Sửa đổi cơ chế chi trả tiền lương của đơn vị sự nghiệp công lập
Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý của nhân dân đối với dự thảo Nghị định quy định cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập (SNCL), trong đó đề xuất sửa đổi về cơ chế tính toán, chi trả tiền lương của đơn vị SNCL.
Bộ Tài chính cho biết, theo quy định hiện hành tại Nghị định số 16/2015/NĐ-CP thì đơn vị SNCL chi trả tiền lương theo lương ngạch, bậc, chức vụ và các khoản phụ cấp do Nhà nước quy định đối với đơn vị sự nghiệp công (không phân biệt đơn vị tự bảo đảm kinh phí hoạt động và đơn vị do NSNN hỗ trợ một phần hay hỗ trợ toàn bộ chi phí hoạt động). Việc chi trả thu nhập tăng thêm của người lao động sẽ căn cứ vào kết quả hoạt động tài chính trong năm.
Quy định như trên dẫn đến có nhiều đơn vị SNCL tự bảo đảm kinh phí hoạt động, có nguồn thu cung cấp dịch vụ theo giá thị trường, có khả năng chi trả tiền lương cao hơn quy định của nhà nước cho người lao động, nhưng phải đợi sau khi tính toán cân đối chênh lệch thu, chi, nộp các khoản thuế cho Nhà nước theo quy định, mới được sử dụng từ quỹ bổ sung thu nhập tăng thêm cho người lao động. Điều này chưa phù hợp với quy định tại Nghị định số 115/2005/NĐ-CP của Chính phủ về cơ chế tự chủ của tổ chức khoa học và công nghệ công lập, tổ chức khoa học và công nghệ công lập được phép chi trả tiền lương, tiền công thực tế có thể cao hơn mức Nhà nước quy định tùy thuộc vào kết quả hoạt động tài chính của đơn vị và năng lực, trình độ của người lao động; và chưa bình đẳng với các doanh nghiệp khi tham gia cung cấp dịch vụ công là được tính lương trả cho người lao động theo khả năng thực tế, cao hơn mức Nhà nước quy định.
Video đang HOT
Theo Bộ Tài chính, để khắc phục hạn chế hiện nay, đồng thời trên cơ sở tham chiếu với các quy định cơ chế tài chính đặc thù của các trường đại học đẳng cấp quốc tế (Trường Đại học Việt Đức, Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội), Viện khoa học công nghệ Việt Nam – Hàn Quốc đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt (cho phép đơn vị được tính thêm 01 lần tiền lương vào chi phí trước khi hạch toán thu chi); căn cứ giải pháp nêu tại Nghị quyết số 19-NQ/TW về việc phân định cơ chế chi trả tiền lương giữa đơn vị tự bảo đảm kinh phí hoạt động và đơn vị SNCL chưa tự bảo đảm kinh phí hoạt động; dự thảo Nghị định (Điểm a Khoản 2 Điều 9 và Điểm a Khoản 2 Điều 10) bổ sung quy định như sau:
“Đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư thực hiện chi tiền lương cho công chức, viên chức, người lao động theo ngạch, bậc, hạng chức danh nghề nghiệp, chức vụ, vị trí việc làm; các khoản phụ cấp, các khoản đóng góp theo lương do Nhà nước quy định; chi tiền công theo hợp đồng vụ việc (nếu có). Căn cứ vào tình hình thực tế kết quả hoạt động tài chính của đơn vị, Thủ trưởng đơn vị có thể quyết định chi trả tiền lương tối đa thêm một lần trên cơ sở tiền lương cấp bậc, chức vụ và các khoản phụ cấp theo quy định hiện hành của Nhà nước và phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
Riêng đối với đơn vị tự bảo đảm chi thường xuyên phải có cam kết về tổng mức kinh phí trích lập quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp của năm thực hiện không thấp hơn mức kinh phí trích lập Quỹ của năm trước liền kề. Khi Nhà nước điều chỉnh tiền lương cơ sở, đơn vị tự bảo đảm tiền lương tăng thêm từ nguồn thu của đơn vị, ngân sách nhà nước không cấp bổ sung.
Quy định như trên nhằm đảm bảo tính thống nhất chung về cơ chế chi trả tiền lương của đơn vị SNCL; đồng thời tránh tình trạng các đơn vị hạch toán hết vào chi phí tiền lương, không có tích lũy cho Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp để tái đầu tư cho hoạt động của đơn vị. Trong trường hợp các đơn vị SNCL đã tự chủ về tài chính muốn thực hiện cơ chế chi trả tiền lương theo doanh nghiệp, đơn vị áp dụng cơ chế tài chính như doanh nghiệp (được hướng dẫn bổ sung quy định tại Nghị định này).
Theo Chính phủ.vn
Sau dưa hấu và thanh long, tiếp tục đến sầu riêng "kêu cứu"
Hiện tại, ở Tiền Giang đang có tới 40.000 tấn sầu riêng chưa bán được. Nhiều nhà vườn đứng trước nguy cơ thua lỗ nặng và khả năng tái đầu tư sản xuất cho mùa kế tiếp bị ảnh hưởng trầm trọng.
Ảnh hưởng của tình trạng lây lan dịch virus corona đã và đang khiến cho nhiều lĩnh vực trong đời sống bị ảnh hưởng nặng nề. Điển hình như việc xuất khẩu nông sản đang bị ngưng trệ khiến cho nhiều nông sản bị tồn lại.
Trước đó, rất nhiều dưa hấu và thanh long đã phải nhờ tới các biện pháp "giải cứu" như bán tại các thành phố, các siêu thị bán không lợi nhuận hay "vua bánh mì" Kao Siêu Lực đã cho ra mắt bánh mì thanh long để giúp tiêu thụ loại quả này. Thế nhưng vẫn chưa dừng ở đó, bởi sau dưa hấu và thanh long thì lại tiếp tục đến sầu riêng cần được "giải cứu".
Theo VTV, tại Tiền Giang, hơn 40.000 tấn sầu riêng chưa bán được. Nhiều nhà vườn đứng trước nguy cơ thua lỗ nặng và khả năng tái đầu tư sản xuất cho mùa kế tiếp bị ảnh hưởng trầm trọng. Cụ thể, trước khi xảy ra dịch bệnh, giá sầu riêng dao động từ 55.000 - 60.000/kg, nay chỉ còn 28.000 - 30.000/kg, chưa kể tới việc lượng lớn sầu riêng chưa thể tiêu thụ.
(Ảnh minh hoạ).
Theo báo dân sinh
Pyn Elite Fund nói gì về việc "chốt lời" cả nghìn tỷ đồng cổ phiếu Thế giới Di động? Pyn Elite Fund cho rằng thị trường chứng khoán Việt Nam đang hoạt động kém tích cực trong những tuần gần đây và quỹ sẽ xem xét giải ngân số tiền vừa nhận được. Tính tới cuối năm 2019, lượng tiền mặt trong danh mục Pyn Elite Fund lên tới xấp xỉ 65 triệu Euro (gần 1.700 tỷ đồng). Ngày 6/1/2020, Pyn Elite...