Sửa đổi luật BHXH để đảm bảo an sinh cho người lao động
Ông Lê Hùng Sơn, Phó tổng giám đốc BHXH Việt Nam, cho biết Bộ LĐ-TB-XH được Chính phủ giao chủ trì sửa luật BHXH.
Phương án trên là một trong nhiều phương án do các chuyên gia trong tổ soạn thảo đề xuất.
Lý giải về việc người lao động (NLĐ) ồ ạt rút bảo hiểm xã hội (BHXH) một lần trong thời gian qua, ông Phạm Minh Huân, nguyên Thứ trưởng Bộ LĐ-TB-XH, cho rằng: “Do một bộ phận NLĐ không có việc làm, thu nhập không ổn định; chính sách BHXH chưa đủ hấp dẫn; thủ tục rút BHXH một lần ngày càng dễ dàng; việc giải thích, tuyên truyền chưa tốt, chưa làm cho NLĐ thấy tin tưởng vào chính sách an sinh xã hội. Có người rút do khó khăn thực sự nhưng cũng có người rút theo phong trào vì họ thấy không yên tâm, liệu để tiền 20 – 25 năm nữa có bảo toàn được không, đến khi không đủ sức lao động có rút được hết hay không?”.
Theo ông Bùi Sỹ Lợi, nguyên Phó chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội, thực trạng NLĐ rút BHXH một lần không phải bây giờ mới có. Tuy nhiên, thời gian gần đây, tình hình căng thẳng hơn do nhiều doanh nghiệp bị thu hẹp sản xuất, giảm đơn hàng. “Cần tăng cường tuyên truyền, giải thích cho NLĐ hiểu, tiền của NLĐ vẫn là của NLĐ không mất đi, việc giữ lại BHXH là để đảm bảo an sinh xã hội lâu dài cho NLĐ”, ông Lợi nói.
Video đang HOT
Một trong những giải pháp quan trọng mà, theo ông Huân, các cơ quan BHXH và ngành LĐ-TB-XH có thể làm ngay là tuyên truyền, giải thích cho NLĐ cặn kẽ lợi ích cũng như thiệt thòi khi rút BHXH một lần. Ông cho biết: “Chúng ta phải công khai, minh bạch cho NLĐ thấy việc giữ BHXH như thế nào, đầu tư bảo toàn ra sao, rút thế nào… Ngoài ra, cơ quan chuyên môn phải giải đáp tất cả câu hỏi mà NLĐ đặt ra, có như vậy thì NLĐ mới yên tâm không rút BHXH một lần”.
Bên cạnh đó, theo ông Bùi Sỹ Lợi, các bên cần cùng vào cuộc đưa ra các giải pháp hỗ trợ khó khăn cho NLĐ trong lúc này. Về phía doanh nghiệp, chuyển sang làm luân phiên, giảm giờ làm để đảm bảo NLĐ vẫn có thu nhập. Đối với chính quyền địa phương, tiếp tục nghiên cứu hỗ trợ về nhà ở, tiền thuê trọ, tiền điện nước, trường học cho con em công nhân… để NLĐ bớt gánh nặng, yên tâm làm việc.
Để hạn chế tình trạng NLĐ rút BHXH một lần, Bộ LĐ-TB-XH đề xuất tới đây sửa đổi luật BHXH theo hướng, điều kiện hưởng chế độ hưu trí giảm dần số năm đóng BHXH tối thiểu từ 20 năm xuống 15 năm, tiến tới còn 10 năm. Quy định như vậy nhằm tạo điều kiện cho NLĐ tham gia BHXH muộn, có thời gian tham gia BHXH ngắn được tiếp cận và thụ hưởng quyền lợi BHXH.
Trong hồ sơ đề nghị sửa luật BHXH mới đây, Bộ LĐ-TB-XH đưa ra phương án NLĐ chưa đến tuổi nghỉ hưu mà yêu cầu hưởng BHXH một lần thì chỉ được rút phần mình đóng là 8% thay vì nhận 22% như quy định hiện nay, còn phần của người sử dụng lao động đóng chiếm 14% sẽ để lại quỹ và sử dụng theo nguyên tắc chia sẻ.
Ông Lê Hùng Sơn, Phó tổng giám đốc BHXH VN, cho biết Bộ LĐ-TB-XH được Chính phủ giao chủ trì sửa luật BHXH. Phương án trên là một trong nhiều phương án do các chuyên gia trong tổ soạn thảo đề xuất. Ngoài phương án trên, các thành viên tổ soạn thảo sẽ nghiên cứu và đề xuất một số phương án mới theo hướng ưu tiên đảm bảo an sinh xã hội lâu dài.
Đánh giá việc rút BHXH một lần là vấn đề nhạy cảm và phức tạp, ông Lê Đình Quảng, Phó trưởng ban Chính sách pháp luật (Tổng Liên đoàn Lao động VN), đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo sửa đổi, bổ sung luật BHXH nghiên cứu kỹ lưỡng, đánh giá toàn diện. Việc tăng quyền lợi cho NLĐ cũng là cách giữ họ ở lại với hệ thống BHXH.
Các chuyên gia cũng khuyến cáo, tình trạng hưởng BHXH một lần gia tăng trong bối cảnh bao phủ BHXH chậm còn dẫn đến nguy cơ mất an ninh thu nhập tuổi già, làm tăng gánh nặng ngân sách chi trợ cấp hỗ trợ cho người già sau này.
Hỗ trợ đoàn viên, người lao động Hà Nội gặp khó khăn dịp Tết
Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội quyết định hỗ trợ cho đoàn viên, người lao động gặp khó khăn do thiếu việc, mất việc làm, bị nợ lương ảnh hưởng đến đời sống, thu nhập dịp Tết Quý Mão 2023.
Người lao động đến làm thủ tục bảo hiểm thất nghiệp tại Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội. Ảnh: Anh Tuấn/TTXVN
Những tháng cuối năm 2022, sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội gặp rất nhiều khó khăn do tác động của dịch COVID-19, tình hình lạm phát kéo dài ở nhiều quốc gia, cùng với những diễn biến phức tạp của chính trị, kinh tế thế giới. Nhiều doanh nghiệp bị cắt giảm đơn hàng, phải tạm dừng hoạt động, thu hẹp quy mô sản xuất hoặc sản xuất cầm chừng, dẫn đến người lao động bị thiếu việc làm, mất việc làm, thu nhập giảm sút, đời sống gặp rất nhiều khó khăn.
Nhằm kịp thời chia sẻ khó khăn với đoàn viên, người lao động, nhất là dịp Tết đến, Xuân về, góp phần ổn định an sinh xã hội, Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội quyết định hỗ trợ cho đoàn viên, người lao động gặp khó khăn do thiếu việc, mất việc làm, bị nợ lương ảnh hưởng đến đời sống, thu nhập dịp Tết Quý Mão 2023.
Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội yêu cầu việc hỗ trợ phải thực hiện khẩn trương, thiết thực, kịp thời, công khai, minh bạch, đúng đối tượng trên tinh thần linh hoạt, đơn giản hóa các thủ tục, tạo điều kiện thuận lợi nhất để đoàn viên, người lao động sớm nhận được hỗ trợ của tổ chức Công đoàn.
Đối tượng áp dụng là đoàn viên, người lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có tổ chức Công đoàn thuộc Liên đoàn Lao động quản lý hoặc doanh nghiệp chưa có tổ chức Công đoàn nhưng đã thực hiện trích nộp kinh phí Công đoàn. Cụ thể, đoàn viên, người lao động được hỗ trợ phải ký hợp đồng lao động trước ngày 1/10/2022, có đủ một trong những điều kiện như: Đang bị tạm hoãn hợp đồng lao động, nghỉ việc không lương từ sau ngày 1/10/2022 do doanh nghiệp gặp khó khăn (hỗ trợ 1 triệu đồng/người); bị nợ lương ít nhất 3 tháng do doanh nghiệp khó khăn hoặc chủ bỏ trốn (hỗ trợ 1 triệu đồng/người); đoàn viên, người lao động làm việc trong các doanh nghiệp gặp khó khăn, người sử dụng lao động và Công đoàn cơ sở không bố trí được tiền thưởng năm, thưởng Tết cho người lao động (hỗ trợ 500.000 đồng/người); bị cắt giảm thời gian làm việc tiêu chuẩn, bị ngừng việc có thu nhập bình quân tháng 10 và tháng 11/2022 dưới mức lương tối thiểu vùng (hỗ trợ 500.000 đồng/người). Tuy nhiên, đoàn viên và người lao động được Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội hỗ trợ Tết (bằng tiền) theo Kế hoạch 60/KH-LĐLĐ ngày 27/10/2022 sẽ không thuộc đối tượng được hỗ trợ này.
Để đảm bảo quyền, lợi ích chính đáng của người lao động; đồng thời, đảm bảo ổn định quan hệ lao động, tạo điều kiện tốt nhất để doanh nghiệp tập trung sản xuất, kinh doanh trong những tháng cuối năm và dịp Tết cổ truyền, các cấp Công đoàn khẩn trương chỉ đạo Công đoàn cơ sở nắm bắt tình hình tư tưởng, tâm tư, nguyện vọng, đề xuất, kiến nghị của công nhân lao động. Theo đó, các cấp Công đoàn phối hợp với doanh nghiệp rà soát lại hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể, quy chế trả lương, quy chế thưởng... để thực hiện các chế độ tiền lương, tiền thưởng đối với người lao động theo nội dung đã thỏa thuận; xây dựng phương án thưởng theo kết quả sản xuất kinh doanh năm 2022 theo Điều 104 Bộ luật Lao động và thông báo cho người lao động biết; không để xảy ra tình trạng nợ lương, nợ thưởng của người lao động dẫn đến nguy cơ tranh chấp, bất ổn trong quan hệ lao động tại doanh nghiệp.
Cùng với đó, Công đoàn các cấp tổ chức tốt các hoạt động chăm lo Tết cho công nhân lao động; quan tâm, động viên kịp thời những đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn, mắc bệnh hiểm nghèo; người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Các cấp Công đoàn kịp thời theo dõi, nắm bắt tình hình quan hệ lao động từ cơ sở, khi có tranh chấp lao động tập thể, ngừng việc tập thể, đình công tự phát cần chủ động phối hợp với UBND và các cơ quan chức năng kịp thời giải quyết, đảm bảo quyền lợi của người lao động, không để xảy ra điểm "nóng" về an ninh trật tự.
Nhấn mạnh đến công tác chăm lo cho đoàn viên và người lao động trong thời gian tới, nhất là trong dịp Tết Nguyên đán 2023, Chủ tịch Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội Phạm Quang Thanh đề nghị các đơn vị nên có thêm những hoạt động sáng tạo, đổi mới tạo nên sự hấp dẫn riêng, không quá phụ thuộc vào những hoạt động mang tính lối mòn truyền thống với chủ trương chi đúng mục đích, đúng đối tượng, có đến đâu, chăm lo đến đó. Vì vậy, các cấp Công đoàn Thủ đô sử dụng tối đa nguồn kinh phí để chăm lo cho đoàn viên, người lao động; ưu tiên dành nguồn hỗ trợ để chăm lo cho những đơn vị nhỏ kể cả đơn vị chưa có tổ chức Công đoàn, lao động yếu thế để họ thấy được sự ấm áp, quan tâm của tổ chức Công đoàn, từ đó có thay đổi trong nhận thức về vai trò của tổ chức Công đoàn Việt Nam.
Vận động ủng hộ quỹ để thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững Sáng 17/10, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Quảng Ngãi tổ chức Lễ phát động Tháng cao điểm vì người nghèo và an sinh xã hội năm 2022. Ngay tại lễ phát động, đã có trên 40 tổ chức, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp ủng hộ với tổng số tiền hơn 7,7 tỷ đồng đóng góp vào Quỹ Vì...