Sửa Luật Điện lực: Vẫn nóng việc đầu tư tư nhân vào truyền tải
Quốc hội đang tiếp tục thảo luận về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 8 Luật; trong đó có Luật Điện lực.
Xung quanh vấn đề này, nhiều ý kiến đóng góp cho thấy sự cần thiết phải sửa đổi, cho phép tư nhân đầu tư xây dựng lưới điện truyền tải nhưng cần nhắc, thận trọng để đảm bảo tính hợp lý, hài hòa lợi ích người dân, doanh nghiệp và nhà nước.
Giám sát kỹ thuật phòng ngừa sự cố và giảm tổn thất điện năng tại Trạm biến áp 220kV Mỹ Phước. Ảnh minh họa: Ngọc Hà/TTXVN
Theo đại diện Ban Quản lý Năng lượng, Tập đoàn T&T, hiện tập đoàn tham gia đầu tư mạnh vào điện gió, điện mặt trời với hàng nghìn MW. Lưới điện truyền tải hiện vẫn chưa có sự đồng bộ với tốc độ phát triển nguồn điện từ năng lượng tái tạo, nên việc cho phép và thu hút tư nhân làm sẽ giúp tháo gỡ điểm nghẽn trong các tuyến đường dây truyền tải.
Cùng quan điểm này, Bộ Công Thương cho biết, trong bối cảnh có nhiều thay đổi lớn với sự tham gia nhiều hơn của các thành phần kinh tế tư nhân, bao gồm cả các nhà đầu tư nước ngoài cũng như sự xuất hiện của các nguồn năng lượng tái tạo ngày càng nhiều, do đó chính sách sửa đổi quy định tại Luật Điện lực phù hợp với thực tiễn hiện nay.
Việc cho phép tư nhân tham gia đầu tư lưới truyền điện đươc đánh giá sẽ giúp nhà nước kiểm soát, không có biến động lớn vào giá bán điện, an ninh hệ thống điện. Người dân cũng không phát sinh thêm chi phí. Còn doanh nghiệp nhà nước sẽ được giảm bớt gánh nặng đầu tư lưới điện truyền tải.
Bộ này đề nghị sửa đổi nhằm huy động mọi nguồn lực để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, khơi thông các “điểm nghẽn” để giải toả công suất cho các dự án điện, nhất là các dự án điện năng lượng tái tạo đã đi vào vận hành. Sửa đổi lần này cho phép xã hội hoá để tư nhân đầu tư vào truyền tải điện nhằm giải tỏa công suất các nhà máy điện năng lượng tái tạo, không để lãng phí nguồn lực xã hội khi đã đầu tư các nhà máy điện.
Bộ Công Thương cho hay, khai thác năng lượng tái tạo rất quan trọng trong giai đoạn hiện nay vì thế, đầu tư năng lượng tái tạo với hệ thống truyền tải và tích điện, lưu trữ điện năng sạch của các nhà máy điện tái tạo rất cần thiết. Theo đó, mục tiêu sửa đổi này là để tư nhân đầu tư trạm và đường dây từ 220 kV trở xuống, tuân thủ quy định về vận hành, điều độ, giá truyền tải điện do Tổng công ty truyền tải điện quốc gia quy định. Về quyền đấu nối, các nhà đầu tư phải đạt các tiêu chuẩn của ngành điện.
Video đang HOT
Nhiều nhà đầu tư đang rất mong chờ việc sửa đổi, giúp họ có thể tham gia vào lĩnh vực truyền tải điện. Tuy vậy, theo chuyên gia Cấn Văn Lực, trong truyền tải điện, nhưng các khâu như vận hành, bảo dưỡng đường dây thì cũng liên quan đến truyền tải điện, nên phải có quy định rõ ràng. Nhà đầu tư tham gia thế nào, tới đâu cần có sự tính toán, cân nhắc để đảm bảo lợi ích của họ, lợi ích nhà nước và đảm bảo an ninh năng lượng.
Thực tế, việc cho phép nhà đầu tư tham gia lưới điện cũng đặt ra lo ngại thay vì “độc quyền nhà nước” trong truyền tải sẽ chuyển sang thành “độc quyền tư nhân”.
Theo chia sẻ của đại diện Tổng công ty Truyền tải điện quốc gia (EVNNPT), cần có quy định rõ ràng, tránh tình trạng khi muốn huy động thì nhà đầu tư tư nhân không hợp tác. Đã có trường hợp nhiều nhà đầu tư cũng tham gia làm trạm biến áp 110 kV, nhưng họ không cho các dự án của nhà đầu tư khác đấu nối, để đảm bảo lợi nhuận cho mình.
Theo ông Bùi Văn Kiên, đại diện EVNNPT, hệ thống đường truyền tải điện quốc gia nên chia làm 3 mức độ, trục xương sống 500 kV, trục khu vực 110 kV-220 kV và đường dây truyền tải phục vụ đấu nối các nhà máy vào hệ thống điện. Ở trục đường chính và khu vực, có thể để khu vực nhà nước; còn trục truyền tải phục vụ đấu nối các nhà máy điện vào hệ thống có thể để các nhà đầu tư tư nhân.
Các chuyên gia cũng cho rằng, bên cạnh việc cho phép tư nhân đầu tư, thì cũng cần phải có những cơ chế pháp luật rõ ràng, thỏa thuận đấu nối… tránh những vướng mắc sau này.
Theo đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội Vũ Thị Lưu Mai, nhà nước thu hút mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư xây dựng lưới điện truyền tải, nhà nước vận hành lưới điện truyền tải, trừ lưới điện cho các thành phần kinh tế ngoài nhà nước đầu tư xây dựng.
Quy định như trên chưa rõ về mặt nội dung, chưa phân định cụ thể giữa phạm vi độc quyền và không độc quyền, có thể dẫn đến tùy tiện trong áp dụng. Do vậy, đề nghị quy định cụ thể, phân định rõ loại lưới điện truyền tải nào các thành phần kinh tế tư nhân được đầu tư xây dựng, quản lý, vận hành và thuộc loại nào do nhà nước quy hoạch và chỉ giao EVN thực hiện.
Ngoài ra, cần quy định rõ về mặt thẩm quyền quyết định lựa chọn nhà đầu tư; quy định cụ thể trách nhiệm của từng chủ thể trong quá trình vận hành, trách nhiệm quản lý nhà nước, trách nhiệm của doanh nghiệp được phép đầu tư. Về tính an toàn của hệ thống, theo dự thảo luật thì sau khi đầu tư xây dựng, tư nhân có thể tham gia vận hành và việc này sẽ dẫn đến thực tế trong cùng một hệ thống sẽ có những chủ thể vận hành khác nhau.
“Nếu không thận trọng sẽ dẫn đến mất an toàn của hệ thống. Vì vậy, tôi cho rằng cần cân nhắc thận trọng, tránh gây ra hậu quả sau này”, đại biểu Vũ Thị Lưu Mai đề xuất.
Nghị quyết 55 của Bộ Chính trị đặt ra mục tiêu cần có các cơ chế thu hút nguồn lực trong truyền tải điện, song phải tách bạch rõ độc quyền nhà nước trong vận hành, điều độ truyền tải để vận hành.
Theo Bộ Công Thương, có thể xác định được phạm đầu tư của khối tư nhân, cơ chế để họ thu hồi chi phí. Các đơn vị đầu tư quản lý vận hành có quyền, trách nhiệm như nhau về giá truyền tải, thu hồi chi phí, quản lý vận hành… Nhà nước sẽ nắm việc điều độ hệ thống, đảm bảo an ninh truyền tải, vận hành hệ thống điện…
Điện lực miền Bắc đặt mục tiêu khởi công 97 dự án điện 110 kV
Tổng công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC) cho hay, trong năm 2022, các đơn vị quản lý dự án phấn đấu hoàn thành khởi công 97 dự án và đóng điện 81 dự án lưới điện 110 kV; nâng cao chất lượng vật tư thiết bị đưa vào công trình.
Thí nghiệm định kỳ máy biến áp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. Ảnh tư liệu: Ngọc Hà/TTXVN
Ông Nguyễn Đức Thiện, Tổng giám đốc EVNNPC cho hay, để hoàn thành mục tiêu trên, lãnh đạo tổng công ty sẽ tiếp tục làm việc với các tỉnh có khó khăn giải phóng mặt bằng, hướng tuyến, vị trí trạm, quy hoạch, để tháo gỡ nhằm đẩy nhanh tiến độ các dự án.
Ông Thiện cũng đề nghị lãnh đạo đơn vị quản lý dự án có biện pháp tập trung đôn đốc triển khai các dự án để hoàn thành đóng điện theo thứ tự ưu tiên. Các Ban quản lý dự án cần có kế hoạch nâng cao chất lượng kiểm tra, thẩm định, trao đổi về quy mô và giải pháp kỹ thuật trước khi trình duyệt. Đặc biệt, Ban quản lý dự án cần chủ động bám sát Sở Công Thương các tỉnh để sớm thẩm định các dự án.
Để đảm bảo chất lượng và tiến độ dự án, EVNNPC sẽ lựa chọn nhà thầu xây dựng có đủ năng lực, kinh nghiệm, cho các dự án; kiên quyết thay thế các nhà thầu chậm tiến độ hợp đồng; đồng thời áp dụng triệt để công tác số hóa trong đầu tư xây dựng và nghiên cứu ứng dụng công nghệ mới trong thiết kế, giám sát thi công, nhằm nâng cao chất lượng, triển khai dự án.
Theo báo cáo của Tổng công ty Điện lực miền Bắc, trong năm 2021, hoạt động đầu tư của Tổng công ty đối mặt với nhiều khó khăn, thử thách bởi ảnh hưởng nặng nề của dịch COVID-19; khí hậu cực đoan, triển khai tại các địa bàn đặc biệt giải phóng mặt bằng nhiều khu vực khó khăn (chuyển đổi đất rừng, dân không nhận tiền hoặc đòi hỗ trợ cao hơn nhiều so với phương án đền bù...) ảnh hưởng lớn tới đầu tư xây dựng, đặc biệt là tiến độ các dự án. Tuy nhiên, công tác đầu tư xây dựng đã hoàn thành rất tốt các nhiệm vụ năm 2021.
Cụ thể, với các dự án 110 kV, đến hết 31/12/2021, các đơn vị đã khởi công được 88 dự án 110 kV, đạt 112,8% kế hoạch EVN giao, tăng 7,3% so với năm 2020; đóng điện được 86 dự án đạt 106,2% kế hoạch EVN giao và tăng 2,4% so với năm trước.
Đối với các dự án lưới điện trung hạ thế năm 2021, EVNNPC đã đóng điện 104/104 dự án giảm tổn thất điện năng.
Đánh giá công tác đầu tư xây dựng năm 2021, ông Nguyễn Đức Thiện, Tổng giám đốc EVNNPC cho hay, trong năm 2021, đầu tư xây dựng của tổng công ty đã hoàn thành tốt mục tiêu đề ra, hoàn thành kế hoạch khởi công, đóng điện đúng tiến độ kế hoạch, đảm bảo chất lượng, cung cấp điện an toàn, đầy đủ, ổn định, phục vụ tốt nhất cho vận hành và kinh doanh của tổng công ty.
Mặc dù giá cả nguyên vật liệu đầu vào tăng đột biến, tuy nhiên công tác thẩm định phê duyệt các dự án đã đi vào nề nếp, tuân thủ theo đúng các quy định về đầu tư xây dựng. Lãnh đạo Tổng công ty đã chỉ đạo quyết liệt tháo gỡ những khó khăn vướng mắc đưa nhiều dự án đầu tư xây dựng vào vận hành, trong khi phải thực hiện các quy định phòng chống dịch của các địa phương, như đường dây 110 kV Sơn Tây - Phố Vàng, trạm biến áp 110 kV Tân Yên, đường dây Nam Định - Mỹ Lộc - Lý Nhân, Tuyên Quang - Sơn Dương, Bảo Thắng - Văn Bàn,...
Đặc biệt, tại các khu vực phụ tải phát triển nóng như Bắc Giang, Hải Phòng, Quảng Ninh, Tuyên Quang, Hà Giang, Ninh Bình, lãnh đạo tổng công ty đã làm việc với các tỉnh, chỉ đạo phối hợp, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, kết luận tiến độ từng dự án 110 kV trọng điểm tại các địa phương.
Các ban quản lý dự án đã phối hợp chặt chẽ với các để thống nhất kế hoạch cắt điện thi công, thí nghiệm, nghiệm thu đóng điện; Nghiên cứu, đưa ra các giải pháp khắc phục khó khăn do thực hiện các kịch bản cách ly lực lượng vận hành, điều độ khi có dịch, tạo điều kiện phù hợp cho đơn vị thi công triển khai công tác xây lắp...
Dù vậy, ông Nguyễn Đức Thiện cũng nhận định, nhiều dự án có tiến độ lập hồ sơ, thẩm định phê duyệt chậm: công tác thỏa thuận tuyến với các địa phương gặp nhiều khó khăn do liên quan đến quy hoạch , phải thực hiện điều chỉnh quy hoạch điện lực, thủ tục thẩm định của cơ quan chuyên môn về xây dựng kéo dài do số lượng người ít.
Việc giải phóng mặt bằng gặp nhiều khó khăn, thủ tục đăng ký kế hoạch sử dụng đất ở các địa phƣơng qua nhiều cấp, dự án phải chuyển đổi đất rừng, ngƣời dân đòi hỏi mức đền bù cao đơn giá đƣợc duyệt. Ngoài ra, việc phải chấp hành những quy định về phòng chống dịch làm cho đầu tư xây dựng gặp nhiều khó khăn...
Quốc hội khai mạc kỳ họp bất thường, thông qua gói hỗ trợ quy mô lớn Sáng 4/1/2022, Quốc hội khóa XV khai mạc kỳ họp bất thường để xem xét, thông qua 4 nội dung mang tính cấp bách, trong đó có nghị quyết về chính sách tài khóa, tiền tệ phục hồi kinh tế - xã hội. Tại kỳ họp bất thường (kéo dài từ ngày 4/1-11/1/20220, Quốc hội sẽ xem xét, thông qua Luật sửa đổi,...