Sư tử biển đực bắt cóc con non để trút giận
Do không thể tranh giành bạn tình với con đực lớn hơn, sư tử biển ngoạm một con non gần đó và quăng cật lực.
Sư tử biển non bị tách khỏi mẹ đột ngột. Ảnh: SWNS.
Nhiếp ảnh gia Pablo Cersosimo ở bán đảo Valdes, vùng Patagonia, Argentina, chụp lại khoảnh khắc sư tử biển sắp trưởng thành trút giận lên một con non trong mùa giao phối. Theo Cersosimo, cảnh tượng này không hiếm gặp đối với sư tử biển Nam Mỹ.
Trong ảnh, một con sư tử đực to lớn bắt cóc con non vài ngày tuổi. Hành vi này khá phổ biến ở sư tử biển đực sắp trưởng thành do chúng bực bội vì không thể cạnh tranh con cái với tình địch nhiều tuổi hơn. Con sư tử biển non may mắn sống sót sau khi hứng đòn từ đồng loại.
Video đang HOT
Kẻ bắt cóc hất văng sư tử biển non. Ảnh: SWNS.
“Sư tử biển non cần phải sống sót giữa loài của chúng. Chúng phải đối mặt với những tình huống khó khăn ngay từ khi mới chào đời. Là một nhiếp ảnh gia động vật hoang dã, tôi rất khâm phục và tôn trọng chúng”, Cersosimo chia sẻ.
Sư tử biển Nam Mỹ có tuổi thọ khoảng 20 năm với kích thước đa dạng, theo MarineBio.org. Con đực có thể dài 2,6 mét và nặng 300 kg trong khi con cái thường dài 1,8 mét và nặng bằng một nửa. Sư tử biển đực có bộ lông sáng màu hơn so với con cái. Chúng nằm trong danh mục nguy cấp do bị săn bắt nhiều vào thế kỷ 19 và 20, theo Quỹ Bảo vệ Thiên nhiên Quốc tế.
Cá sấu con bám chi chít trên lưng bố
Nhiếp ảnh gia chụp lại khoảnh khắc đàn cá sấu con thi nhau trèo lên lưng bố để được che chở.
Đàn cá sấu con trèo lên lưng bố. Ảnh: BBC.
Nhiếp ảnh gia Dhritiman Mukherjee chụp ảnh "đại gia đình" cá sấu Ấn Độ (Gharial crocodile) trong khu bảo tồn quốc gia Chambal, BBC hôm 1/9 đưa tin. Loài cá sấu nước ngọt này thuộc nhóm cực kỳ nguy cấp trong Sách Đỏ của Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN). Vì vậy, tất cả những con non trong ảnh cần sống sót đến khi trưởng thành và sinh sản.
Cá sấu Ấn Độ từng có tới hơn 20.000 cá thể tại Nam Á. Tuy nhiên, ngày nay số lượng cá sấu trưởng thành chỉ còn chưa tới 1.000 con. 3/4 trong số đó tập trung tại khu bảo tồn Chambal.
"Con đực này đã giao phối với 7 hay 8 con cái. Thông thường, cá sấu Ấn Độ khá nhút nhát so với cá sấu nước mặn và cá sấu đầm lầy. Nhưng con đực này bảo vệ đàn con rất quyết liệt và nếu tôi đến quá gần, nó sẽ đuổi tôi. Nó có thể trở nên rất hung dữ", Dhritiman cho biết.
Ảnh chụp "đại gia đình" cá sấu từ trên cao. Ảnh: BBC.
Cá sấu Ấn Độ đực có một chỗ phình nổi bật ở đầu mõm trông giống một chiếc chậu đất nung tròn, hay "ghara" trong tiếng Hindi. "Bộ phận này giúp khuếch đại âm thanh phát ra", Patrick Campbell, chuyên gia về động vật bò sát tại Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên London, giải thích.
"Những loài cá sấu khác dùng miệng để mang con đi, dĩ nhiên là phải rất cẩn thận. Nhưng với cá sấu Ấn Độ, hình dáng mõm khác thường khiến điều này trở nên bất khả thi. Vì thế, con non phải trèo lên đầu và lưng để gần gũi với bố và được che chở", ông nói thêm.
Số lượng cá sấu Ấn Độ suy giảm do môi trường sống thu hẹp. Nguyên nhân chủ yếu là các đập nước ngăn dòng chảy của sông. Việc khai thác cát và loại bỏ đá cuội cũng gây khó khăn cho cá sấu khi làm tổ. Ngoài ra, chúng cũng có nguy cơ bị vướng vào các dụng cụ đánh bắt cá. Dhritiman hy vọng có thể góp phần bảo tồn cá sấu qua những bức ảnh của mình.
Bắt được cá sấu 350 kg tại Australia Đội kiểm lâm tại Top End, Australia, bắt được một con cá sấu nước mặn dài 4,4 m và nặng 350 kg gần khu vực khách du lịch thường xuyên lui tới. Con cá sấu đực khổng lồ được phát hiện vào ngày 28/8 khi đang mắc kẹt tại Công viên Tự nhiên sông Flora, cách thị trấn Katherine, Australia, khoảng 120 km...