Sự xâm nhập của gián Đức và những nguy cơ về sức khoẻ mà bạn cần chú ý
Mới đây, nhiều chung cư ở cả Sài Gòn và Hà Nội đã báo lại về sự xâm nhập của gián Đức vào nơi ở, gây ảnh hưởng đến sinh hoạt người dân và đây là một số ảnh hưởng về sức khoẻ mà ai cũng phải cẩn thận phòng tránh.
Gián Đức là gì?
Gián Đức là một trong số những chủng gián phổ biến nhất trong họ nhà gián, có kích cỡ nhỏ hơn gián thông thường, con trưởng thành có chiều dài khoảng nửa inch. Chúng có màu nâu nhạt và hơi ngả vàng. Một đặc điểm nhận biết là những vạch ngang tối màu phía sau đầu. trên phần lưng. Gián Đức trưởng thành có cánh to và có thể bay trong khoảng ngắn, dù chúng hiếm khi bay.
Loài gián này thường sinh sống trong nhà, căn hộ chung cư, nhà hàng hoặc các công trình nơi lưu trữ nhiều thức ăn. Gián Đức có thể ăn nhiều loại thức ăn và có thể lẻn vào nhà của con người để tìm thức ăn và độ ẩm. Giống gián này thường tránh ánh sáng và thích sống ở những bề mặt ẩm thấp, trong không gian ẩm và thường tránh chỗ lạnh lẽo. Gián Đức có thể sinh sản nhanh và thường làm ổ ở nhà bếp hoặc phòng vệ sinh, gần nguồn thức ăn và chỗ ẩm.
Gián Đức thích sống trong các khe nứt, các nơi tối tăm gần thức ăn và dành phần lớn thời gian của chúng trong những hang ổ này. Chúng thường có nhu cầu cao về độ ẩm và sẽ di chuyển trong bán kính từ khoảng 3 mét gần ổ để tìm nguồn nước. Nếu không có nước và thức ăn, gián Đức có thể chết trong vòng hai tuần, tuy nhiên chúng có thể sống đến tận một tháng chỉ nhờ vào nước mà không cần thức ăn.
Gián Đức gây ra rất nhiều ảnh hưởng đến sức khoẻ
1. Các nguy cơ nhiễm bệnh
Thức ăn thừa có thể hấp dẫn gián Đức.
Video đang HOT
Gián Đức được biết đến như những “phương tiện” chuyên chở các mầm bệnh và thường sẽ mang các vi khuẩn từ các vùng khác nhau lên thức ăn hoặc các bề mặt dùng để chuẩn bị thức ăn như thớt, bàn làm bếp. Những vi khuẩn thường có liên hệ với gián Đức bao gồm: E. coli, Salmonella, Shigella… có thể gây ra chứng viêm phổi và nhiều nguy cơ lây nhiễm ký sinh trùng như giun móc, sán đũa, sán dây…
2. Các loại dị ứng
Gián Đức có thể gây nên các phản ứng dị ứng của cơ thể, do chúng để lại chất thải và lột xác xung quanh không gian trong nhà. Những biểu hiện dị ứng có thể gây nên mẩn đỏ trên da, cay mắt, hắt hơi, các bệnh đường mũi và thậm chí là hen suyễn trong một số trường hợp nghiêm trọng.
3. Gây hư hại môi trường sống
Trong khi phần lớn thời gian, gián Đức ăn các thực phẩm hữu cơ như thức ăn thừa, thịt, đường… chúng cũng có thể ăn các vật dụng trong nhà như sách vở, nội thất… Chúng cũng có thể mang mầm bệnh lên các đồ vật thường sử dụng trong nhà như bát đĩa, dụng cụ nấu ăn, đồ chơi trẻ em…
4. Gián Đức có thể cắn
Theo trang Waltham, gián Đức đôi khi có thể cắn con người khi chúng tìm thức ăn, hoặc khi thức ăn dính trên cơ thể người (như vụn bánh, thức ăn thừa). Việc cắn thường xảy ra khi số gián nhiều hơn số thức ăn chúng cần. Tuy các vết thương thường không gây ra nhiều vấn đề lớn, nhưng với những vi khuẩn chúng mang theo trên người, việc viêm nhiễm sẽ xảy ra dễ dàng nếu không cẩn thận.
Theo Waltham, Truly Nolen/Helino
10 năm ăn thức ăn để qua đêm, người phụ nữ sững sờ khi nhận thông báo từ bác sĩ
Vì muốn tiết kiệm thời gian và tiền bạc, bà Huang thường xuyên ăn đồ ăn nấu thừa từ hôm trước. Tình trạng này kéo dài suốt 10 năm cho tới khi bà nhận kết quả chẩn đoán ung thư từ bác sĩ.
Cô Huang, 52 tuổi sống ở huyện Thường Đức, Hồ Nam, Trung Quốc. Cô bắt đầu làm việc cùng chồng tại nhà máy nhựa ở Quảng Đông từ năm 40 tuổi. Để tiết kiệm tiền và thời gian, cô Huang thường nấu sẵn đồ ăn từ tối hôm trước để đến hôm sau ăn.
Suốt 10 năm, cô đã duy trì thói quen này. Đầu năm 2017, cô Huang đột nhiên bị nôn mửa và tiêu chảy, dạ dày đau nhói, cơn đau cứ 10 phút một lần sau đó lại bình thường. Nghĩ rằng chỉ là bị ngộ độc thực phẩm nhẹ nên cô Huang chủ quan không đi khám.
Tháng 7/2017, cô Huang càng ngày càng thấy sức khỏe không bình thường. Cô được gia đình đưa tới bệnh viện địa phương để kiểm tra, kết quả cô bị chẩn đoán ung thư trực tràng. Điều này khiến cả gia đình rất kinh ngạc, cô Huang có sức khỏe tốt, ít khi ốm tại sao lại bị ung thư. Bác sĩ nghi ngờ có thể liên quan tới thói quen ăn đồ qua đêm suốt 10 năm của cô.
Để đảm bảo bà Huang được điều trị hiệu quả, các chuyên gia của Bệnh viện Ung thư Trường Sa Kha Tín đã quyết định can thiệp phẫu thuật, xạ trị và hóa trị, sau đó áp dụng các phương pháp điều trị toàn diện khác theo tình hình sau phục hồi. Sau một hệ thống điều trị tiêu chuẩn, tình trạng của cô Huang được kiểm soát tốt.
Li Qiuguo, chuyên gia can thiệp ung thư tại Bệnh viện Ung thư Trường Sa Kha Tín, cho biết bữa ăn qua đêm tạo ra rất nhiều nitrite, đặc biệt là rau lá xanh và hải sản để qua đêm. Bản thân nitrite không gây ung thư, nhưng nó phản ứng với các sản phẩm phân hủy protein trong điều kiện axit để tạo ra nhiều loại chất gây ung thư. Nói chung, lượng rau qua đêm mà người bình thường tiêu thụ không quá lớn, không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe, nhưng bà Huang, đã ăn đồ ăn qua đêm trong hơn mười năm nên mới tích tụ chất độc ngày càng nhiều, làm tăng đáng kể khả năng ung thư.
Các loại thực phẩm cần lưu ý khi để qua đêm
Món canh
Canh thường nấu mất nhiều thời gian, và nếu để lâu trong chảo nhôm hoặc nồi inox trong một thời gian dài, dễ bị phản ứng hóa học và kết tủa các chất có hại. Canh tốt nhất nên ăn trong một bữa. Nếu còn dư nên bảo quản trong bát thủy tinh hoặc gốm và để trong tủ lạnh.
Rau lá xanh
Thông thường, hàm lượng nitrat trong các loại rau lá xanh luôn cao nhất tiếp theo đến dưa chuột và súp lơ. Vì vậy, nếu thừa nhiều loại rau cùng một lúc, bạn nên cố gắng tiêu thụ rau lá xanh trước.
Bên cạnh đó, chuyên gia cũng khuyến cáo rằng vào mùa hè, nếu các loại rau lá xanh chế biến xong không ăn hết tốt nhất nên bỏ đi, tuyệt đối không để qua đêm, đặc biệt là rau chân vịt cần tây.
Trứng
Trứng lòng đào khi để qua đêm vi khuẩn sẽ dễ dàng sinh sôi, phát triển hơn bình thường, gây ra chứng đầy hơi, khó tiêu... Tuy nhiên, nếu trứng được nấu chín và bảo quản ở nhiệt độ thấp thì việc ăn nó sau một đêm là hoàn toàn tốt.
Nấm
Các loại nấm sau khi chế biến bạn nên ăn ngay trong ngày, bởi nếu để qua đêm, thành phần protein phức tạp trong lchúng có thể gây hại cho hệ tiêu hóa đặc biệt là khi hâm nóng. Ngoài ra, trong nấm và mộc nhĩ dù là nuôi trồng hay tự mọc cũng chứa nhiều nitrat.
Làm thế nào để lưu trữ thức ăn thừa an toàn?
1, Thức ăn thừa được lưu trữ riêng
Không lưu trữ các thực phẩm cùng nhau để tiết kiệm diện tích, tốt nhất là lưu trữ riêng biệt. Tốt nhất là sử dụng dụng cụ thủy tinh để đựng thức ăn thừa, tránh lây nhiễm chéo.
2, Thời gian lưu trữ
Thời gian lưu trữ của thức ăn thừa không nên quá dài. Tốt nhất là trong vòng 5 giờ. Nếu để quá lâu, lượng nitrite sẽ tăng lên, điều này sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe.
3, Giữ tủ lạnh sạch sẽ
Nếu bên trong tủ lạnh bị bẩn, làm thế nào bạn có thể lưu trữ nó ngay lập tức, hãy chắc chắn giữ cho tủ lạnh sạch sẽ và không có mùi.
Theo Minh Thùy
Dịch từ Sohu
Khám phá
Điểm danh nhanh 5 kiểu ăn sáng "độc hại" cha mẹ hay cho trẻ ăn, đặc biệt là số 4 nhiều phụ huynh đang mắc phải Cha mẹ nên chú ý, một số bữa sáng không đúng cách sẽ có hại cho sức khỏe của trẻ. Dưới đây là 5 loại bữa sáng gây tổn thương vô cùng đến thể chất của trẻ mà nhiều cha mẹ không hay biết. Đối với trẻ em, một bữa sáng lành mạnh không chỉ cung cấp đủ năng lượng mà còn cung...