Sử và Nước là một, Sử còn thì Nước còn
Một khoa học có sức sống, rõ ràng đó là một khoa học chân chính, đúng đắn, hợp quy luật có sức mạnh gê gớm, và có ích cho mọi thời đại, mọi sự phát triển.
LTS: Thầy Hoàng Văn Bằng- Giáo viên Trường THPT Lương Đắc Bằng (Thanh Hóa) có bài viết nêu lên thực trạng và sự cần thiết của môn Lịch sử trong thời đại Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa đất nước.
Tòa soạn trân trọng giới thiệu cùng độc giả.
Lịch sử nhân loại từ khi hình thành cho đến nay đã trải qua hình thức xã hội khác nhau, sự thay thế hình thức xã hội này bằng hình thức xã hội khác là khách quan mang tính quy luật lịch sử.
Có lẽ rằng mọi người củng chỉ hiểu nó là tất yếu, dĩ nhiên nó xãy ra và không cần biết tại sao lại có một xã hội này hay xã hội khác, nó để lại những bài học gì, lợi ích gì, cho chúng ta hiện nay và tương lai.
Cũng vì thế chúng ta hiện nay chắc hẳn nhiều người cũng đồng thuận cho rằng môn học này không thực tế, không làm ra tiền tài, địa vị, mọi của cải vật chất và tinh thần cho xã hội, không phục vụ cho nhu cầu Công nghiệp hóa- Hiện đại hóa đất nước, vị thế của nó chỉ là môn phụ, không xứng đáng có tên trong danh sách môn học và thi bắt buộc ở nhà trường phổ thông.
Con người xuất hiện từ khi nào thì khoa học lịch sử cũng ra đời từ đó, lịch sử xã hội loại người từ khi hình thành cho đến nay đã có biết bao đổi thay, có những thứ đã vĩnh viễn biến mất hoàn toàn khỏi trái đất, song khoa học lịch sử thì vẫn vậy, nó như cây cổ thụ ngày càng vươn cao, tán lá càng rộng.
Một khoa học có sức sống như vậy, rõ ràng đó là một khoa học chân chính, đúng đắn, hợp quy luật có sức mạnh gê gớm, và có ích cho mọi thời đại, mọi sự phát triển.
Thực tế chúng ta hiện nay, chắc nhiều người cho rằng, học lịch sử là học yêu nước, do đó không nhất thiết phải học lịch sử mới yêu nước, mà chỉ cần hành động dản đơn là yêu nước rồi (hát Quốc ca để tay trước ngực như các cầu thủ bóng đá, hát những ca khúc truyền thống hay cách mạng kèm theo đó khoác lên vai lá cờ, tay để trước ngực của các ca sĩ, diễn viên…).
Song, đằng sau đó là sẵn sàng bán độ vì cuộc sống trong bóng đá, lên sân khấu khác, ăn nói thô lỗ, mặc nhố nhăng, hở hang thiếu thẩm mĩ ở các ca sĩ, diễn viên…đó không hẵn là yêu nước, không mang tính bền vững.
Lịch sử dân tộc ta từ khi dựng nước cho đến nay, mãnh đất này đã in dấu những đau thương, mất mát, mồ hôi, xương máu đời đời của cha ông ta.
Ảnh minh họa. GDTĐ
Mỗi lúc nguy nan, giữa sự sống và cái chết, sự tồn vong và hủy diệt của dân tộc, không phải ai khác, không phải môn học nào khác, mà chính là Lịch sử đi đầu, có sức mạnh như vũ bão, thức tỉnh non sông, đó là tiếng gầm thét kiêu hùng của bà Trưng đặt nợ nước lên trên thù chồng kiên cường chống giặc “Một xin rửa sạch nước nhà, hai xin đem lại nghiệp xưa họ Hùng…”.
Video đang HOT
Lời vàng đanh thép trong bài thơ “Thần” của Lý Thường Kiệt, khẳng định trước kẻ thù xâm lược sự tồn tại vĩnh hằng về đất đai bờ cõi, được coi như bản Tuyên ngôn độc lập thời Lý ” Sông núi nước Nam vua Nam ở, rành rành định mệnh ở sách trời, cớ sao lũ giặc sang xâm lược, chúng bay sẽ bị đánh tơi bời”.
Chân lý này một lần nữa được khẳng định trong “Bình Ngô Đại Cáo” của Nguyễn Trãi “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân…Núi sông bờ cõi đã chia, phong tục Bắc Nam cũng khác…”.
Viết tiếp trang sử hào hùng dân tộc, Người anh hùng dân tộc Hồ Chí Minh, đã cho thế giới biết rõ về một dân tộc Việt Nam bằng da bằng thịt, sự đau thương và mất mát nhưng tự hào với bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa “Mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng…Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã trở thành một nước tự do độc lập…”
Và lần nào cũng vậy thắng lợi luôn thuộc về dân tộc ta, những chiến công, phẩm chất của con người, lại tô thắm làm rạng danh lịch sử dân tộc. Lich sử dân tộc như dòng sông không ngừng chảy, như dòng sữa mẹ tuôn trào bảo vệ và nuôi dưỡng mãnh đất thiêng liêng hình chữ “S”, con người, những giá trị văn hóa thiêng liêng của dân tộc.
Lịch sử mới là gốc của một nước, đẻ ra và nuôi dưỡng đất nước, là tiếng vọng từ cuội nguồn, luôn nhắc nhở các thế hệ con cháu Việt Nam hãy biết, hãy trân trọng, nuôi dưỡng nó như con mắt, bàn chân, bàn tay ta, như da với thịt, như lời nhắc nhở của Hồ Chủ Tịch.
“Các vua Hùng đã có công dựng nước
Bác cháu ta hãy cùng nhau giữ nước”
“Dân ta phải biết sử ta
Cho tường gốc tích nước nhà ngày nay”
Trong suốt thế kỉ XX, dân tộc ta oằn mình chống chọi với hai đế quốc hùng mạnh, đế quốc Pháp và đế quốc Mĩ xâm lược, cả thế giới đều nghiêng mình trước Pháp- Mĩ với tiềm lực kinh tế- tài chính, quân sự, chính trị đứng đầu thế giới, để đánh bại hoàn toàn hai thế lực đế quốc này ta không chỉ chiến đấu bằng tinh thần yêu nước, mà bằng ý thí, tư tưởng, văn hóa, kinh tế quân sự…
Lịch sử không chỉ khơi dậy truyền thống yêu nước, mà còn lao vào cuộc chiến kinh tế, chính trị, quân sự…tạo lên sức mạnh khổng lồ, sức mạnh đó không phải là con số cụ thể, cũng không phải là con số dản đơn, nó không thể cân đong đo đếm, đó là đất, là nước, là sự hiệu triệu tổng hợp tạo ra sức mạnh hủy diệt “quét sạch lũ cướp nước và bán nước”.
Sức mạnh đó là lịch sử đúc kết của dân tộc, truyền thống dựng nước và giữ nước, được Hồ Chủ Tịch truyền tải trong khẩu hiệu “Không có gì quý hơn độc lập tự do”, hàng triệu con tim Việt Nam, không phân biệt lứa tuổi, tôn giáo, đẳng cấp, họ lao vào cuộc chiến giữa cái sống và chết, hàng triệu tấn lương thực, thuốc men, đạn dược vào chiến trường “thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”.
Nhân loại ngày nay không thể đánh giá môn lịch sử là văn hóa tinh thần “văn hóa phi vật thể”, mà nó còn là văn hóa vật chất, sức mạnh tổng hợp.
Cả thế giới nghiêng mình trước sự lớn mạnh của Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, khi đánh giá sức mạnh tổng hợp tạo nên, điều đầu tiên họ khẳng định đó là sức mạnh của lịch sử đem lại, đó là giá trị gốc, tạo nên một cái móng vững chắc, bền và dẻo như chiếc lò so, tạo ra sự phát triển, tính bền vững của quốc gia, dân tộc, đó là bài học đắt giá cho các dân tộc khác trong đó có Việt Nam.
Như vậy, Sử và Nước là một, Sử còn thì Nước còn, Sử mất thì Nước mất, đó là mối quan hệ biện chứng, không thể phủ nhận hay bàn cải. Lịch sử phải được mọi người dân Việt Nam biết và gìn giữ, tôn trọng, không thể hời hợt hay môn phụ ở nhà trường phổ thông.
Hoàng Văn Bằng
Theo giaoduc
TS.Lương Hoài Nam: "Bánh sử" khó ăn, nếu món ngon thì không cần bắt buộc
Cái mà học sinh cần khi học môn sử là kiến thức, kỹ năng của một nhà-sử-học để rồi tự mình tìm tòi, bổ sung, làm giàu kiến thức lịch sử trong suốt đời người.
Trong Chương trình giáo dục phổ thông mới (mà Bộ GD&ĐT đang lấy ý kiến toàn dân đến ngày 20/9), sẽ có một số môn bắt buộc, một số môn học sinh được tự chọn. Những môn nào bắt buộc, những môn nào tự chọn thì còn phải bàn rất nhiều.
Ở các nước khác, người ta thường bắt buộc học 3 môn toán, tiếng mẹ để và ngoại ngữ chính (tiếng Anh), những môn đó học sinh thích hay không thích cũng phải học.
Còn các môn khác, từ trung học phổ thông, học sinh tự chọn theo sở thích, năng khiếu, định hướng nghề nghiệp tương lai. Hiện tại Bộ GD&ĐT chưa tiếp cận theo cách này và chúng ta sẽ cần kiến nghị thêm với Bộ.
Ở đây, tôi chỉ chia sẻ suy nghĩ của tôi về đề xuất của một số người lấy môn sử làm môn học bắt buộc. Đề xuất này có thể xuất phát từ thực tế là học sinh nước ta thường ghét môn sử và người Việt ta thường yếu kiến thức lịch sử Việt Nam và thế giới.
Cách dạy sử ở nước ta quả thật là chán, làm cho nhiều học sinh không thích học. Ở các nền giáo dục tiên tiến, người ta dạy sử là dạy cho học sinh các kiến thức, kỹ năng của một nhà-sử-học: dạy cách tìm thông tin lịch sử; cách bóc tách sự kiện khách quan và các quan điểm, cách nhìn nhận, đánh giá chủ quan của người khác về sự kiện sử; dạy cách hình thành, diễn đạt quan điểm của học sinh về sự kiện sử; dạy cách tôn trọng quan điểm của người khác về cùng sự kiện sử.
Ảnh minh họa. Xuân Trung
Còn chúng ta thường là cố nhồi vào đầu học sinh và bắt học sinh nhớ tất cả mọi thứ sau khi nhào nặn thành một cái "bánh sử" giống nhau cho mọi người.
Học sinh không còn phân biệt được đâu là sự-kiện-khách-quan, đâu là quan điểm chủ quan của cơ quan quản lý giáo dục. Tất nhiên các em cũng chưa được khuyến khích hình thành và diễn đạt các quan điểm riêng về sự kiện sử.
Nếu chúng ta vẫn dạy sử theo kiểu đó, chẳng bao giờ học sinh thích học sử. Mà nếu có nhồi được vào đầu học sinh một ít kiến thức sử theo kiểu đó, lượng kiến thức sử đó đâu có được là bao đối so với lịch sử bao la của đất nước và thế giới?
Cái mà học sinh cần khi học môn sử là các kiến thức, kỹ năng của một nhà-sử-học để rồi tự mình tìm tòi, bổ sung, làm giàu kiến thức lịch sử trong suốt đời người.
Kiến thức, kỹ năng sử học vô cùng quan trọng đối với con người, có thể nói cho đến tận khi chết. Đơn giản là vì chỉ cần sau một giấc ngủ, chỉ ngày mai thôi, tất cả những gì xảy ra hôm nay đã trở thành "lịch sử" và chúng ta cần "xử lý" chúng như những "sự kiện sử".
Kiến thức, kỹ năng sử học ảnh hưởng rất lớn đến kỹ năng sống của một con người, đâu phải chỉ là biết để cho biết, biết để thi?
Kiến thức sử của tôi không quá giàu, nhưng nó đã giúp tôi rất nhiều trong công việc, nhất là trong quan hệ với các đối tác kinh doanh nước ngoài.
Một lần gặp và làm việc với đối tác Ireland, tôi bảo họ là tôi rất thần tượng Michael Collins và James Joyce người Ireland. Chỉ có vậy thôi mà các bạn Ireland đã rất vui và chúng tôi có đủ đề tài để nói chuyện rôm rả suốt cả buổi ăn tối.
Thật ra, tôi đâu có biết nhiều về Michael Collins, ngoài một bộ phim về ông? Tôi cũng đâu biết gì nhiều về James Joyce, ngoài cuốn "Người Dublin" của ông và một số thông tin tiểu sử của ông mà tôi tự tìm?
Nhưng các bạn Ireland vui, vì tôi, một người nước ngoài, nói về những người hùng của họ. Nếu một người nước ngoài nào đó nói chuyện với chúng ta về Lê Lợi và Nguyễn Trãi, chắc chắn chúng ta cũng sẽ rất vui và quý mến người đó, đúng không?
Hay như năm ngoái, tôi đi Mỹ. Đối tác của tôi là một ông già 70 tuổi gốc Armenia. Tôi nói với ông là vợ tôi trước đây học ở Erevan, thủ đô Armenia.
Tôi nói chuyện với ông về cuộc xâm lược và thảm sát của Ottoman tại Armenia, về sự công bằng khi Quốc hội Mỹ gần đây có nghị quyết gọi nó là "tội ác diệt chủng". Ông bạn già của tôi nước mắt lưng tròng vì cảm động.
Trước đó, tôi không biết rằng gia đình ông là nạn nhân của Ottoman và họ đã phải rời bỏ Armania vì cuộc xâm lược của Ottoman. Chúng tôi nói chuyện với nhau nhiều thứ khác, từ trận động đất kinh hoàng ở Armenia năm 1988, đến quan hệ căng thẳng giữa Armania và Azerbaijan...
Nhờ những câu chuyện đó, quan hệ của chúng tôi trở nên rất thân thiện và hợp tác trong công việc với nhau rất thuận lợi. Không chỉ là đối tác, mà chúng tôi còn là bạn bè. Với ông, một người Việt Nam mà biết về quê hương ông như vậy đã là nhiều. Mà thật ra tôi đâu có biết nhiều về Armenia?
Tôi kể hai chuyện trên để nói rằng kiến thức, kỹ năng sử học có thể giúp ích rất nhiều trong cả cuộc sống và công việc của mỗi người. Nếu không dùng các kiến thức sử để làm việc gì, thì ít ra cũng để chuyện trò với nhau. Để khỏi phải ngồi cắn móng tay khi không có chủ đề khác mà các bên có hứng thú trao đổi.
Vậy nên, tôi ủng hộ việc tăng cường dạy lịch sử cho học sinh trong chương trình giáo dục phổ thông mới. Chỉ có điều là, tôi đề nghị dạy lịch sử theo cách khác, chứ không phải theo cách dạy lịch sư chán òm lâu nay trong nhà trường.
Khi việc học lịch sử trở nên hấp dẫn, bổ ích đối với học sinh thì không cần quy định nó là môn học bắt buộc, nhiều học sinh vẫn sẽ chọn học nó vì lợi ích của chính mình.
TS. Lương Hoài Nam
Theo giaoduc
Bảo hiểm xã hội tự nguyện: Người dân khó "mặn mà"? Cho tới quí 2/2015, mới chỉ có 0,39% lực lượng lao động tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện, trong đó, đa phần là những người lao động đã đóng BHXH bắt buộc và đóng thêm để đủ số năm nhận lương hưu. Đó là con số được đưa ra tại Hội thảo "Hướng tới một hệ thống BHXH dễ tiếp...