Sửa đổi Bộ luật Hình sự: Nên cân nhắc án tử hình
Các chuyên gia pháp lý quốc tế cho biết, điều 6 của Công ước quốc tế có một quy tắc nói rằng tất cả mọi người đều có quyền được sống; điển hình là các nước Bắc Âu đã áp dụng rất thông dụng về việc bãi bỏ hình phạt tử hình.
Ngày 25/9, trường Đại học Luật TPHCM đã khai mạc Hội thảo quốc tế với chủ đề: “Sửa đổi các quy định của Bộ luật Hình sự theo Hiến pháp 2013 và tham khảo kinh nghiệm nước ngoài”, với sự tham gia của nhiều chuyên gia luật, các thẩm phán và luật sư đến từ nhiều tỉnh, thành tại Việt Nam và các nước Mỹ, Úc, Canada, Thụy Điển.
Các chuyên gia pháp lý cho rằng nên cân nhắc việc can thiệp các biện pháp hình sự mà thay vào đó là các biện pháp giáo dục, cải tạo đối với nhóm tội phạm chưa thành niên
GS.TS.NGƯT Mai Hồng Quỳ, Hiệu trưởng ĐH Luật TPHCM cho biết, hiện nay việc sửa đổi Bộ luật Hình sự rất quan tâm đến trách nhiệm của pháp nhân. Về vấn đề này, cả trung ương và các địa phương đã có một thời gian dài bàn bạc, góp ý và bây giờ tiếp tục được thảo luận sâu để có những sửa đổi phù hợp. Trong đó, trách nhiệm hình sự đối với người chưa thành niên cũng đang đặt ra do các vụ việc phạm tội của nhóm đối tượng này đang ngày càng gia tăng, gây hoang mang, lo lắng trong dư luận xã hội.
Vấn nạn “trẻ hóa” tội phạm gây nhức nhối cho xã hội, thế nhưng bản thân dự thảo Bộ luật Hình sự sửa đổi của nước ta hiện nay cũng phải đi theo xu hướng bảo vệ quyền của người chưa thành niên phạm tội đã được ghi nhận trong Hiến pháp 2013 và công ước quốc tế về quyền trẻ em mà Việt Nam đã tham gia. Vì thế, vẫn nên cân nhắc việc can thiệp các biện pháp hình sự mà thay vào đó là các biện pháp giáo dục, cải tạo đối với nhóm tội phạm chưa thành niên.
Chuyên gia pháp lý quốc tế cho biết, các nước Bắc Âu không còn án tử hình
Video đang HOT
Chia sẻ kinh nghiệm trong công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị, GS Per Ole Traskman, Khoa Luật (ĐH Lund Thụy Điển) cho biết, điều 6 của Công ước quốc tế có một quy tắc nói rằng tất cả mọi người đều có quyền được sống và điển hình là các nước Bắc Âu đã áp dụng rất thông dụng về việc bãi bỏ hình phạt tử hình, trong đó Phần Lan là nước sau cùng loại bỏ.
Luật sư Trương Thị Hòa, Đoàn Luật sư TPHCM đánh giá cao việc thực hiện các cam kết của công ước quốc tế trong việc bỏ hình phạt tử hình ở các nước Bắc Âu trong vòng 200 năm qua. Luật sư Hòa cũng bày tỏ quan tâm đến các biện pháp đặc biệt để xử lý đối tượng vị thành niên phạm tội khi bỏ đi hình phạt tử hình ở các nước này và cho rằng đây chính là mấu chốt để Việt Nam học hỏi kinh nghiệm.
Công Quang
Theo Dantri
Giảm "tội" cho người vị thành niên, sẽ thêm nhiều Lê Văn Luyện?
"Khi vụ Lê Văn Luyện hay một số vụ an khác diễn ra, trên Facebook có những bình luận rất đau xót: "Em yên tâm đi, em mới 16 tuổi, em có giết thêm vài người nữa cũng chỉ mười mấy năm tu là em ra thôi" - đại biểu Quốc hội Nguyễn Anh Sơn (Nam Định) phát biểu.
Đại biểu Nguyễn Anh Sơn: "Vị thành niên bây giờ, thiếu mấy đồng tiền chơi game cũng sẵn sàng giết người...".
Đại biểu Nguyễn Anh Sơn góp ý kiến trong phiên thảo luận về dự thảo Bô luât hinh sư (sưa đôi), tai hôi nghi đai biêu Quôc hôi hoat đông chuyên trach chiêu 25/8. Nội dung này liên quan đến quy định ngươi chưa thanh niên phai chịu trách nhiệm hình sự.
Báo cáo giải trình về vấn đề này, UB Tư pháp của Quốc hội thể hiện quan điểm cho rằng, hiện nay, tình trạng người chưa thành niên phạm tội gia tăng cả về số lượng và tính chất, mức độ nghiêm trọng. Nếu thu hẹp hơn phạm vi chịu trách nhiệm hình sự của người chưa thành niên theo 16 nhóm tội như phương án 1 trong dự thảo sẽ bỏ lọt nhiều tội phạm, khó bảo đảm yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm hiện nay.
Đại biểu Nguyễn Anh Sơn không giấu bức xúc: "Với tội phạm vị thành niên, chúng ta cứ nương nhẹ vì quyền trẻ em, nhưng hiện nay vị thành niên khác xa ngày xưa. Xưa ở tuổi 18, con trai vẫn không dám cầm tay bạn gái, hái trộm ngọn rau của hàng xóm cũng rất sợ. Giờ vị thành niên đã rất khác, thiếu mấy đồng tiền chơi game sẵn sàng bóp cổ giết người, thiếu tiền bao bạn sẵn sàng cầm dao giết hàng loạt người... Tình hình rất khác vậy mà vẫn giữ quan điểm nương nhẹ thì có giảm đươc phạm tội không, có giảm được bức xúc của xã hội không?".
"Khi vụ Lê Văn Luyện hay một số vụ an khác diễn ra, trên Facebook có những bình luận rất đau xót: "Em yên tâm đi, em mới 16 tuổi, em có giết thêm vài người nữa cũng chỉ mười mấy năm tu là em ra thôi" - ông Sơn đề nghị cân nhắc lại vấn đề này.
Chia sẻ lo ngại của ông Sơn, đại biểu Trân Ngoc Vinh (Hai Phong) nêu thực tế, dù tuyên truyền rất nhiều, gia đình va xã hội giao dục nhưng thực tế số vụ ngươi chưa thanh niên phạm tôi hiên nay không những giảm mà gia tăng, có nhiều vụ cực kỳ nguy hiểm.
Nếu không quy trách nhiệm hinh sư, ông Vinh lo cảnh báo, sẽ không đủ sức răn đe đối với tội phạm. Đại biểu đề nghị tổng kết các loại tội phạm có tính chât phổ biên ở nhóm đối tượng người chưa thành niên trong thơi gian qua, đê lường trước tội phạm mới do phát triển công nghệ thông tin, hội nhập, phát sinh xã hội... Quy định người chưa thành niên cũng phải chịu trach nhiêm hinh sư, theo ông Vinh là muc đich răn đe.
Ngược lại, đại biểu Trân Văn Đô (An Giang) đông tinh với dự thảo luật, chỉ giới hạn việc chịu trách nhiệm hình sự của người chưa thành niên ở 16 tội danh đặc biệt nghiêm trọng. Theo ông Đô, có những tội dù nghiêm trọng nhưng không phù hợp với lứa tuổi của trẻ em nên cac em không phai chiu trach nhiêm hinh sư, ma cân giáo dục đê những vị thành niên này sống có ích cho xã hội.
Đề nghị bỏ tội danh đánh bạc
Đại biểu Phạm Xuân Thường (Thái Bình) là người đầu tiên lên tiếng đề nghị bỏ tội danh đánh bạc.
Lý do đầu tiên được ông Thường nêu ra là do xử lý tội này rất yếu, trong khi chỗ nào cũng thấy có, từ cơ quan nhà nước đến đền chùa miếu mạo. Nhưng chỉ bắt được một số vụ, tính giáo dục không hiệu quả.
Xổ số cũng là đánh bạc, tại sao không tổ chức cho dân chơi cho hợp lý và quản lý được, ông Thường đặt vấn đề.
Theo ông Thường, chính vì xử lý không nghiêm nên hiệu quả không tốt. Có vụ đầu tư rất nhiều công sức mới bắt được nhưng xử án treo hết, kể cả tên đứng đầu cũng án treo nên có ý kiến của dân cho là đang thích bắt đánh bạc.
"Nên bỏ tội đánh bạc vì để thì mất nhiều hơn được" - đại biểu Lê Đình Khanh (Hải Dương) tỏ ý đồng tình.
Đại biểu Đỗ Văn Đương (TPHCM) cũng góp ý, nên bỏ tội đánh bạc, đánh bạc có từ lâu đời rồi, người ta tự nguyện, có tiền thì đánh, không nên tư duy là sợ đánh bạc dẫn đến tội phạm khác mà phải quản lý cho chặt.
Về một số tội danh khác cũng được đề xuất bỏ, đại biểu Lê Đình Khanh nhận xét, tội đưa hối lộ không nên đua vào luật hình sự mà phải xử nghiêm người nhận vì không có người nhận thì làm gì có ai đưa. Đại biểu Trần Văn Độ cho rằng nên nghiên cứu bỏ tội đầu cơ, vì mua bán thế nào có lãi là quyền của người kinh doanh và phù hợp với kinh tế thị trường và quyền tự do kinh doanh đã được hiến định.
Chủ nhiệm UB Tư pháp Nguyễn Văn Hiện cho biết, một số vị đại biểu đề nghị cân nhắc bỏ một số tội danh khác, như tội lây truyền HIV cho người khác vì HIV đang tiến tới chữa được, trong khi các dịch bệnh khác rất nguy hiểm lại không quy định (ví dụ như virut Ebola).
Các tội danh được đề nghị bỏ còn có tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng, tội tổ chức tảo hôn, tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự và tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.
P.Thảo
Theo Dantri
Trong 5 năm, hơn 35 nghìn bị can trẻ vị thành viên phạm tội Từ năm 2009 đến hết tháng 6/2014, cơ quan Cảnh sát điều tra các cấp đã phát hiện, khởi tố điều tra mới 35.654 bị can là trẻ vị thành niên phạm tội, chiếm khoảng hơn 16% tổng bị can phạm tội hình sự". Thạc sĩ, Giảng viên Ngô Văn Vinh, Trung tâm Nghiên cứu Tội phạm học và điều tra tội phạm,...