Sự vay mượn của Trung Quốc từ công nghệ quân sự Nga
Nếu thiếu những công nghệ quân sự vay mượn nước ngoài, đặc biệt là từ Nga, quân đội Trung Quốc sẽ phải đối mặt với không ít trở ngại trên mặt trận.
Tàu khu trục nhỏ Type 054A lớp Jiangkai II của Trung Quốc hiện trang bị hệ thống radar Band Stand do Nga sản xuất nhưng được thay đổi một số chi tiết. Ảnh:Jeffhead
Công nghệ quân sự Nga đang góp phần quan trọng tạo nên năng lực chiến đấu trên biển ngày càng mạnh mẽ của hải quân Trung Quốc, đồng thời giúp nâng cao khả năng phòng thủ của chiến hạm Bắc Kinh trước các đòn không kích từ Washington, báo cáo mới nhất của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) đánh giá.
Theo Diplomat, dù không đưa ra những bằng chứng mới làm rõ cho nhận định trên nhưng báo cáo cung cấp cái nhìn tổng quát về hiện trạng quá trình chuyển giao vũ khí giữa Nga và Trung Quốc. Nếu Bắc Kinh nhắm tới mục tiêu củng cố hạm đội mặt biển cũng như tăng cường năng lực chống tiếp cận ở Thái Bình Dương thì những công nghệ phòng không, cảm biến tầm xa cùng các hệ thống chống tên lửa hành trình diệt hạm của Moscow luôn là lựa chọn số một.
Công nghệ phòng không Nga mà Trung Quốc sử dụng cho phép tàu chiến nước này hoạt động xa bờ hơn trước, vượt ra ngoài phạm vi bảo vệ từ các hệ thống phòng thủ trên đất liền của Bắc Kinh. Thêm vào đó, những hệ thống chống tên lửa hành trình diệt hạm mới của Trung Quốc có nguồn gốc từ Nga, kết hợp với các thiết bị cảm ứng tầm xa, giờ đây còn trở thành mối đe dọa đối với các tàu chiến hạng trung của Mỹ. Thậm chí, chúng có thể ngắm bắn tới cả những cơ sở mà Washington đặt trên đảo Guam hay Okinawa.
Lượng vũ khí xuất khẩu của Nga vào Trung Quốc từ năm 2006 tới nay bắt đầu giảm dần nhưng con số vẫn rất đáng chú ý, bình luận viên Franz-Stefan Gady từ Viện Đông Tây, trụ sở ở New York, Mỹ, nhận xét. Bước sụt giảm này một phần là bởi ngành công nghiệp quốc phòng bản địa Trung Quốc đạt được nhiều bước tiến đáng kể trong thời gian qua. Song, nguyên nhân chính xuất phát từ thực tế Moscow rất ái ngại trước cảnh những hệ thống vũ khí tối tân mà họ bán cho Bắc Kinh có khả năng bị sao chép bất hợp pháp.
“Bất chấp việc Trung Quốc đẩy mạnh tự sản xuất vũ khí, câu hỏi đặt ra là những tiến bộ trong ngành công nghiệp quốc phòng của họ thật sự đạt đến mức độ nào. Các vũ khí mà người Trung Quốc miêu tả là ‘tiến bộ’ hầu hết đều được cải tiến từ công nghệ nước ngoài, và trong nhiều trường hợp là từ Nga”, báo cáo của CSIS cho hay.
Tài liệu của CSIS chỉ ra rằng Trung Quốc đang từng bước thoát khỏi sự phụ thuộc vào công nghệ Nga trong khâu phát triển tên lửa hành trình. Tuy nhiên, những tên lửa hành trình diệt hạm hiện đại nhất trong kho vũ khí của hải quân Trung Quốc hiện chủ yếu vẫn do Nga sản xuất, hoặc là các biến thể của tên lửa Nga, điển hình như SS-N-22 Sunburn, SS-N-27B Klub, Kh-31 Krypton, Kh-59MK Kingbolt, YJ-12, YJ-18 hay CX-1. “Tên lửa hành trình diệt hạm Nga còn thể hiện ưu thế vượt trội về tốc độ và khả năng xâm nhập nếu so sánh với các đối thủ Trung Quốc”, báo cáo viết.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, các hạm đội chiến đấu của hải quân Trung Quốc bị lệ thuộc vào cả công nghệ tình báo, do thám và trinh sát (ISR) của Nga. Những tàu khu trục nhỏ Type 054A lớp Jiangkai II của Trung Quốc hiện trang bị hệ thống radar Band Stand do Nga sản xuất nhưng được thay đổi một số chi tiết. Nếu không có các thiết bị này, Bắc Kinh sẽ mắc kẹt với những hệ thống cũ kỹ và lạc hậu, từ đó bộc lộ nhiều sơ hở trên chiến trường, báo cáo nhấn mạnh.
Theo CSIS, Bắc Kinh gần đây dường như đã rút ngắn khoảng cách với Moscow ở một số lĩnh vực nhất định trong khâu chế tạo radar công nghệ cao. Chuyên gia nhận định những hệ thống radar mới như Type 346 Dragon Eye lắp đặt trên tàu khu trục Luyang I và II hay hệ thống radar mảng pha trang bị cho tàu Jiangkai II tương đối hiện đại so với radar của Nga.
Mặc dù Trung Quốc cho thấy họ đang nhanh chóng bắt kịp các công nghệ quân sự của Nga nhưng rõ ràng còn nhiều lĩnh vực mà Bắc Kinh có thể học hỏi thêm từ mối quan hệ hợp tác Nga – Trung trong tương lai, đặc biệt là về mảng chiến đấu săn ngầm (ASW). Đây từ lâu được xem như một điểm yếu lớn của hải quân Trung Quốc, báo cáo cho biết thêm.
Vũ Hoàng
Theo Diplomat
Chiến hạm tương lai của Anh năm 2050
Tập đoàn quốc phòng Anh Startpoint vừa công bố bản thiết kế của một tàu chiến tương lai có tên gọi The Deadnought 2050.
Các kỹ sư đã cho thấy một cái nhìn thoáng qua về hình ảnh tương lai của các con tàu Hải quân Hoàng Gia Anh.
Thiết kế tàu Dreadnought 2050 nhìn từ trên cao - Ảnh:Startpoint
Tàu chiến trong tương lai có thể được làm từ nhựa siêu mạnh và graphene, được trang bị vũ khí bắn với tốc độ của ánh sáng.
Các tàu này sẽ được làm bằng vật liệu composite acrylic siêu cứng, không chỉ nhẹ hơn kim loại mà còn có thể chuyển từ trạng thái không thấu quang sang trong suốt bằng cách cho dòng điện chạy qua nó. Nó sẽ cho phép thủy thủ đoàn nhìn xuyên qua thân tàu, nâng cao khả năng kiểm soát trong cận chiến và cải thiện tầm quan sát khi cơ động.
Khoang rỗng phía đuôi tàu - Ảnh: Startpoint.
Chất liệu Graphene (các lớp cacbon xếp chồng lên nhau từng được biết như một vật liệu mới siêu mỏng, siêu bền và siêu dẫn điện) này sẽ giúp con tàu tăng sức mạnh, lớp vỏ có tác dụng làm giảm lực cản nhờ đó con tàu có thể di chuyển nhanh hơn và sử dụng ít nguyên liệu.
Sân bay không người lái - Ảnh: Startpoint.
Phòng hoạt động phòng bên trong với màn hình "Google Glass" để hiển thị thông tin chiến thuật. Hình ảnh laser ba chiều cho phép đội ngũ sĩ quan tập trung vào các mục tiêu trên biển, đất liền và không trung. Kết nối dữ liệu siêu nhanh với quân đội ở nơi khác và trụ sở chính cho phép điều khiển tàu từ khoảng cách hàng chục nghìn km. Phòng điều hành này chỉ cần kíp điều khiển 5 người thay vì 25 người như trên các chiến hạm cùng cỡ hiện nay.
Phòng điều khiển với bản đồ 3D. Ảnh: Startpoint.
Các kỹ sư đề nghị trang bị cho tàu các bồn chứa nguyên liệu mà khi được bơm đầy sẽ làm tàu nằm sâu xuống nước, khiến chúng trở nên tàng hình và làm vũ khí địch khó tiêu diệt tàu.
Các con tàu tương lai dự kiến cũng sẽ được trang bị nhiều vũ khí tối tân. Một pháo điện từ có khả năng bắn đạn có tầm sánh với tên lửa hành trình hiện nay; các ngư lôi có tốc độ 300 hải lý/h, vũ khí laser dùng để tiêu diệt mục tiêu bay.
Thân tàu được chế tạo từ hợp chất acrylic siêu bền - Ảnh: Startpoint.
Muir Macdonald, một lãnh đạo cấp cao của Startpoint cho biết "Trong khi một vài trong số các công nghệ này là thách thức với khoa học và kỹ thuật hiện đại, nhưng không có lí do gì khiến những yếu tố đó không thể được tích hợp vào thiết kế trong tương lai".
HMS Dreadnought đã viết lại luật lệ cho các chiến hạm khi được đưa vào biên chế vào năm 1906.
Deadnought 2050 được đặt theo tên HMS Dreadnought, một tàu chiến Anh ra đời năm 1906 từng "thể hiện thành tựu vượt bậc khiến mọi tàu chiến lớn khác đều trở nên lạc hậu" theo lời Startpoint, cơ quan phụ trách giám sát dự án trực thuộc Hải quân Hoàng gia Anh.
Theo NHẬT DUY (Theo Telegraph/Defensetech)
Nga Mỹ - Trung trở lại với "kỷ nguyên chiến hạm"? Mặc dù các chiến hạm lớn đã xuất hiên trong nhiều thập niên trước đây nhưng có lẽ đây là thời gian để "làm sống lại" các huyền thoại. Học giả người Mỹ Robert Farley cho rằng đã đến lúc xây dựng các tàu chiến lớn mới. Ông cho rằng kỷ nguyên các tàu chiến lớn đang chuẩn bị trở lại. Giáo sư...