Sửa luật để chống bức cung, nhục hình
Ngày 6.6, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao Việt Nam phối hợp với Chương trình phát triển của Liên Hiệp Quốc (UNDP) tại Việt Nam tổ chức hội thảo quốc tế về Công ước chống tra tấn và các hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người.
Ảnh minh họa
Ông Vũ Hồng Nam, Trợ lý Bộ trưởng kiêm Chánh văn phòng Bộ Ngoại giao cho biết với vai trò là thành viên của Hội đồng Nhân quyền, Việt Nam đã tham gia ký Công ước chống tra tấn vào ngày 7.11.2013 và đang triển khai các bước tiếp theo để phê chuẩn công ước này trong năm 2014.
Tại hội thảo, các chuyên gia trong và ngoài nước đều đánh giá hệ thống pháp luật Việt Nam hiện hành về cơ bản đã quy định tương đối đầy đủ để bảo vệ quyền của người bị bắt, tạm giữ, tạm giam, ngồi tù theo tinh thần công ước. Tuy nhiên, đi vào một số vấn đề cụ thể vẫn còn một số điểm chưa tương thích nằm rải rác trong nhiều đạo luật liên quan đến chống tra tấn.
Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Anh, Vụ trưởng Vụ Pháp chế Bộ Công an cho biết trong năm 2015 – 2016, Việt Nam sẽ tiến hành sửa đổi, bổ sung hàng loạt đạo luật. Ông Trần Văn Dũng, Vụ Pháp luật hình sự Bộ Tư pháp cũng cho biết Bộ Tư pháp sẽ đề xuất Chính phủ trình Quốc hội sửa đổi, bổ sung nhiều đạo luật như luật Luật sư, luật Thi hành án hình sự, luật Tương trợ tư pháp… Về hướng sửa đổi, ông Dũng trình bày sẽ minh bạch hóa quá trình một người bị bắt tạm giam, lấy lời khai với sự tham gia nhanh nhất của luật sư và đại diện Viện KSND. “Luật sư có thể tiếp cận để bảo vệ thân chủ ngay từ thời điểm bị bắt giam. Ngoài ra, tăng cường các biện pháp kỹ thuật như lắp camera trong phòng hỏi cung, trong trường hợp bị cáo khai trước tòa bị bức cung thì tòa có thể yêu cầu cơ quan điều tra cung cấp”, ông Dũng nói và cho biết ngoài các hành vi bức cung nhục hình, các nhà làm luật sẽ tính toán để đưa các quy định sát hơn theo khái niệm tra tấn của Công ước LHQ.
Video đang HOT
Tại hội thảo, ông Manfred Nowak, cựu báo cáo viên đặc biệt của LHQ về tra tấn cho biết từ kinh nghiệm nhiều nước trên thế giới, cần phải có những cơ chế đặc biệt, trong đó có lực lượng điều tra về hành vi bức cung nhục hình độc lập với cảnh sát. Ngoài ra, phải tăng cường vai trò giám sát của báo chí… “Tại một số nước châu Âu, khi xảy ra việc người bị tạm giam tạm giữ bị thương thì cảnh sát phải chứng minh họ không sử dụng biện pháp tra tấn, nếu không chứng minh được thì đương nhiên bị khép tội tra tấn”, ông Manfred Nowak nói.
Cần tách trại giam ra khỏi Bộ Công an Nêu quan điểm của Bộ Tư pháp, ông Trần Văn Dũng cũng cho rằng, phải tách trại tạm giam và cơ quan điều tra thành 2 cơ quan độc lập không để Bộ Công an quản lý như hiện nay. “Nếu được như thế, tôi tin chắc giảm bức cung nhục hình là điều có thể”, ông Dũng nói.
Theo TNO
TP.HCM không có bức cung, nhục hình
Đó là báo cáo của đại diện Công an TP.HCM với Đoàn Công tác Ủy ban Tư pháp của Quốc hội song cũng có ý kiến băn khoăn, cho rằng chưa thuyết phục.
Trong 2 ngày 27 và 28/3, Đoàn Công tác Ủy ban Tư pháp của Quốc hội làm việc với các đơn vị công an, VKSND, bộ đội biên phòng, Cục Hải quan, Chi cục Kiểm lâm và Đoàn Luật sư TP.HCM về "Việc chấp hành Luật Tố tụng hình sự của các cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra". Ông Nguyễn Đình Quyền, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội, chủ trì buổi làm việc.
Cũng còn nhiều thiếu sót!
Thượng tá Võ Xuân Thanh, Phó Chánh Văn phòng Cơ quan CSĐT - Công an TP.HCM, đánh giá cơ quan hải quan, kiểm lâm, bộ đội biên phòng khi tiến hành một số hoạt động điều tra còn bộc lộ một số sơ hở, thiếu sót trong việc lập hồ sơ ban đầu; lấy lời khai đối tượng và người có liên quan; khám xét, thu giữ, bảo quản vật chứng và tài liệu liên quan đến vụ án. Bên cạnh đó, các vụ án do hải quan chuyển đến đôi khi không còn đối tượng (do đã xuất cảnh) hoặc công bố thông tin trên báo quá sớm khiến đối tượng liên quan kịp đối phó.
Ông Phạm Văn Gòn, Viện trưởng VKSND TP.HCM, báo cáo với Đoàn Công tác Ủy ban Tư pháp của Quốc hội.
Cán bộ các phòng an ninh, cảnh sát thuộc Công an TP.HCM được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phần lớn có trình độ tương đương cử nhân luật, nắm vững quy trình tố tụng nhưng ít được cập nhật các hướng dẫn dưới luật nên đôi khi xác định không chính xác dấu hiệu định tội.
Trong 3 năm (2011-2013), có 1.098 vụ bị VKSND trả hồ sơ để CQĐT điều tra bổ sung. Nghiêm trọng nhất là những vụ xác minh không đủ tiền án, tiền sự (là tình tiết tăng nặng hoặc định tội) và kết luận sai lai lịch bị can dẫn đến phải điều tra lại. Từ tháng 1/2011 đến tháng 12/2013, Công an TP.HCM có 26 trường hợp điều tra viên, cán bộ điều tra bị kỷ luật do làm sai công vụ.
Nhục hình tiền khởi tố ảnh hưởng quá trình điều tra
Báo cáo tại buổi làm việc, Thượng tá Võ Xuân Thanh khẳng định: "Trong 3 năm qua, toàn lực lượng CQĐT Công an TP.HCM không để xảy ra tình trạng phải bồi thường thiệt hại, bức cung, nhục hình. Nhục hình nếu có chỉ xảy ra chủ yếu ở giai đoạn tiền khởi tố". Thiếu tướng Phan Anh Minh, Phó Giám đốc Công an TP.HCM, cũng cho biết: "Thường do các điều tra viên bị thách thức, không kiềm chế được; nóng ruột với kết quả, vì sức ép nên làm những việc quá trách nhiệm của mình hoặc đối với tội phạm nguy hiểm mới dẫn đến tình trạng bức cung, nhục hình. Giải pháp tốt nhất chính là bản chất, khí chất của cán bộ. Do đó, khi lựa chọn điều tra viên, cần chọn những người không xuất thân từ những gia đình có bạo hành hoặc cha mẹ chia tay".
Luật sư Trương Trọng Nghĩa, Đoàn Đại biểu Quốc hội TP.HCM, cho rằng: "Nếu trước khi khởi tố mà đã bức cung, nhục hình, đánh người ta đến mức phải nhận tội thì rõ ràng ảnh hưởng rất lớn đến quá trình điều tra".
Tuy nhiên, ông Nghĩa cũng nhìn nhận báo cáo của Công an TP.HCM khẳng định không có oan sai, không có bức cung, nhục hình là điều đáng ghi nhận. Công an TP.HCM cần phải nêu ra những biện pháp để giám sát việc chống bức cung, nhục hình trong quá trình điều tra, khởi tố vụ án.
Ông Nguyễn Mạnh Cường, Ủy viên Thường trực Ủy ban Tư pháp của Quốc hội, băn khoăn: "Hầu như trong thực tế, hành vi bức cung, dùng nhục hình chỉ bị truy tố khi bị can, bị cáo chết hoặc vụ việc oan sai được phát hiện. Thời gian qua, vẫn còn nhiều vụ bức cung, dùng nhục hình xảy ra trên cả nước. Phải chăng chỉ khi có chứng cứ chứng minh rất rõ ràng mới có thể khởi tố hành vi này? Nếu nói ở một địa bàn phức tạp như TP.HCM hoàn toàn không có bức cung, dùng nhục hình thì khó thuyết phục".
Kết luận về vấn đề này, ông Nguyễn Đình Quyền nhấn mạnh: "Để hạn chế thấp nhất việc bức cung, nhục hình, có thể dùng camera để giám sát, tuyên truyền đối với đội ngũ điều tra viên, cho luật sư tham gia ngay từ đầu vụ án... Tất cả những phương pháp này đều cần phải được nhân rộng toàn quốc".
Theo Người lao động
Nghi phạm chết trong nhà tạm giữ công an huyện Ba ngày sau khi đưa anh Việt về trụ sở lấy lời khai liên quan đến nghi án hiếp dâm trẻ em, công an huyện Thường Xuân (Thanh Hóa) thông báo, nạn nhân đã thắt cổ chết trong nhà tạm giữ. Hay tin anh Đỗ Duy Việt (47 tuổi, trú tại xã Luận Thành, huyện Thường Xuân, Thanh Hóa) chết trong nhà tạm...