Sửa Luật Hình sự: Đủ 14 tuổi chịu trách nhiệm hình sự là phù hợp?
Theo nhiều ý kiến, trẻ bây giờ phát triển rất sớm nên việc quy định người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự là rất cần thiết.
Trong điều 12 Bộ luật Hình sự hiện hành quy định “Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về các tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng”.
Dự thảo Bộ luật lần này, Điều 12 kế thừa quy định của Bộ luật Hình sự hiện hành nhưng chỉ rõ hơn những tội phạm cụ thể mà người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự. Cụ thể “Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội giết người, tội hiếp dâm, tội hiếp dâm trẻ em, tội cưỡng dâm trẻ em, tội cướp tài sản, tội cưới giật tài sản và tội rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng theo các quy định của pháp luật.
Ông Nguyễn Quốc Việt, nguyên Vụ trưởng Vụ Pháp luật hình sự hành chính, Bộ Tư pháp cho rằng, việc quy định chung chung như Luật hiện hành các em rất khó hiểu, mà người lớn cũng không thể hình dung ra tội nào là tội rất nghiêm trọng do cố ý, tội nào là tội đặc biệt nghiêm trọng. Từ đó việc giáo dục các em trong nhà trường, trong môn GDCD còn hạn chế. Dự thảo luật lần này đã nói rõ, các em từ đủ 14 đến 16 tuổi là phải chịu trách nhiệm về 22 tội cụ thể, mà ở lứa tuổi đó các em nhận thức được. Ví dụ như các tội rất cụ thể như giết người, cướp của, hiếp dâm, trộm cắp, cướp giật…
Ông Nguyễn Túc
Ông Nguyễn Túc, Ủy viên Đoàn Chủ tịch, Chủ nhiệm Hội đồng Tư vấn các vấn đề văn hóa xã hội của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cũng cho rằng, trẻ bây giờ phát triển rất sớm kể cả vấn đề sinh lý, kể cả vấn đề cơ thể nên việc quy định người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về các tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng là rất cần thiết.
Cần tăng cường giáo dục phòng ngừa hơn xử lý hình sự
Theo Giáo sư Nguyễn Lang, Ủy viên Hội đồng Tư vấn Kinh tế, Ủy Ban Trung ương MTTQ Việt Nam, trong những năm gần đây, tình hình tội phạm là người vị thành niên có chiều hướng tăng lên nên cần thiết phải có quy định từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về các tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng.
Giáo sư Nguyễn Lang
Theo ông Nguyễn Văn Chương, Phó ban Pháp luật, Hội Cựu chiến binh Việt Nam cho rằng, dự thảo Luật cần làm rõ những tội cụ thể mà người chưa thành niên từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự, bởi theo quy định hiện hành, diện các tội phạm mà trẻ em phải chịu trách nhiệm hình sự là khá rộng. Cùng với đó, trong thực tế số trường hợp trẻ em từ đủ 14 tuổi đến 16 tuổi tự mình thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng là không nhiều, chủ yếu tập trung vào một số tội thuộc nhóm các tội phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm con người… Vì vậy, việc xử lý hình sự đối với trẻ vị thành niên trong những trường hợp này có phần quá nghiêm khắc, ít có tác dụng giáo dục, phòng ngừa, giúp các em nhận ra và sửa chữa lỗi lầm của bản thân.
“Ban soạn thảo cần khoanh lại một số tội mà người chưa thành niên ở độ tuổi này hay thực hiện, đồng thời quy định rõ những tội danh cụ thể thuộc một số nhóm tội phạm mà người đủ 14 đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự, như: các tội phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự con người; các tội phạm về ma túy; tội phạm xâm phạm trật tự an toàn xã hội”- ông Nguyễn Văn Chương kiến nghị.
Video đang HOT
Bà Nguyễn Thị Kim Dung, Phó Ban Chính sách pháp luật, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam thì cho rằng, cần xem xét đến đặc điểm tâm sinh lý của trẻ chưa thành niên, biện pháp thay thế sẽ mang tính chất nhân văn. Ví dụ, trong một vụ án, người phạm tội và nạn nhân đều là trẻ vị thành niên thì cần phải xem xét cụ thể. Dự án Luật cần có quy định cụ thể để bảo đảm quyền lợi chính đáng và sự công bằng giữa hai bên, người phạm tội vị thành niên và nạn nhân vị thành niên. “Đối với trẻ em phạm tội, cần tăng cường các biện pháp giáo dục phòng ngừa hơn là chính sách xử lý hình sự vì thực tế, việc xử lý hình sự nhiều khi không có tác dụng so với các biện pháp khác trong thực tiễn”./.
Thanh Hà- Minh Hòa
Theo_VOV
Chuyên gia tội phạm học nói gì về vụ thảm sát ở Bình Phước?
Sự chuẩn bị tâm lý vững vàng đã giúp Nguyễn Hải Dương chủ động trong việc xử lý các tình huống trong quá trình gây ra vụ thảm sát ở Bình Phước.
Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bình Phước đã ra quyết định khởi tố bị can, bắt giam Nguyễn Hải Dương (SN 1991 trú tại An Giang) và Vũ Văn Tiến (SN 1991, trú tại Bình Phước) để điều tra hành vi "Giết người" và "Cướp tài sản" trong vụ thảm sát ở Bình Phước khiến 6 người trong một gia đình thiệt mạng.
Hơn một tuần sau khi xảy ra vụ thảm sát, song dư luận vẫn chưa hết bàng hoàng, phẫn nộ khi Nguyễn Hải Dương chưa hề có tiền án tiền sự, thân nhân tốt, qua lời khai lại có thể giết người một cách tàn độc. Liên quan đến vấn đề này, phóng viên VOV.VN phỏng vấn Trung tá, TS Hà Thị Hồng Lan-Phó Giám đốc Trung tâm nghiên cứu tội phạm học và điều tra tội phạm (Học viện Cảnh sát nhân dân).
Trung tá, TS Hà Thị Hồng Lan
Thói quen tiêu xài, hưởng thụ của giới trẻ
PV: Thưa bà, vì lý do và động cơ gì khiến một thanh niên chưa hề có tiền án, tiền sự, có nhân thân tốt có thể ra tay tàn độc đến vậy?
TS Hà Thị Hồng Lan: Như cơ quan điều tra đã cung cấp thông tin, việc Dương ra tay giết hại cả gia đình ông Mỹ xuất phát từ lý do và động cơ chính sau:
Một là vì hận tình: Đây là lý do chính dẫn đến hành động tàn sát hết sức dã man của hung thủ. Vốn được gia đình nạn nhân chiều chuộng và đã quen với cuộc sống trong nhung lụa, nên Dương quá kỳ vọng vào cơ hội "đổi đời" nếu có được tình yêu với Ánh Linh. Đến khi bị gia đình người yêu ngăn cấm, bị người yêu chia tay và nhất là khi biết tin Ánh Linh đã có người yêu mới thì Dương đã bị "sốc nặng", lòng hận thù đã khiến Dương lên kế hoạch trả thù cả gia đình người yêu.
Hai là để chiếm đoạt tài sản: Biết gia đình ông Mỹ giàu có, trong khi bản thân Dương đang quen với cuộc sống hưởng thụ nên nhu cầu cần tiền để tiêu xài lại càng nung nấu, thúc đẩy Dương ra tay.
Dương đã có sự chuẩn bị khá kỹ càng về tâm lý để lên kế hoạch sát hại gia đình ông Mỹ một cách lạnh lùng, không thương tiếc và sau đó là sự chuẩn bị tâm lý vững vàng để đối mặt với lực lượng Công an.
PV: Dưới góc độ nghiên cứu về tội phạm, bà nhận định thế nào về tính chất, phương thức, thủ đoạn của hung thủ?
TS Hà Thị Hồng Lan: Dưới góc độ của người nghiên cứu về tội phạm, tôi cho rằng đây là vụ án đặc biệt nghiêm trọng, dã man và tàn độc nhất so với các vụ án giết người, cướp tài sản nghiêm trọng đã xảy ra trong thời gian qua.
Vụ án xảy ra với tính chất dã man, tàn độc và rất chuyên nghiệp. Cùng với động cơ đê hèn, hung thủ đã dùng phương thức, thủ đoạn hết sức tinh vi, xảo quyệt trong việc thực hiện hành vi phạm tội cũng như che giấu tội phạm. Hung thủ biết lợi dụng triệt để những mối quan hệ sẵn có với nạn nhân để thực hiện hành vi phạm tội một cách thuận lợi; sử dụng công cụ phương tiện gây án cực kỳ nguy hiểm; chuẩn bị tâm lý khá vững vàng để đối phó với cơ quan Công an.... Và cuối cùng là hậu quả mà hung thủ gây ra vô cùng lớn khi 6 người bị sát hại, gây tổn thất lớn về tinh thần cho thân nhân người bị hại, gây hoang mang trong dư luận xã hội và gây bất ổn cho tình hình an ninh trật tự tại địa phương...
Hai bị can Nguyễn Hải Dương và Vũ Văn Tiến
PV: Bà có thể phân tích về diễn biến tâm lý của Nguyễn Hải Dương-đối tượng khai nhận gây ra vụ thảm sát?
TS Hà Thị Hồng Lan: Thủ phạm đã có sự chuẩn bị khá vững vàng khi thực hiện kế hoạch phạm tội của mình. Quá trình thực hiện tội phạm và hậu quả tội phạm gây ra hoàn toàn thỏa mãn với mong muốn của thủ phạm. Sự chuẩn bị tâm lý vững vàng đã giúp cho thủ phạm chủ động trong việc xử lý các tình huống phát sinh trong quá trình thực hiện hành vi phạm tội cũng như tạo ra tình huống ngoại phạm để che mắt cơ quan Công an.
Có thể tóm tắt quá trình diễn biến tâm lý của thủ phạm như sau:
- Bị "sốc" (do thất tình, bị gia đình người yêu ngăn cản, không được hưởng cuộc sống sung sướng như trước đây, tương lai mù mịt, người yêu đã có người khác...) dẫn đến buồn chán, thất vọng và thù hận.
- Nung nấu ý định trả thù (lên kế hoạch gây án, chuẩn bị công cụ, phương tiện, lựa chọn thời điểm phạm tội, lôi kéo người khác cùng thực hiện hành vi phạm tội...).
- Thực hiện ý định trả thù dã man, không thương tiếc, bất chấp mọi thủ đoạn để đối phó.
- Kết thúc thù hận bằng việc tự sát (nhưng chưa kịp thực hiện thì bị bắt).
Nhìn nhận lại trách nhiệm hình sự đối với vị thành niên
PV: Những vụ án đặc biệt nghiêm trọng xảy ra liên tiếp trong thời gian qua, điển hình như vụ thảm sát ở Bình Phước là do đâu? Đâu là nguyên nhân cốt lõi, thưa bà?
TS Hà Thị Hồng Lan: Có rất nhiều nguyên nhân, nhưng theo tôi có một số nguyên nhân chính sau đây: Do thiếu sự tu dưỡng, rèn luyện nhân cách của một bộ phận giới trẻ hiện nay. Trong đó, nhiều em thích đua đòi, hưởng thụ, lười lao động, tham lam, ích kỷ....
Do sự quan tâm, giáo dục của gia đình, người thân chưa đúng mực khi quá tin tưởng, quá nuông chiều, ít quan tâm đến đời sống tinh thần của con em mình...
Bên cạnh đó, những hình ảnh bạo lực, phim xã hội đen; lối sống nặng về tranh đoạt vật chất, ăn chơi sa đọa, lười biếng, thích hưởng thụ, chạy theo đồng tiền bằng mọi giá... lan tràn trên sách báo, phim ảnh, internet, mạng xã hội đang hàng ngày, hàng giờ tác động, "thẩm thấu" vào nhận thức, lối sống, hành vi của không ít người, nhất là những người trẻ tuổi chưa có nhiều kinh nghiệm sống và kỹ năng sống.
Ngoài ra, chính sách pháp luật, nhất là pháp luật hình sự còn bộc lộ những bất cập, dễ bị lợi dụng để phạm tội. Cụ thể về chính sách hình sự đối với người chưa thành niên như Lê Văn Luyện (thời điểm gây án Luyện chưa đủ 18 tuổi), thủ phạm gây ra vụ thảm sát ở Bắc Giang thì hình phạt nghiêm khắc nhất là tù có thời hạn với mức cao nhất là 18 năm tù. Với mức phạt tù có thời hạn này vô tình là kẽ hở để đối tượng chưa thành niên lợi dụng phạm tội, nên tình trạng trẻ hóa tội phạm ngày càng có xu hướng gia tăng.
Lâu nay, chính sách hình sự của Nhà nước ta đối với việc truy cứu trách nhiệm hình sự người chưa thành niên là nhằm giúp đỡ, cải tạo, giáo dục để họ nhận ra sai lầm từ đó sửa chữa, tạo điều kiện để các em có khả năng tái hòa nhập cuộc sống. Vì thế, việc áp dụng trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội chưa thành niên đòi hỏi phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện. Tuy nhiên, với thực trạng gia tăng tội phạm vị thành niên với tính chất, mức độ ngày càng nghiêm trọng như hiện nay, chính sách hình sự như vậy đã thực sự hợp lý?
Vì vậy, luật nên quy định theo hướng mở, nghĩa là đối với những vụ án dã man, đặc biệt nghiêm trọng, người chưa thành niên gây cái chết với nhiều người thì quy định mức hình phạt cụ thể cho trường hợp đó, mà không theo quy định chung để đủ sức răn đe.
PV: Làm thế nào để hạn chế và ngăn ngừa mầm mống tội phạm, thưa bà?
TS Hà Thị Hồng Lan: Để hạn chế, phòng ngừa tình trạng này, cần phải tiến hành đồng bộ nhiều giải pháp, đòi hỏi nỗ lực của các cơ quan chức năng cũng như toàn xã hội. Cụ thể, tăng cường bồi dưỡng kỹ năng sống cho giới trẻ bằng nhiều phương pháp và hình thức khác nhau, đặc biệt là kỹ năng yêu và kỹ năng chia tay với tình yêu.
Một số gia đình cần thay đổi cách thức quan tâm, giáo dục đối với con trẻ: Không quá nuông chiều, không tạo cho con thói quen thích hưởng thụ, lười lao động...; cần quan tâm hơn nữa đến đời sống tinh thần của giới trẻ.
Quản lý chặt chẽ nguồn phim ảnh bạo lực, có nội dung không lành mạnh vốn được coi là một trong những nguyên nhân nảy sinh tội phạm hiện nay.
Bên cạnh đó, cần làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục về kiến thức pháp luật cũng như ý thức chấp hành pháp luật cho giới trẻ; Xử lý nghiêm minh hành vi vi phạm bằng các chính sách pháp luật, đặc biệt là pháp luật hình sự./.
Kim Anh
Theo_VOV
Thảm án ở Nam Định: Tâm sự buồn của người thoát chết Anh K. cho hay, đầu năm gia đình anh có ý định cơi nới, xây mở rộng nhà. Có thể vì sợ lún nhà (hai nhà sát nhau) nên chị Vóc mới nghĩ quẩn? Sau khi chôn cất mẹ và hai con xong, do vết thương nặng và chưa lành nên ngay trong ngày 12/4, anh Đỗ Văn K. (SN 1984) đã được...