Sửa 2 sân bay lớn nhất nước: Lỗi hẹn đến bao giờ?
Dù phần thi công sửa chữa, nâng cấp đường cất/hạ cánh (đường băng), đường lăn Sân bay Nội Bài (Hà Nội) và Tân Sơn Nhất (TPHCM) đều vượt tiến độ, nhưng một số phần việc lại “rùa bò”, có nguy cơ ảnh hưởng tiến độ chung của dự án. Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể lên tiếng phê bình các nhà thầu.
Có tiêu chuẩn vẫn thiết kế không xong
Những ngày này, tại Sân bay Nội Bài và Tân Sơn Nhất, bên cạnh đường băng máy bay liên tục cất hạ cánh là một đường băng tạm đóng cửa để thi công nâng cấp, sửa chữa. Thi công 24/7, để 3 tháng nữa phải hoàn tất giai đoạn 1 là đưa đường băng mới nâng cấp vào phục vụ khách dịp cao điểm Tết 2021. Dù vậy, tại cả 2 dự án, vẫn còn vướng và chậm.
Đường băng Sân bay Tân Sơn Nhất đang được thi công
Với dự án nâng cấp, sửa chữa Sân bay Nội Bài, Giám đốc Ban Quản lý dự án Thăng Long (đại diện chủ đầu tư) Dương Viết Roãn cho biết: Hạng mục chính nâng cấp đường băng 1B đã thi công đạt gần 13% khối lượng (vượt hơn 17% so với yêu cầu). Hoàn thành thi công đường lăn S7B, đang đợi Bộ GTVT phê duyệt phương án lắp đặt thiết bị và đèn hiệu. Với các đường lăn khác, đang sửa chữa các vị trí hư hỏng.
Ông Roãn cho biết, đường băng 1B sẽ xong trước 31/11, để có thời gian bay hiệu chỉnh, đưa vào sử dụng cuối tháng 12. Tuy vậy, theo ông Roãn, dự án chậm so với kế hoạch liên quan tới thiết kế kỹ thuật, lập dự toán chưa được phê duyệt. Đặc biệt, với thiết kế hệ thống đèn dẫn đường cho đường băng 1B và đường lăn tiếp giáp.
Lý giải việc chậm trong thiết kế hệ thống đèn dẫn đường băng Sân bay Nội Bài, lãnh đạo nhà thầu tư vấn thiết kế (Cty ADCC) cho biết: Từ giữa tháng 7 đã trình Bộ GTVT hồ sơ thiết kế kỹ thuật, lựa chọn công nghệ, thiết bị hệ thống này. Tuy nhiên, Bộ đã trả lại và yêu cầu bổ sung, chỉnh sửa theo góp ý của các đơn vị liên quan. Dự kiến, tuần này sẽ bổ sung và trình lại.
Về lý do trả lại hồ sơ thiết kế, ông Nguyễn Bách Tùng, Phó Cục trưởng Cục Quản lý xây dựng và Chất lượng công trình giao thông (Bộ GTVT) cho biết, hồ sơ thiết kế hệ thống đèn dẫn của tư vấn chưa đầy đủ, góp ý của các đơn vị liên quan chưa được tiếp thu hết. Theo ông Tùng, toàn bộ các thiết kế cho giai đoạn 1 sửa Sân bay Nội Bài phải xong trước ngày 20/7, nhưng tới nay vẫn chưa xong. Phần thiết kế này chưa ảnh hưởng tới tiến độ thi công dự án, nhưng có thể ảnh hưởng tới việc đưa công trình vào sử dụng và thiết kế cho giai đoạn 2. Do đó, ông Tùng đề nghị tư vấn ADCC tập trung nhân lực, sâu sát hơn với công việc để hoàn thiện thiết kế.
Video đang HOT
Vừa thi công vừa hoàn thiện hồ sơ
Trong khi đó, dự án cải tạo nâng cấp đường băng và đường lăn Sân bay Tân Sơn Nhất (TPHCM) đã đạt hơn 41% khối lượng, vượt 18% kế hoạch đề ra, song nguy cơ chậm tiến độ luôn ám ảnh, bởi công trình được thực hiện trong điều kiện vừa thi công vừa hoàn thiện hồ sơ thiết kế.
Theo ghi nhận của PV Tiền Phong ngày 8/9, trên công trường thi công dự án, toàn bộ đường băng 25R/07L dài hơn 3.000 m đã hoàn tất việc cào bóc lớp bê tông nhựa cũ dày hơn 20 cm để thi công lại phần nền đường. Liên danh nhà thầu Tập đoàn Cienco 4, Tổng Công ty Xây dựng Hàng không (ACC) và Công ty Cổ phần Xây dựng công trình Hàng không 647 đã huy động rất nhiều máy móc thiết bị và nhân lực. Không khí làm việc hết sức khẩn trương.
Thi công đường băng Sân bay Nội Bài đang chậm tiến độ. Ảnh: Phạm Thanh
Trong quá trình thi công, vấn đề đảm bảo an ninh, an toàn luôn được đặt lên hàng đầu. Theo ông Trần Văn Thi, Tổng Giám đốc Tổng Công ty Cửu Long (đơn vị quản lý dự án), công trình bao gồm việc cải tạo, nâng cấp đường băng 25R/07L, xây 3 đường lăn thoát nhanh, đường lăn song song cùng với xây dựng, cải tạo, nâng cấp 6 đoạn đường lăn nối và các công trình phục vụ quản lý bay, đèn tín hiệu, sơn kẻ tín hiệu, hệ thống thoát nước và các công trình phụ trợ đồng bộ…
Dự án có tổng mức đầu tư 2.015 tỷ đồng, để sớm hoàn thành dự án, liên doanh nhà thầu đã tổ chức thi công 3 ca liên tục. Đến nay, công trình đã đạt khoảng 41% khối lượng, vượt 18% so với tiến độ đề ra. Theo kế hoạch, việc cải tạo nâng cấp đường băng sẽ hoàn thành vào ngày 31/12 tới nhưng chủ đầu tư và nhà thầu đang cố gắng rút ngắn tiến độ trước một tháng để bay hiệu chỉnh trong tháng 12/2020 và sớm đưa vào khai thác. Dự kiến, hạng mục đổ bê tông đường băng sẽ hoàn thành trước ngày 31/10.
Báo cáo với đoàn kiểm tra của Bộ GTVT mới đây, ông Trần Văn Thi cho biết, dự án đang gặp một số khó khăn về vốn, hồ sơ thiết kế, trang thiết bị… Cụ thể, dự án chưa được cấp bổ sung 320 tỷ đồng của năm 2020. Bộ GTVT chưa phê duyệt thiết kế tiêu chuẩn đường lăn, thiết bị. Đặc biệt, do ảnh hưởng của dịch COVID-19, việc nhập khẩu vật tư, thiết bị mới để thực hiện dự án gặp rất nhiều khó khăn. Để đảm bảo tiến độ, Tổng Công ty Cửu Long kiến nghị tận dụng lại hệ thống đèn tín hiệu cũ của đường băng…
Đại diện liên danh nhà thầu thi công cũng cho biết tình trạng hồ sơ thiết kế chậm phê duyệt còn ảnh hưởng đến tiến độ thiết kế đường lăn, mua máy móc thiết bị, máy cắt tạo nhám, mưa… Chậm phê duyệt hồ sơ nguy cơ sẽ làm chậm tiến độ thực hiện dự án.
Rào chắn bủa vây nhiều tuyến đường ở TP.HCM
Hiện TP.HCM có 123 vị trí có rào chắn trên 60 tuyến đường, những rào chắn này ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống sinh hoạt của người dân.
Hiện nay, trên địa bàn TP.HCM có nhiều vị trí đang được rào chắn để phục vụ công tác sửa chữa, nâng cấp, mở rộng đường và các dự án cải thiện môi trường nước. Nắng thì bụi, mưa thì ngập, kẹt xe triền miên là tình cảnh mà người dân phải chịu khi sống gần các khu vực này.
Rào chắn kéo dài nhiều năm
Dự án cải thiện môi trường nước lưu vực kênh Tàu Hủ - Bến Nghé - kênh Đôi - kênh Tẻ giai đoạn 2 được triển khai từ năm 2010 và dự kiến hoàn thành sau bốn năm. Tuy nhiên, đến nay công trình này vẫn còn dang dở với nhiều vị trí rào chắn trên nhiều địa bàn của TP. Cụ thể, trên đường Võ Văn Kiệt có tới bốn vị trí có rào chắn, khu vực Bến Vân Đồn có năm vị trí. Tương tự, tại đường Hồng Bàng (quận 6) cũng xuất hiện rào chắn, gây bức xúc cho người dân.
Ông Nguyễn Văn Hùng, nhà tại đường Hồng Bàng, bức xúc: "Đơn vị thi công đã từng dựng hàng rào để thi công, sau đó đã tháo dỡ, tuy nhiên chẳng được bao lâu họ lại tiếp tục rào lại. Giao thông khu vực này trở nên hỗn loạn vào giờ cao điểm, chúng tôi bị ảnh hưởng vô cùng. Tôi chỉ mong chủ đầu tư thi công tới đâu xong tới đó, để chúng tôi đỡ bị ảnh hưởng".
Tương tự, khu vực rào chắn trên đường Phạm Thế Hiển - Cao Lỗ cũng đã được rào chắn khoảng hai năm nay. Theo người dân, việc rào chắn đã làm thu nhỏ mặt đường, khiến hằng ngày người dân phải chật vật di chuyển qua đoạn đường này.
Ngoài ra, tại đường Nguyễn Hữu Cảnh (quận 1 và quận Bình Thạnh), số rào chắn của dự án nâng cấp đường Nguyễn Hữu Cảnh cũng gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới việc kinh doanh của nhiều hộ dân. Theo một số hộ dân sinh sống ở đây, do đường bị rào chắn để thi công nên nhiều tháng nay các hộ buôn bán hàng quán đều ế ẩm. "Từ doanh thu hơn 40 triệu đồng/tháng, nay quán thu được không quá 5 triệu đồng. Chúng tôi chỉ mong dự án sớm hoàn thành để việc buôn bán trở lại như trước" - một người dân ở đây nói.
Rào chắn thu hẹp đường tại ngã ba Phạm Thế Hiển - Cao Lỗ (quận 8) khiến việc di chuyển của người dân gặp nhiều khó khăn. Ảnh: ĐÀO TRANG
Thành phố có 123 vị trí rào chắn
Ông Ngô Hải Đường, Trưởng phòng Quản lý khai thác hạ tầng giao thông đường bộ, Sở GTVT TP, cho biết đến tháng 7, TP hiện có 123 vị trí rào chắn, tăng 12 vị trí so với năm ngoái. Trong đó, phần lớn số rào chắn tập trung trên một số tuyến đường ở quận 2, quận 4 và quận 8.
Ông Đường cho biết tình trạng vi phạm các quy định về thi công còn nhiều. Đặc biệt là việc thi công không giấy phép hoặc thi công khi giấy phép đã hết thời hạn. Tại một số công trình, đơn vị thi công để đất cát, bùn đất vương vãi, xả nước trực tiếp ra đường như dự án nâng cấp đường Lê Văn Chí, dự án hầm chui An Sương... Hay việc một số chủ đầu tư tập kết vật liệu trên vỉa hè mà không có tấm lót, quá trình vận chuyển vật tư làm rơi vãi ra đường, tái lập mặt đường nhếch nhác không đủ điều kiện cho xe lưu thông.
Ngoài ra còn có tình trạng thi công dàn trải trên diện rộng nhưng nhà thầu không có các giải pháp rào chắn, đảm bảo an toàn giao thông như gói thầu G, gói thầu K, đường Tô Ký, đường Đặng Thúc Vịnh...
Theo ông Đường, nguyên nhân xuất hiện nhiều vị trí rào chắn là do các ngành triển khai xây dựng chưa đồng bộ. Bên cạnh đó, hiện trạng hạ tầng kỹ thuật hiện nay khá phức tạp nên khi thi công thường bị vướng các công trình ngầm. Do vậy, các rào chắn kéo dài hơn so với kế hoạch.
Theo đó, trong thời gian tới, đối với các công trình có thời gian thi công trùng lặp trên một đoạn đường cần phải có kế hoạch để phối hợp. Đồng thời phải tiến hành rà soát mặt bằng và chỉ cấp phép thi công khi hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng. Đối với trường hợp khi cấp mới, cấp lại giấy phép tại cùng một vị trí, cần phải yêu cầu chủ đầu tư giải thích nguyên nhân, phát sinh ngoài ý muốn.
Ông Đường cũng cho biết sắp tới, Sở GTVT sẽ triển khai phần mềm hệ thống quản lý hạ tầng giao thông đường bộ TP.HCM vào công tác điều hành, quản lý thi công trong lĩnh vực đường bộ. Theo đó, phần mềm sẽ cập nhật dữ liệu bản đồ các vị trí thi công, các công trình đang thi công và dự kiến thi công....
Ngoài ra, trong thời gian tới, Sở GTVT sẽ hướng dẫn các chủ đầu tư triển khai cấp phép thi công qua mạng và yêu cầu số hóa, cập nhật dữ liệu vào phần mềm.
Bộ trưởng Thể không hài lòng về tiến độ sửa cầu Thăng Long Đơn vị thi công cầu Thăng Long cho biết tiến độ đổ bê tông mặt cầu đang gặp khó khăn do phụ thuộc chuyên gia Trung Quốc. Chiều 31/8, Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể thị sát công trường dự án đại tu mặt cầu Thăng Long. Tại công trường, lãnh đạo ngành giao thông tỏ ra không hài lòng khi đơn vị...