Sự trùng hợp trong 4 vụ tàn sát hộp đêm đồng tính ở Mỹ
Trong nhiều thập kỉ qua, nước Mỹ đã có một lịch sử lâu đời về bạo lực tại các hộp đêm đồng tính, thực hiện bởi những kẻ tin rằng người đồng tính “nên bị tiêu diệt”.
Hiện trường vụ thảm sát khiến 50 người chết ở hộp đêm đồng tính nam Pulse ngày 12.6
Ngày 12.6, một cuộc xả súng đẫm máu tại hộp đêm đồng tính nam đã cướp đi sinh mạng của 50 người, khiến 53 người khác bị thương. Kẻ xả súng là Omar Mateen, 29 tuổi, đã bị bắn chết. Ông Mir Seddique, cha của Mateen cho rằng y mắc hội chứng sợ đồng tính (homophobia), đặc biệt là sau khi chứng kiến hai người đồng tính hôn nhau ở thành phố Miami vài tháng trước. Ông nghĩ hội chứng này có thể liên quan tới vụ xả súng kinh hoàng hôm 12.6.
Chứng sợ đồng tính là những thái độ và cảm xúc tiêu cực đối với những người đồng tính nữ, đồng tính nam, lưỡng tính hay chuyển giới ( cộng đồng LGBT). Chứng sợ đồng tính bao gồm các thái độ như khinh rẻ, thành kiến, ác cảm, thù hận, có thể là vì một nỗi sợ hãi vô lý, và thường liên quan đến tín ngưỡng tôn giáo.
Chưa thể khẳng định homophobia là nguyên nhân khiến Omar Mateen xả súng tàn độc trong hộp đêm Pulse, nhưng có một sự thật là, từ lâu đời, những địa điểm tụ họp của cộng đồng LGBT đã trở thành mục tiêu của các đối tượng muốn bài trừ LGBT.
Một trong những vụ thảm sát bài trừ LGBT nổi tiếng nhất từng xảy ra ở Mỹ là vụ đốt cháy Upstairs Lounge, một quán bar đồng tính nam ở New Orleans năm 1973. Kẻ phạm tội đã đốt cháy quán bar khiến 32 người thiệt mạng chỉ trong 20 phút.
Thời đó, phần lớn các chính trị gia đều từ chối bình luận về vụ việc. Tổng Giám Mục Công Giáo của bang New Orleans thậm chí còn không hỗ trợ các nạn nhân (Ông đã xin lỗi về sự thờ ơ của mình năm 2013). Nhiều hãng tin bỏ qua sự kiện này, nhiều người còn chế giễu nạn nhân vì họ là người đồng tính. Không ai bị tuy tố sau vụ thảm sát.
Các nạn nhân trong vụ tấn công tại hộp đêm đồng tính Upstairs Lounge năm 1973 khiến 32 người chết
Vụ lớn thứ 2 xảy ra năm 1997. Một người tên Eric Robert Rudolph đã cho Otherside Lounge nổ tung. Đây là một hộp đêm đồng tính nữ ở Atlanta. Eric tin rằng “nỗ lực hợp pháp hóa đồng tính là một cuộc tấn công vào sự toàn vẹn của xã hội Mỹ.”
Video đang HOT
Eric cho rằng đồng tính là “một hành vi tình dục khác thường”. Trong lời thú tội của mình, Rudolph to tiếng phản đối “chương trình nghị sự đồng tính”, bao gồm việc chấp nhận “hôn nhân đồng tính, nhận con nuôi người đồng tính, hoặc chương trình bình thường hóa đồng tính trong trường học.”
Ảnh chụp Upstairs Lounge thời hiện tại ở địa chỉ 141 đường Chartres
Ba năm sau, Ronald Gay đã nổ súng vào Backstreet Cafe, một quán bar đồng tính ở Roanoke, Virginia, giết chết Danny Overstreet, 43 tuổi, và khiến 6 người khác bị thương nặng. Gay tức giận vì tên của ông ta có nghĩa là “đồng tính”, và nói rằng Thiên Chúa đã bảo ông ta đi giết người đồng tính. Gay tự nhận mình là một “chiến binh làm việc cho Chúa” và nói tại tòa án rằng ước gì ông ta có thể giết thêm nhiều người đồng tính nữa.
Năm 2013, Musab Mohammed Masmari đã châm lửa đốt hộp đêm đồng tính nam Neighbours
Vụ thứ 4 có cùng động cơ xảy ra gần đây, vào năm 2013. Thủ phạm Musab Mohammed Masmari đã châm lửa đốt hộp đêm đồng tính nam Neighbours ở Đồi Capitol Seattle vào đêm giao thừa. Masmari tin rằng những người đồng tính “nên bị tiêu diệt”.
Những cuộc tấn công trên chỉ là một vài trường hợp trong hàng nghìn tội ác kì thị LGBT ở nơi công cộng, như trường học, phòng vệ sinh, công viên, vỉa hè, thậm chí giữa ban ngày. Luật liên bang đã không hình sự hóa tội ác kỳ thị LGBT cho đến gần đây, khi Tổng thống George W. Bush phản đối tình trạng nhiều người “lách luật” để thực hiện các tội ác kỳ thị dựa trên khuynh hướng tình dục và giới tính.
Với sự hỗ trợ của Tổng thống Barack Obama, đạo luật phòng chống tội ác kỳ thị Matthew Shepard và James Byrd Jr. cuối cùng được thông qua vào năm 2009. Đạo luật được thông qua sau khi Matthew Shepard và James Byrd Jr. bị giết hại, cho phép được truy tố những vụ tấn công có động cơ kỳ thị giới tính, khuynh hướng tình dục, hoặc khuyết tật của nạn nhân.
Theo Danviet
Cảnh sát Mỹ bận rộn trong vụ xả súng ở Orlando
Lực lượng cảnh sát Mỹ, nhân viên FBI hiện diện dày đặc tại hiện trường vụ xả súng ở Orlando.
Vụ xả súng ở Orlando, Mỹ sáng sớm ngày 12/6 (theo giờ Mỹ) đã gây chấn động toàn nước Mỹ. Đây được coi là vụ xả súng tồi tệ nhất trong lịch sử nước này với số lượng thương vong lên tới hơn 100 người. Ảnh: Các nhân viên pháp y đang thu thập chứng cứ ở bên ngoài câu lạc bộ đồng tính Pulse, nơi nghi phạm Omar Mateen đã tiến hành nổ súng.
Dàn cảnh sát thành phố Orlando, nhân viên pháp y, đội phá bom mìn cũng được nhà chức trách Mỹ điều động tới hiện trường vụ nổ súng ở CLB Pulse này.
Trong ảnh, ba nhân viên FBI đang thảo luận với một nhân viên pháp y tại hiện trường.
Một robot rà phá bom mìn điều khiển từ xa cũng được đưa tới hiện trường để kiểm tra xem có chất nổ nào do nghi phạm để lại hay không.
Các nhân viên đội rà phá bom mìn Mỹ đang kiểm tra hàng bờ rào tại khu căn hộ được cho là nơi ở của nghi phạm Omar. Theo lời kể của cha nghi phạm, mấy tuần trước đó, Omar đã tức giận khi trông thấy hai người đồng tính nam hôn nhau giữa phố.
Một nhân viên an ninh Mỹ tại khu vực hiện trường.
Cảnh sát liên bang FBI được trang bị vũ khí xuất hiện tại con phố gần câu lạc bộ đồng tính Pulse sau khi vụ xả súng xảy ra.
Cảnh sát dùng thiết bị công nghệ cao để xem xét các xe tình nghi.
Các nhân viên an ninh tới trụ sở cảnh sát thành phố Orlando để tham gia cuộc điều tra.
Xe cảnh sát đỗ kín đặc ở Đại lộ Cam gần câu lạc bộ đêm Pulse sau vụ tấn công đẫm máu.
Theo_Kiến Thức
Tiết lộ chấn động về cha đẻ của thủ phạm thảm sát Orlando Sau vụ thảm sát chết chóc nhất trong lịch sử nước Mỹ tại hộp đêm đồng tính ở Orlando (bang Florida), truyền thông nước này đã tập trung vào đoạn video được phát lên mạng chỉ 1 ngày trước vụ xả súng của cha đẻ thủ phạm Omar Mateen. Trong đoạn video trên, Seddique Mateen, một người gốc Afghanistan làm nghề bán bảo...