Sửa đổi quy định diện tích đất tối thiểu sau khi tách thửa
UBND TPHCM vừa có quyết định sửa đổi, bổ sung một số điều của quy định diện tích đất tối thiểu sau khi tách thửa đã ban hành kèm Quyết định số 19/2009/QĐ-UBND.
Theo đó, UBND TP sửa đổi, bổ sung 3 nội dung chính gặp nhiều vướng mắc khi tiển khai quyết định 19/2009/QĐ-UBND trong thời gian qua: muốn tách thửa phải chuyển đổi mục đích sử dụng toàn bộ mảnh đất sang đất ở, tách thửa dưới mức tối thiểu quy định trong một số trường hợp đặc biệt, quy hoạch căn cứ để UBND quận – huyện xem xét cho tách thửa.
Người dân vẫn than phiền quy định diện tích đất tối thiểu sau khi tách thửa khiến họ gặp nhiều khó khăn khi muốn chia tài sản cho con cháu, bán một phần đất để lấy vốn làm ăn…
Cụ thể, theo quyết định cũ, khi có nhu cầu tách thửa đất để chuyển nhượng hay cho con cháu, một số nơi yêu cầu người dân phải chuyển đổi mục đích sử dụng toàn bộ mảnh đất sang đất ở, sau đó mới được tách thành nhiều thửa và đảm bảo diện tích tối thiểu theo quy định. Tuy nhiên, quyết định mới này cho phép người dân có thể chỉ chuyển mục đích sử dụng phần diện tích mảnh đất muốn tách thửa thành đất ở, sau đó làm thủ tục tách thửa theo quy định.
Về diện tích tối thiểu để tách thửa, quyết định mới vẫn giữ nguyên như quy định cũ. Tức là thửa đất mới hình thành và thửa đất còn lại, sau khi trừ lộ giới vẫn phải đảm bảo diện tích tối thiểu như sau:
Khu vực
Video đang HOT
Đất ở
Đất ở chưa có nhà (m2)
Đất có nhà hiện hữu (m2)
Khu vực 1: gồm các quận 1, 3, 4, 5, 6, 8, 10, 11, Gò Vấp, Bình Thạnh, Phú Nhuận, Tân Bình
50m2 và chiều rộng mặt tiền không nhỏ hơn 4m
45m2 và chiều rộng mặt tiền không nhỏ hơn 3m tại đường phố có lộ giới> 20m 36m2 và chiều rộng mặt tiền không nhỏ hơn 3m tại đường phố có lộ giới
Khu vực 2: gồm các quận 2, 7, 9, 12, Bình Tân, Tân Phú, Thủ Đức và các thị trấn, các huyện được quy hoạch đô thị hóa
80m2 và chiều rộng mặt tiền không nhỏ hơn 5m
50m2 và chiều rộng mặt tiền không nhỏ hơn 4m.
Khu vực 3: gồm các huyện Bình Chánh, Củ Chi, Hóc Môn, Nhà Bè, Cần Giờ, ngoại trừ các thị trấn, các huyện và khu vực thuộc huyện được quy hoạch đô thị hóa
120m2 và chiều rộng mặt tiền không nhỏ hơn 7m
80m2 và chiều rộng mặt tiền không nhỏ hơn 5m
Trong khoản 1, điều 4 của quyết định 19/2009/QĐ-UBND có cho phép những trường hợp hộ gia đình, cá nhân có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn hoặc khi thừa kế, hòa giải tranh chấp, có nhu cầu tách thửa thì UBND quận-huyện có thể linh động giải quyết cho tách thửa dưới mức diện tích tối thiểu theo quy định trên.
Tuy nhiên, trong quyết định 19/2009/QĐ-UBND chỉ quy định “UBND quận-huyện căn cứ quy hoạch, hạ tầng kỹ thuật đô thị, điều kiện để hợp khối, cảnh quan khu vực và quy chuẩn xây dựng để giải quyết (nhưng diện tích tối thiểu của các thửa đất hình thành không nhỏ hơn 25m2 đối với trường hợp đất ở)”. Quyết định này không có quy định đối với đất nông nghiệp nên thực tế phát sinh nhiều trường hợp tách thửa đất nông nghiệp dưới chuẩn lại không giải quyết được.
Trong quyết định mới, UBND TP bổ sung: “Căn cứ điều kiện thực tế, loại đất nông nghiệp tại địa phương để sử dụng vào mục đích nông nghiệp, nhưng diện tích tối thiểu của các thửa đất nông nghiệp hình thành không nhỏ hơn 300m2″.
Trong quyết định mới này, UBND TP cũng quy định rõ quy hoạch để UBND quận-huyện căn cứ cho tách thửa. Cụ thể, UBND quận-huyện căn cứ quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2.000 để xem xét giải quyết tách thửa, chuyển mục đích sử dụng đất sang đất ở của hộ gia đình, cá nhân trường hợp chưa có quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 thì căn cứ quy hoạch sử dụng đất để xem xét giải quyết.
Theo Dantri
Thu hồi bìa đỏ "ăn gian" của Trưởng ban Tổ chức Huyện ủy
UBND huyện Hương Sơn vừa giao Phòng Tài nguyên tiến hành thu hồi bìa đỏ cấp cho ông Phạm Văn Đào, Trưởng ban Tổ chức Huyện ủy, và thu hồi diện tích đất cấp thừa, đồng thời yêu cầu ông Đào tự tháo dỡ phần công trình xây dựng trên đất cấp trái phép
Theo đó, năm 1994, gia đình ông Đào được cấp 250m2 đất ở tại khối 1 thị trấn Phố Châu (Hương Sơn, Hà Tĩnh). Năm 2002, ông Đào đem chuyển nhượng cho người khác 90m2. Thế nhưng thay vì trừ đi phần đất mà ông Đào đã chuyển nhượng, bìa đỏ nhà ông lại được cộng thêm 157,4m2 đất nữa, nâng diện tích đất của ông Đào sau khi đã chuyển nhượng thành 317,4m2.
Đến năm 2007, ông Đào tiếp tục xin cấp lại bìa đỏ và lần này diện tích đất nhà ông lại "đẻ" ra thành 371m2.
Qua kiểm tra, cơ quan chức năng còn phát hiện ông Phạm Văn Đào đã nhận hàng chục triệu đồng tiền đền bù giải phóng mặt bằng vào đầu năm 2012 trong dự án giao thông nội thị, trong lúc không có bất kỳ người dân nào được nhận. Do vậy, UBND huyện cũng giao cho Ban bồi thường giải phóng mặt bằng phải thu hồi lại số tiền đền bù "oan" cho ông Trưởng ban Tổ chức Huyện ủy nói trên.
Theo Dantri
Chính quyền thua kiện người dân Ngày 27.9, TAND H.Châu Đức (Bà Rịa-Vũng Tàu) mở phiên tòa xét xử sơ thẩm và tuyên ông Trương Chí Thạnh (ngụ thị trấn Ngãi Giao) thắng kiện UBND huyện. Vào năm 2006, UBND H.Châu Đức ra quyết định thu hồi gần 400 m2 đất của ông Thạnh để làm đường giao thông. Theo đó, chỉ hỗ trợ vật kiến trúc và cây...