Sứa muối xuất khẩu của Hà Tĩnh khiến khách hàng nội địa “mê mẩn”
Do ảnh hưởng dịch Covid-19, các cơ sở sản xuất sứa chân muối xuất khẩu ở Hà Tĩnh đã lựa chọn thị trường nội địa để tiêu thụ, bước đầu được khách hàng đón nhận nhiệt tình.
Sản phẩm sứa chân muối xuất khẩu của Hà Tĩnh lần đầu tiên tung ra thị trường nội địa.
Năm 2020, tại làng sứa (nuốt) truyền thống Bắc Kinh (xã Ích Hậu, huyện Lộc Hà) trở nên sôi động, nhộn nhịp hơn. Bởi, so với những năm trước, năm nay những hộ sản xuất, kinh doanh có thêm sản phẩm sứa chân muối bán ra thị trường nội địa.
Ông Hồ Ngọc Thống, 57 tuổi, người có hơn 40 năm làm nghề sứa muối, cho biết: “Những năm trước đây, sản phẩm sứa chân muối của chúng tôi chỉ dành bán cho các doanh nghiệp xuất khẩu, chủ yếu là sang thị trường Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc… Tuy nhiên, năm nay ảnh hưởng dịch Covid-19, chúng tôi chọn bán ra thị trường trong nước. Dù giá có thấp hơn một chút, nhưng bù lại sản phẩm đang được khách hàng đón nhận nhiệt tình”.
Ông Hồ Ngọc Thống, chủ sản xuất, kinh doanh sứa ở thôn Bắc Kinh (xã Ích Hậu, huyện Lộc Hà).
Được biết, từ đầu vụ đến nay (khoảng 2 tháng), ông Thống đã bán ra thị trường trong và ngoại tỉnh khoảng 15 tấn sứa muối, trong đó có 8 tấn sứa chân.
Với giá thời điểm hiện tại là 60 ngàn đồng/kg sứa chân, 45 ngàn đồng/kg sứa thân, ông Thống thu về gần 800 triệu đồng.
Sứa muối là sản phẩm đặc sản của nhiều vùng ven biển Hà Tĩnh
Tuy sản lượng bán ra ít hơn, khoảng 5 tấn sứa chân muối, nhưng anh Trần Quốc Hùng, 36 tuổi, ở thôn Bắc Kinh lại có lượng khách hàng “ruột” ở nhiều tỉnh thành trong cả nước.
Anh Hùng cho biết: “Sau khi chào hàng bằng hình thức đăng sản phẩm lên mạng xã hội và gửi quà biếu cho người quen… hiện tại khách hàng của tôi đã phủ sóng rất nhiều tỉnh, thành trong cả nước, như: TP Vinh (Nghệ An), Bình Dương, TP. Hồ Chí Minh… Những khách hàng này, sau khi ăn sứa chân muối thì mê lắm. Có người trong một tuần đặt hàng đến 40 kg”.
Hiện tại, thôn Bắc Kinh có khoảng 15 hộ gia đình sản xuất, kinh doanh sứa. Từ đầu vụ tới nay, trung bình mỗi hộ bán ra thị trường khoảng 5 tấn các loại. Trong đó riêng sứa chân, ước tính toàn xã đạt 40 tấn, thu về khoảng 2,4 tỉ đồng.
Sản phẩm sứa chân muối được bà con thôn Bắc Kinh (Ích Hậu, Lộc Hà) ướp chè lá dung để đưa ra thị trường bán lẻ.
Sứa chân muối đang được khách hàng nội địa đón nhận nhiệt tình. Chị Đặng Thị Hồng, 40 tuổi, ở phường Nguyễn Du (TP Hà Tĩnh) cho biết: “Tôi nghe nói nhiều đến sứa chân muối xuất khẩu của Hà Tĩnh, nhưng chưa khi nào được thử. Vừa rồi, được biết trên thị trường Hà Tĩnh có sản phẩm này, nên tôi đã tìm mua. Tuy đắt một chút, nhưng sứa chân muối ăn rất giòn và mát. Tôi đã giới thiệu cho bạn bè, nhiều người mê lắm…”.
Qua điện thoại, chị Nguyễn Thị Trang, 45 tuổi, ở TP Thủ Dầu 1 (Bình Dương) chia sẻ: “Sau khi dùng thử thấy sản phẩm sứa chân muối của Hà Tĩnh rất ngon nên tôi đã kinh doanh mặt hàng này. Phản ứng của khách hàng rất tốt. Hiện tại, mỗi tuần tôi lại nhập hàng từ Hà Tĩnh 1- 2 lần, mỗi lần từ 3-5 tạ sứa chân muối”.
Bà Bùi Thị Xanh, 65 tuổi (Ích Hậu, Lộc Hà) là khách hàng thường xuyên của món sứa chân muối từ đầu mùa hè 2020 đến nay.
Là chủ cơ sở sản xuất sứa Thái Long, sản phẩm được chứng nhận sản phẩm OCOP Hà Tĩnh, chị Trần Thị Long (xã Xuân Yên, huyện Nghi Xuân) chia hay: “Trung bình mỗi năm, cơ sở của chúng tôi sản xuất và bán ra thị trường khoảng 20 tấn sứa.
Trong đó, tập trung vào sản phẩm sứa chân muối để xuất khẩu vì đây là sản phẩm cao cấp có giá thành cao. Tuy nhiên, ứng biến với tình hình dịch Covid-19, năm nay, chúng tôi quyết định hướng đến thị trường nội địa. Trái với sự lo lắng ban đầu là khó tiêu thụ thì cho đến nay chúng tôi đã nhận được nhiều tín hiệu lạc quan từ sự đón nhận của khách hàng”.
Cầu 950 tỷ dài nhất miền Trung dần thành hình
Cầu Cửa Hội bắc qua sông Lam nối thị xã Cửa Lò (Nghệ An) và huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) có tổng mức đầu tư 950 tỷ. Công trình dự kiến hợp long vào tháng 9 sau hơn 1 năm thi công.
Công trường cầu đường bộ qua sông dài nhất miền Trung Sau hơn 1 năm thi công, cầu Cửa Hội bắc qua sông Lam nối Nghệ An và Hà Tĩnh dự kiến hợp long vào tháng 9/2020. Cây cầu dài 5,3 km với mức tổng đầu tư 950 tỷ đồng.
Cầu Cửa Hội bắc qua sông Lam nối thị xã Cửa Lò (Nghệ An) và huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) được Bộ Giao thông vận tải phê duyệt với tổng mức đầu tư 950 tỷ đồng, trong đó nguồn vốn trái phiếu Chính phủ là 450 tỷ đồng, ngân sách địa phương 500 tỷ đồng (Nghệ An và Hà Tĩnh, mỗi tỉnh 250 tỷ đồng).
Cầu có chiều dài cầu và đường hai đầu là 5,3 km, trong đó phần cầu 1,7 km. Đây được xem là cầu đường bộ dài nhất miền Trung sau khi hoàn thành. Phá kỷ lục cầu Đà Rằng mới bắc qua sông Ba đoạn qua TP Tuy Hòa (Phú Yên) dài 1,6 km.
Cầu Cửa Hội được khởi công tháng 2/2019 với thời gian thi công theo kế hoạch là 18 tháng. Đến thời điểm này, việc thi công công trình đã đạt hơn 70% khối lượng công việc.
Cầu được chia làm 2 gói thầu chính, trong đó một gói thầu thuộc phạm vi thi công phía tỉnh Nghệ An, gói còn lại thuộc phạm vi thi công phía tỉnh Hà Tĩnh. Cầu có 37 nhịp, hiện phần cầu chính cơ bản đã xong toàn bộ phần hạ bộ, cầu dẫn phía hai đầu cầu; phần đúc dầm, lao lắp dần hoàn thiện.
Riêng 2 trụ chính của cầu đã đúc hẫng đến K6, khoảng 25/29 m tháp. Đối với phần đường hai đầu cầu, cơ bản hoàn thành phần nền đường và triển khai các bước tiếp theo.
"Công trình dự kiến hoàn thành và đưa vào sử dụng vào tháng 9/2020 nhưng do dịch Covid-19 kéo dài nên việc nhập khẩu vật liệu thép cường độ cao để phục vụ cho đúc dầm dự ứng lực từ Trung Quốc bị đình trệ mất gần 3 tháng, ảnh hưởng rất lớn đến tiến độ công trình", ông Phúc nói.
Đến nay, Nghệ An đã bố trí được 134,2 trong số 250 tỷ đồng còn tỉnh Hà Tĩnh đã bố trí được 92,3 trong số 250 tỷ đồng. Ông Mai Thanh Phúc, Phó trưởng phòng điều hành dự án thuộc Ban Quản lý dự án 6, Bộ GTVT, cho biế công trình dự kiến hợp long và thông xe kỹ thuật vào tháng 9/2020. Phấn đấu đến cuối năm 2020, công trình hoàn thành và được đưa vào sử dụng
Các hạng mục thi công kết cấu phần dưới của công trình cơ bản xong, hiện nay, các nhà thầu thầu đang tập trung triển khai kết cầu phần trên, trong đó có phần cầu chính Extradose (cầu dầm, cáp hỗn hợp).
Anh Điệp, công nhân đang xây dựng cầu cho biết rất vui khi cây cầu nối 2 tỉnh sắp hoàn thành. "Cầu hoàn thành không những giúp đi lại thông suốt, dễ dàng giữa hai tỉnh mà còn giúp phát triển kinh tế địa phương", anh nói.
Cầu Cửa Hội sau khi hoàn thành sẽ kết nối với quốc lộ 8B và quốc lộ 1 sẽ giảm tải giao thông trên tuyến. Đồng thời, dự án sẽ góp phần hoàn thiện tuyến đường bộ ven biển qua hai tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh và cải thiện hệ thống giao thông giữa hai bờ sông Lam.
Bác sỹ Bệnh viện Nhi Trung ương điều trị cho bệnh nhân tuyến huyện Hà Tĩnh Từ đầu năm đến nay, các bác sỹ Bệnh viện Nhi Trung ương đã khám, chẩn đoán và điều trị cho 4.500 bệnh nhi tại Bệnh viện Đa khoa Nghi Xuân (Hà Tĩnh), trong đó có 916 bệnh nhân điều trị nội trú. Thạc sỹ, bác sỹ Lê Thị Kim Oanh - Trung tâm Chăm sóc sức khỏe ban đầu - Bệnh viện...