Sư tử, hổ trắng tại trang trại nuôi thú ‘độc’ nhất VN
Nằm ẩn mình dưới chân một quả núi tại xã Diễn Lâm (Diễn Châu, Nghệ An), khu trang trại sinh thái có tên Trại Bò này đang là tâm điểm thu hút khách du lịch, nhất là những người có tính hiếu kỳ.
Chú sư tử này đang tư lự với cuộc sống trên “miền quê mới” của mình.
Họ tìm đến để tận mắt chiêm ngưỡng những loại thú được coi là “độc” và “khủng” nhất Việt Nam.
Những loài thú này được ông chủ kỳ công sưu tầm từ châu Âu, châu Phi và chúng đều được chuyển về bản địa bằng đường hàng không.
Video đang HOT
Ông chủ khu trang trại 100ha này đang ấp ủ dự định thời gian tới sẽ có 24 loài động vật quý hiếm trên thế giới sẽ được quy tập về đây.
Theo vietbao
Kỳ lạ chuyện rắn hổ mây hiểu tiếng người và thân thiết với gia chủ
Mới đây, lại nổi lên chuyện về con rắn hổ mây nặng hơn 10kg ở núi Cấm, nhờ biết nghe tiếng người cảnh bảo mà thoát chết bởi toán thợ săn.
Rắn hổ mây chúa làm bạn với con người
Từ thủa nhỏ, ông Đinh Phi Vân (40 tuổi) - ngụ ấp Vồ Đầu, xã An Hảo, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang, đã được cha đưa lên núi Cấm sinh sống với nghề làm nương rẫy. Cách đây hơn 10 năm, ông Vân lập gia đình với bà Nguyễn Thị Ngọc Sơn - người sinh ra và lớn lên ở núi Cấm, rồi chọn vồ Mồ Côi trên lưng chừng núi để mưu sinh.
Sống giữa núi rừng, nên hàng ngày gia đình ông Vân gặp rất nhiều loài thú rừng như: heo, gà, chồn, trăn... Đặc biệt với họ nhà rắn, gia đình ông rất có duyên gặp chúng. Ông Vân cho biết: "Mình sống giữa "rừng thiêng" phải có nguyên tắc riêng để tồn tại là sống hòa bình với thiên nhiên, núi rừng. Căn nhà của tôi được xây dựng kiên cố. Bất cứ con nào xâm phạm vào nhà, ảnh hưởng tới cuộc sống gia đình thì tôi tìm mọi cách để tiêu diệt. Nhưng nếu chúng không xâm phạm hay chỉ ở ngoài sân thì tôi không bao giờ đụng tới".
Bởi theo ông Vân, những loài thú rừng đều có "linh tính" nếu mình tìm cách gài bẫy hay hại nó thì nhất định nó sẽ trả thù. "Bằng chứng là một số khu rẫy trồng chuối, đu đủ, bắp... bị heo rừng, chồn... phá tan hoang cũng chỉ vì trước đó, chủ nhân tìm cách gài bẫy bắt chúng. Nhất là một số loài rắn, chúng thường tìm đến tận nhà để trả thù khi mình đe dọa tới tính mạng chúng", ông Vân nói. Là người có kinh nghiệm đi rừng, ông Vân cho rằng chỉ có con người mới tìm tới tận nơi để tiêu diệt thú rừng. Chúng không còn con đường thoát thân mới chống trả chứ thú rừng không bao giờ tự dưng dám "truy đuổi, tấn công" con người.
Từng đối mặt với rất nhiều thú dữ, nhưng với gia đình ông Vân, chuyện gặp loài rắn độc giữa núi rừng là điều kỳ lạ nhất. Cách đây hơn 5 tháng, ông Vân ra phía sau nhà để làm cá, chuẩn bị nấu cơm thì bắt gặp một con rắn hổ mây dài hơn 4m, nặng khoảng 10kg đang ngóc đầu như chuẩn bị bắt mồi. Khi đó vợ ông Vân ở trong nhà nhìn ra thấy vậy nhưng không nói thành tiếng vì sợ. Ông Vân thấy con rắn như muốn tấn công mình. Kinh nghiệm sống ở rừng lâu năm, nên ông biết loài rắn hổ mây này ban đầu chỉ làm động tác dọa đối thủ. Nếu đe dọa tới tính mạng chúng mới tấn công lại. Biết vậy nên ông Vân lùi vào nhà để con rắn bỏ đi.
Ông Vân cho rằng: "Rắn hổ mây nặng cả chục kg thì 1 người khó lòng thắng được nó vì nó rất nhanh, đánh một gậy cũng khó lòng giết được nó mà nó quay lại tấn công mình thì rất nguy hiểm. Có lẽ con rắn này ngửi thấy mùi cá tanh nên đánh hơi tìm đến chứ không chủ động tấn công người, nên mình mới không bị nó "đớp" khi không đề phòng gì".
Nửa tháng sau, vợ chồng ông Vân mắc võng ở gốc Xoài phía sau nhà ngủ trưa lại gặp con rắn này lần nữa. Con rắn bò ngang dưới võng, phát hiện có người đang nằm đu đưa, nó chỉ khựng lại rồi bò đi tiếp. Bà Sơn kể lại: "Khi đó tôi điếng hồn vì con rắn to bò sát người mình. Tôi chỉ chắp tay vái lạy con rắn mau bò đi khỏi nhưng nó vẫn khựng lại làm tôi bủn rủn cả người. Cuối cùng, nó cũng chịu bò tiếp hơn 5m rồi nằm dưới hốc đá. Tôi và ông chồng cuốn võng không dám mắc ở đó nữa". Thì ra đó là đường đi lại thường xuyên của con rắn này.
Từ đó trở đi, cứ vài ngày, khi đêm về, nó lại bò gần về nhà ông Vân để bắt chuột. Căn nhà ông Vân được thiết kế đặc biệt: Lưng dựa vào núi, mái tôn nằm sát vách đá, nên chuột, rắn đều có thể bò lên mái nhà dễ dàng. Vì vậy con rắn hổ mây này chọn mái nhà ông làm "địa bàn" săn bắt chuột. Mỗi khi tới gần nhà, con rắn đều phát ra âm thanh giống tiếng huýt sáo như nên báo hiệu cho gia đình biết có sự xuất hiện của nó. Biết vậy, nên gia đình ông Vân không tìm cách hại con rắn này mà sống hòa bình vì nó cũng bắt chuột giúp gia đình.
Nhờ hiểu tiếng người mà thoát nạn
Con rắn hổ mây xuất hiện ở nhà ông Vân trở nên thân thuộc với gia đình. Lâu lâu không nghe con rắn này huýt sáo, đứa con ông Vân còn cảm thấy buồn buồn. Còn đối với bà Sơn, thì không còn sợ hãi nữa mà xem con rắn này như bạn. Ông Vân còn treo bóng đèn phía sau nhà và để sẵn thau nước, để ban đêm kho con rắn này về khát nước có sẵn nước uống.
Tuy nhiên, tù khi nhà ông Vân xuất hiện hơn chục thợ rừng đến đây thuê nhà ở để khai thác gỗ thì tính mạng con rắn hiền lành này gặp nguy hiểm. Ông Vân kể lại: "Lúc đó, gia đình tôi cho hơn 10 thợ rừng đến đây trú ngụ, khai thác gỗ tràm ở dưới dốc. Ngay đêm đầu tiên, người thợ rừng tên Tèo đã phát hiện ra tiếng huýt sáo của con rắn. Đoán con rắn này nặng cả chục kg nên anh ta bàn kế hoạch để ngày hôm sau bắt cho bằng được". Mấy ông thợ rừng dày dặn kinh nghiệm còn kêu chủ nhà kiếm sẵn đu đủ để... hầm, vì con rắn này rất to. Khi đó bà Sơn rất tức giận vì không muốn nhóm thợ săn bắt con rắn. Nhưng bà không biết làm thế nào, vì cự cãi với toán thợ thì đồng nghĩa với việc mất đi món tiền thuê nhà không nhỏ hàng tháng.
Buổi sáng hôm sau, khi toán thợ rừng xuống dốc để khai gỗ, chỉ còn mình bà Sơn ở nhà, bà đứng ở phía sau nhà, nói vọng ra khu vực phía con rắn hổ mây thường đi vào ban ngày: "Mày khôn hồn thì trốn đi, tối nay về mà huýt sáo nữa thì tụi nó bắt mày làm thịt, tao không cản được đâu...". Đến đây, bà Sơn cũng không hiểu tại sao mình "nổi khùng" lên rồi nói như vậy. Theo bà, mình chỉ có cảm tình với con rắn này và không muốn nó bị giết bởi đám thợ rừng nên mới nói như vậy để con rắn có "linh tính" nghe được sẽ tránh, may ra mới thoát chết.
Điều lạ lùng, từ đó trở đi, con rắn này tuyệt nhiên không còn xuất hiện gần nhà ông Vân lần nào nữa. Toán thợ rừng thấy lạ, cứ đợi tới đêm, rình coi nó huýt sáo ở đâu, hướng nào để vây bắt, nhưng đều không thành. Suốt một tháng liền, toán thợ rừng không tài nào bắt được con rắn này vì nó đã trốn đi đâu mất tăm...
Thế nhưng, khi toán thợ rừng khai thác gỗ xong đi nơi khác thì con rắn này lại xuất hiện. Bà Sơn kể lại: "Bữa đó, 11h trưa, nhóm thợ rừng dọn đồ đi khỏi nhà tôi thì 1h chiều, con rắn đã bò về như "nhớ" nhà. Ban đầu nó huýt sáo ở phía sau vườn cây rồi bò lên mái nhà, lần theo giàn thiên lý để xuống sân trước nhà. Tôi phải kêu đứa con chạy vào nhà, để con rắn được yên. Thế nhưng nó chỉ nằm đó một hồi rồi bò xuống dốc kiếm ăn".
Cũng từ khi không có toán thợ rừng thì cứ vài ngày, lâu nhất là nửa tháng con rắn hổ mây này lại về nhà ông Vân để uống nước, bắt chuột. Gia đình ông Vân xem con rắn là người bạn thân thiết trong gia đình. Sau chuyện này, bà Sơn rất tin vào chuyện có "linh tính" giữa người và muông thú, dù bản thân bà trước giờ không tin vào những điều huyền bí hay mê tín dị đoan.
Theo xahoi
Nhấn mạnh vai trò của doanh nhân Hôm qua, 19-3, Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã tổ chức hội thảo để cộng đồng doanh nghiệp (DN) Việt Nam góp ý Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992. Ông Vũ Xuân Tiền -Chủ tịch Hội đồng thành viên công ty tư vấn VFAM VN cho rằng, trong giai đoạn mới của sự phát triển nền kinh tế...