hợp lý để Thủ tướng trả lời chất vấn trực tiếp.
P.Thảo
Theo Dantri
"Không có cơ sở nói Quốc hội họp 1 ngày tốn 1 tỷ"
"Quốc hội được mượn hội trường Bộ Quốc phòng để họp, không tính phí, kể cả khâu phục vụ, chỉ phải chi phí ăn, ở cho đại biểu về họp. Không có cơ sở nói Quốc hội họp 1 ngày tốn 1 tỷ đồng" - Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc nói.
Họp báo kết thúc kỳ họp thứ 6 chiều 29/11, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc nhận yêu cầu xác minh thông tin về chi phí cho Quốc hội làm việc. Trong phiên thảo luật việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí tại kỳ họp này, có đại biểu Quốc hội đã phát biểu đây là lỳ họp kéo dài kỷ lục (40 ngày) mà chương trình "lỏng", có thể cắt giảm 5-6 ngày. Mỗi ngày QH làm việc tốn 1 tỷ đồng. Cần tiết kiệm trong chính việc họp Quốc hội".
Ông Nguyễn Hạnh Phúc giải thích, chương trình kỳ họp được xây dựng qua nhiều quy trình, được gửi đến tất cả các đoàn đại biểu, các đại biểu để xin ý kiến. Văn phòng Quốc hội sau đó mới tập hợp ý kiến để hoàn chỉnh đề cương báo cáo UB Thường vụ. Được Thường vụ chấp thuận, chương trình cũng phải được toàn thể Quốc hội biểu quyết một lần nữa tại phiên họp trù bị trước khi khai mạc kỳ họp, được thông qua mới tiến hành thực hiện.
Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc.
Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội khẳng định không thể bỏ nội dung nào trong chương trình nghị sự kỳ này. Kỳ họp thứ 6 kéo dài hơn vì có nội dung công tác nhân sự.
"Làm nhân sự phải chặt chẽ, cẩn trọng, đúng quy trình. Ví dụ, chỉ một đề xuất xin tăng số lượng Phó Thủ tướng trong Chính phủ cũng cần một ngày cho đại biểu thảo luận, không thể làm kiểu... gộp. Vì vậy, dù đại biểu mong muốn, UB Thường vụ cũng tìm hướng giảm thời lượng họp nhưng không được" - ông Phúc nêu vấn đề.
Về thông tin phải chi phí 1 tỷ đồng/ngày Quốc hội họp, Chủ nhiệm Nguyễn Hạnh Phúc cho là không có cơ sở. Ông Phúc phân tích, Quốc hội họp tại Hội trường Bộ Quốc phòng là địa điểm được cho mượn, không tính chi phí, kể cả vấn đề phục vụ của đội ngũ an ninh, hậu cần... Theo đó, vấn đề cần phải lo chỉ là chi phí ăn ở, đi lại cho đại biểu về họp như tiền khách sạn, xe đưa đón...
Phủ nhận con số 1 tỷ đồng nhưng người đứng đầu Văn phòng Quốc hội cũng không nêu ra một con số khác vì theo lý giải, kỳ họp này chưa kết toán và mỗi kỳ có số chi phí khác nhau.
Ngoài nội dung này, buổi họp báo kết thúc kỳ họp ghi nhận nhiều câu hỏi về vấn đề thông qua Hiến pháp sửa đổi và luật Đất đai sửa đổi.
Về công tác chuẩn bị cho phiên biểu quyết thông qua Hiến pháp, còn đôi chút lăn tăn vì sự cấp gáp trong khâu cung cấp tài liệu bản dự thảo, báo cáo giải trình, tiếp thu sau cùng trình Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu khẳng định, công việc chuẩn bị để trình thông qua Hiến pháp là cả quá trình công phu, chặt chẽ. Gần 3 năm từ khi có bản dự thảo đầu tiên đến thời điểm này, UB Thường vụ đã cho ý kiến qua cả chục phiên họp, Quốc hội cũng thảo luận qua 3 kỳ. Kỳ họp này có 3 ngày dành riêng cho Hiến pháp (1 ngày thảo luận tại tổ, 1 ngày thảo luận hội trường, 1 ngày cho đại biểu nghiên cứu, ghi ý kiến về từng điều khoản, câu chữ cụ thể và viết phiếu xin ý kiến.
"Ban Biên tập phải rất gấp rút để tập hợp phiếu xin ý kiến này, hoàn chỉnh trình Quốc hội nên không có lý do gì khác về việc tài liệu đến chậm trễ là vì thời gian dành cho công việc rất gấp gáp" - ông Lưu nói.
Kết quả biểu quyết, theo ông Lưu, đã thể hiện sự đồng thuận cao. Còn 2 đại biểu không biết quyết, Phó Chủ tịch Quốc hội khẳng định đó là quyền của đại biểu, UB Thường vụ cũng như UB Dự thảo sửa đổi Hiến pháp không áp đặt bất cứ vấn đề gì.
Phó Chủ tịch Uông Chu Lưu bình luận thêm: "Đúng là nội dung Hiến pháp còn điều này khoản kia có ý kiến khác nhau nhưng khi kết quả đã thể hiện nguyện vọng của đại đa số, 100% đại biểu tán thành Nghị quyết về việc thi hành Hiến pháp mới chứng tỏ ý thức trách nhiệm rất cao của mỗi đại biểu".
Về luật Đất đai, tham gia buổi họp báo, Bộ trưởng TN-MT Nguyễn Minh Quang trao đổi thêm về việc điều chỉnh lần chót Điều 62 quy định về thu hồi đất phục vụ dự án phát triển kinh tế xã hội trong bản dự thảo trình Quốc hội thông qua. Cụ thể, cơ quan soạn thảo đã sửa tên điều khoản này theo hướng đảo nội dung "thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội" lên vế trước, đưa cụm từ "vì lợi ích quốc gia, công cộng" xuống vế sau như một điều kiện ràng buộc.
"Quy định như vậy, tinh thần cơ bản vẫn giữ nguyên như trước nhưng điều luật chặt chẽ hơn. Điều đó có nghĩa, dự án phát phát triển nào mà vì lợi ích quốc gia, công cộng thì mới được thu hồi đất. Quy định như vậy để loại bỏ những dự án đơn thuần vì lợi ích nhà đầu tư thì không được áp dụng thu hồi đất" - Bộ trưởng Nguyễn Minh Quang chỉ rõ.
Người đại diện cơ quan soạn thảo khẳng định, vấn đề thu hồi đất sau này sẽ rất chặt chẽ, sẽ khắc phục được tình trạng tràn lan, phức tạp như vừa qua, vì yêu cầu phục vụ phát triển đã nảy sinh rất nhiều vấn đề, nảy sinh khiếu kiện lớn khi nhà nước thu hồi đất cho những dự án này.
P.Thảo
Theo Dantri
Bế mạc kỳ họp Quốc hội đặc biệt quan trọng Chiều qua 29.11, phát biểu tại phiên bế mạc kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa 13, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nhấn mạnh đây là kỳ họp đặc biệt quan trọng, trong đó có xem xét, thông qua Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng phát biểu tại phiên bế mạc - Ảnh: Ngọc...