Sửa đổi Hiến pháp là việc đặc biệt hệ trọng quốc gia
Nhấn mạnh việc sửa đổi Hiến pháp 1992 là việc đặc biệt hệ trọng đối với quốc gia, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị các thành viên Chính phủ phát huy tinh thần trách nhiệm, có những ý kiến đóng góp thiết thực.
Chiều 17/9, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chủ trì phiên họp chuyên đề, thảo luận về Dự thảo ý kiến của Chính phủ đối với dự thảo Hiến pháp sửa đổi. Dự thảo ý kiến của Chính phủ cho thấy, nhìn tổng thể, dự thảo đã bám sát các quan điểm, định hướng nghiên cứu sửa đổi Hiến pháp được xác định tại Nghị quyết Đại hội Đảng XI, Nghị quyết Hội nghị Trung ương 2 và Hội nghị Trung ương 5, khoá XI.
Với 9 vấn đề cơ bản được nghiên cứu sửa đổi theo chỉ đạo của Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp, dự thảo đã thể hiện rõ quy mô, phạm vi sửa đổi (cả về nội dung, cơ cấu các chương, điều và kỹ thuật lập hiến) của một bản dự thảo Hiến pháp sửa đổi nhằm thể chế hoá Cương lĩnh xây dựng đất nước thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, đáp ứng yêu cầu và phù hợp với tình hình mới của đất nước.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chủ trì phiên họp. Ảnh: Chính phủ.
Về nội dung, Chính phủ nhất trí cao với các điểm mới quan trọng của dự thảo là: đã ghi nhận rõ một số nguyên tắc cơ bản, nền tảng như nguyên tắc chủ quyền nhân dân gắn với tính thượng tôn Hiến pháp nguyên tắc về tổ chức quyền lực nhà nước với sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp nguyên tắc tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người, quyền công dân.
Các nguyên tắc này cho thấy Hiến pháp Việt Nam vừa thể hiện sự tiếp thu có chọn lọc các giá trị chung của nhân loại về Hiếp pháp trong nhà nước pháp quyền, vừa bảo đảm tính kế thừa với sự điều chỉnh hợp lý những giá trị đặc thù về chính trị – pháp lý của Hiến pháp thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
Về cơ cấu, bố cục của dự thảo: vị trí, dung lượng các chương, điều được sắp xếp, điều chỉnh lại khá hợp lý thể hiện rõ 3 nội dung trọng tâm phù hợp với chức năng của Hiến pháp là quy định về chế độ chính trị tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người, quyền cơ bản của công dân và tổ chức quyền lực nhà nước.
Video đang HOT
Tuy nhiên, dự thảo cũng còn một số hạn chế như còn thể hiện sự lúng túng trong việc thiết kế tổ chức bộ máy nhà nước theo nguyên tắc phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp vẫn thể hiện tư duy “tĩnh” và chưa tính đến các trường hợp ngoại lệ, nhiều thiết chế được quy định chỉ phù hợp để hoạt động trong điều kiện bình thường, chưa dự liệu được cách thức điều hành đất nước trong những điền kiện đặc biệt mà mọi quốc gia đều phải sẵn sàng đương đầu trong thế giới hiện đại về kỹ thuật lập hiến, dự thảo vẫn còn nhiều nội dung được quy định quá chi tiết, làm thay chức năng của các đạo luật một số điều vẫn giữ nguyên văn phong nghị quyết, nhất là ở Chương I và III, làm giảm phần nào tính quy phạm của Hiến pháp.
Bên cạnh đó, dự thảo ý kiến của Chính phủ cũng nêu những nhận xét, đóng góp cụ thể về các quy định của dự thảo Hiếp pháp sửa đổi nhằm góp phần làm rõ vị trí, chức năng, nhiệm vụ của Chính phủ và Chính quyền địa phương trong tổ chức bộ máy nhà nước một số ý kiến góp ý về Dự thảo Báo cáo tổng kết việc thi hành Hiến pháp năm 1992 của Uỷ ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.
Nhấn mạnh việc sửa đổi Hiến pháp là việc đặc biệt hệ trọng đối với một quốc gia, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị các thành viên Chính phủ phát huy tinh thần trách nhiệm, nghiêm túc, tiếp tục có những ý kiến đóng góp thiết thực vào dự thảo ý kiến của Chính phủ về một số nội dung trong dự thảo Hiến pháp sửa đổi.
Theo VNE
Đảng cầm quyền Thái thoát nạn
Tòa án hiến pháp Thái Lan ngày 13-7 đã bác đơn khiếu nại của Đảng Dân chủ đối lập cáo buộc Đảng cầm quyền Puea Thai âm mưu lật đổ hoàng gia và dọn đường cho cựu thủ tướng bị lật đổ Thaksin trở về.
Việc này thông qua việc sửa đổi hiến pháp.
Cảnh sát Thái Lan bao vê bên ngoài tòa án hiến pháp ngay 13-7 - Ảnh: AFP
Tòa án hiến pháp tuyên rằng không có bằng chứng nào cho thấy việc sửa đổi hiến pháp là âm mưu lật đổ chế độ quân chủ lập hiến. Tuy nhiên, tòa cũng tuyên rằng một cuộc trưng cầu ý dân là cần thiết để quyết định xem chính phủ có cần tiếp tục thúc đẩy sửa đổi hiến pháp hay không. Tòa cho rằng hiến pháp năm 2007 đã được người dân thông qua bằng một cuộc trưng cầu ý dân, vì vậy nếu muốn bãi bỏ hiến pháp này thì phải thông qua một cuộc trưng cầu khác.
Giảm nhiệt căng thẳng
Phán quyết của tòa dường như đã làm dịu đi không khí căng thẳng chính trị từ nhiều ngày qua khi Mặt trận Dân chủ chống độc tài (UDD) hay phe áo đỏ ở Thái Lan dọa sẽ biểu tình toàn quốc nếu tòa tuyên án bất lợi cho Đảng Puea Thai. Những người áo đỏ tập trung tại quảng trường hoàng gia ở Bangkok ngày 13-7 đã reo hò vui sướng khi nghe phán quyết của tòa án hiến pháp.
Người phát ngôn Puea Thai là Pormpong Nopparit cho biết vào tuần tới đảng này sẽ nhóm họp để đề ra lộ trình tiếp theo. "Nhưng chúng tôi sẽ quyết tâm sửa đổi hiến pháp vì đó là một "hợp đồng xã hội" với những người ủng hộ, những người bỏ phiếu cho chúng tôi với hi vọng sẽ có một hiến pháp mới" - ông Pormpong nhấn mạnh.
Cũng ngày 13-7, hàng ngàn cảnh sát đã được huy động để bảo vệ bên ngoài tòa án và giữ gìn trật tự tại các điểm mà phe áo đỏ đang tuần hành trong thành phố. Theo Bangkok Post, thậm chí có tin trực thăng cũng đã được chuẩn bị để sẵn sàng giải cứu các thẩm phán trong trường hợp xảy ra bất ổn bên ngoài tòa án.
Phán quyết cũng đã mở ra một cơ hội nữa cho Puea Thai trong việc đưa dự thảo sửa đổi hiến pháp ra thảo luận tại quốc hội sau khi bị tòa án hiến pháp ra lệnh tạm ngưng hồi tháng 6, một quyết định gây tranh cãi về thẩm quyền của tòa án hiến pháp đối với cơ quan lập pháp. Để làm lắng dịu tình hình, Puea Thai đã quyết định dời lại việc thảo luận dự thảo gây tranh cãi này.
Vừa lòng cả hai
Việc tòa án hiến pháp ra phán quyết hôm qua được dư luận theo dõi sát sao, bởi một phán quyết bất lợi cho Puea Thai hoặc quá ưu ái đảng cầm quyền có thể sẽ dẫn đến bất ổn mới ở Thái Lan.
Giáo sư Siripan Nogsuan Sawasdee thuộc khoa chính trị học của Đại học Chulalongkorn nhận định: "Đây là phán quyết giúp cân bằng giữa phe đối lập và đảng cầm quyền". Theo bà Siripan, rốt cuộc thì cuộc trưng cầu ý dân cũng sẽ mở đường cho việc sửa đổi hiến pháp vì hiện nay chính phủ đang được ủng hộ. Tuy nhiên, Đảng Dân chủ đối lập cũng sẽ không quá tức giận bởi ít ra tiến trình sửa đổi hiến pháp đã không thể diễn ra nhanh chóng được.
Người phát ngôn Đảng Dân chủ Chavanond Intarakomalyasut tuyên bố họ chấp nhận phán quyết của tòa và cam kết "sẽ không tạo ra xung đột hay kích động gì".
Một nhóm các nhân vật đối lập và phe áo vàng hồi tháng 6 đã đệ đơn lên tòa án hiến pháp cáo buộc việc đưa ra dự thảo sửa đổi hiến pháp là âm mưu lật đổ hoàng gia và mở đường cho cựu thủ tướng Thaksin Shinawatra về nước, xóa sạch mọi tội lỗi của ông này.
Ngược lại, Chính phủ Thái Lan vẫn giữ quan điểm sửa đổi hiến pháp và coi đây là một phần trong các nỗ lực đem lại hòa giải cho nước này sau bay năm căng thẳng chính trị, cũng như xóa bỏ một hiến pháp do chính phủ lâm thời được quân đội hậu thuẫn lập ra năm 2007.
Từ sau cuộc đảo chính năm 2006 đến nay, phe thân ông Thaksin đã không ít lần nếm trái đắng từ tòa án hiến pháp.
* Tháng 5-2007, tòa án hiến pháp đã đưa ra phán quyết giải thể Đảng Thai Rak Thai của ông Thaksin vì gian lận bầu cử.
* Tháng 9-2008, thủ tướng Samak Sundaravej và cũng là chủ tịch Đảng Sức mạnh nhân dân do ông Thaksin hậu thuẫn bị tòa án hiến pháp phế truất vì vi hiến khi nhận thù lao tham gia chương trình nấu ăn trên truyền hình.
* Cuối năm 2008, sau hơn môt tuần phe áo vàng chiếm hai sân bay ở Bangkok để phản đối chính phủ, tòa án hiến pháp đã phán quyết giải thể Đảng Sức mạnh nhân dân vì gian lận bầu cử.
Theo Tuổi Trẻ
Ai Cập: Anh em Hồi giáo phản đối sửa đổi hiến pháp Ngày 5/6, đảng Tự do và Công lý (FJP) của tổ chức Anh em Hồi giáo tuyên bố sẽ tẩy chay cuộc gặp giữa Hội đồng tối cao các lực lượng vũ trang (SCAF) cầm quyền và các lực lượng chính trị. Biểu tình tại quảng trường Tahrir. (Nguồn: Reuters)Theo kế hoạch, cuộc gặp này sẽ phải diễn ra trong ngày 5/6 để...